Giáo án Lịch sử 6 - Nông Tương Hải Đăng

A. Mục đích yêu cầu:

- Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.

- Mục đích học tập Lịch sử (để biết gốc tích tổ tiên, quê hương đất nước, để hiểu hiện tại).

- Phương pháp học tập (cách học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thông minh trong việc nhớ và hiểu.

B. Đồ dùng dạy học:

- Các hình ảnh và tư liệu có liên quan.

C. Tiến trình tổ chức dạy học:

1. Ổn định lớp. (1)

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Giảng bài mới: (38)

Giới thiệu: (1)

Mọi vật xung quanh chúng ta ngày nay, từ cụ thể đến trừu tượng, đều trải qua những thời kì: sinh ra, lớn lên, thay đổi nghĩa là đều có quá khứ. Để hiểu được quá khứ đó, trí nhớ của con người hoàn toàn không đủ mà cần đến một khoa học – khoa học lịch sử. Như vậy, có rất nhiều loại lịch sử, nhưng lịch sử chúng ta học ở đây là lịch sử loài người.

 

doc79 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Nông Tương Hải Đăng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ïc?
Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, tổ chức lại nhà nước, đóng đô ở Phong Khê.
? Vì sao lại đóng đô ở Phong Khê?
? Bộ máy nhà nước thời An Dương Vương được tổ chức như thế nào?
? Vẽ sơ đồ nhà nước thời An Dương Vương.
- Buộc vua Hùng phải nhường ngôi cho mình. Hai vùng đất cũ của người Tây Âu – Lạc Việt được hợp thành một nước mới có tên là Âu Lạc.
- Tên hai vùng đất Tây Âu – Lạc Việt.
- “Phong Khê đã là một vùng đất đông dân,  ở mạn Bắc và nối với sông Cầu ở mạn Nam”. 
- “Bộ máy nhà nước thời An Dương Vương không có gì thay đổi  Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước”.
- Vẽ.
- Năm 207 TCN, Thục Phán thành lập nước Âu Lạc.
- Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, tổ chức lại nhà nước, đóng đô ở Phong Khê.
- Bộ máy nhà nước thời An Dương Vương gần giống với thời Hùng Vương.
3. Đất nước thời Âu Lạc có gì thay đổi?
? Đất nước cuối thời Hùng Vương, đầu thời kỳ An Dương Vương có những biến đổi gì?
? Theo em, tại sao có sự tiến bộ này?
- Nông nghiệp: Lưỡi cày đồng được dùng phổ biến. Trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá, săn bắn phát triển. Thủ công nghiệp: Làm đồ gốm, dệt, đồ trang sức tiến bộ. Xây dựng, luyện kim phát triển.
- Do nghề luyện kim phát triển, công cụ sản xuất có nhiều tiến bộ, năng suất lao động tăng. Nông nghiệp dùng cày thay cho nông nghiệp dùng cuốc.
a.Nông nghiệp:
- Lưỡi cày đồng được dùng phổ biến.
- Trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá, săn bắn phát triển.
b.Thủ công nghiệp:
- Làm đồ gốm, dệt, đồ trang sức tiến bộ.
- Xây dựng, luyện kim phát triển.
Củng cố – luyện tập: (5’)
Cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Âu – Lạc Việt chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào?
Nhà nước Âu Lạc được thành lập trong hoàn cảnh nào ?
Dặn dò: (1’) 
Học bài, xem trước bài 15 “Nước Âu Lạc (tiếp theo)”.
Tuần: 16
Tiết PPCT: 16
 Ngày soạn: 25/11/2010
Ngày giảng: 02/12/2010 (6a1)
Bài 15
NƯỚC ÂU LẠC
(Tiếp theo)
***
A. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
Thành Cổ Loa là một công trình phòng ngự kiên cố của nước Âu Lạc. Qua đó, làm cho HS hiểu cách đây hơn 2 nghìn năm, tổ tiên ta đã bước vào ngưỡng cửa của thế giới văn minh, với việc đã biết sử dụng đồ đồng, biết làm đồ gốm và biết sử dụng vật liệu thô sơ nhất (đất) để xây dựng nên một công trình phòng thủ rất kiên cố và độc đáo.
Tư tưởng:
Giáo dục lòng tự hào, tự tôn dân tộc (dân tộc ta là một dân tộc ngay từ buổi đầu dựng nước đã thể hiện rõ là một dân tộc thông minh, quả cảm)
Giáo dục tinh thần cảnh giác bảo vệ Tổ quốc (qua chuyện Mị Châu – Trọng Thuỷ).
Kĩ năng:
Bước đầu làm quen phương pháp phân tích sơ đồ và phương pháp đọc bản đồ lịch sử.
B. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ nước Văn Lang – Âu Lạc, lược đồ các cuộc kháng chiến.
Tranh ảnh, sơ đồ thành Cổ Loa.
Một số câu chuyện cổ tích: Nỏ thần, Mị Châu – Trọng Thuỷ.
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
Ổn định lớp. (1’)
Kiểm tra bài cũ: (5’)
Cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Âu – Lạc Việt chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào?
Nhà nước Âu Lạc được thành lập trong hoàn cảnh nào ? 
Giảng bài mới: (33’)
Giới thiệu: (1’)
Các em đã từng biết câu chuyện “chiếc nỏ thần”, cho đến nay mọi người đều biết câu chuyện không chỉ đơn thuần là một chuyện dã sử, bởi vì khi ta tước bỏ đi những yếu tố hoang đường thì một sự thực lịch sử sẽ hiện ra, bằng chứng là di tích thành Cổ Loa hãy còn kia. Vậy sự thực ra sao chúng ta sẽ cùng nhau làm sáng tỏ trong tiết học tiếp theo này.
Bài mới: (32’)
TG
 Hoạt động của Thầy
 Hoạt động của Trò
Nội dung
4. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng
An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê một khu thành đất lớn mà người sau gọi là Loa thành hay thành Cổ Loa.
? Vì sao lại gọi là Loa thành?
? Cho học sinh lên chỉ sơ đồ các nơi: thành nội, thành trung, thành ngoại, các hào và nơi ở của An Dương Vương.
? Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III – II TCN ở nước Âu Lạc?
? Vì sao người ta gọi thành Cổ Loa là một quân thành?
? Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc?
- Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành.
- Chỉ.
- Là một công trình sáng tạo to lớn của nhân dân Âu Lạc, một di vật hiếm hoi của tổ tiên đã tồn tại hơn hai nghìn năm còn để lại ngày nay.
- Có một lực lượng quân đội lớn, gồm bộ binh và thuỷ binh, được trang bị vũ khí bằng đồng.
- Giống nhau: tổ chức bộ máy nhà nước. Khác nhau: 
 + Văn Lang: Kinh đô ở vùng trung du (Bạch Hạc, Phú Thọ).
 + Âu Lạc: kinh đô ở đồng bằng (Cổ Loa, Hà Nội).
a. Thành Cổ Loa:
- Có 3 vòng khép kín, hình trôn ốc với tổng chiều đài chu vi khoảng 16.000 m.
- Bên ngoài có hào sâu bao quanh và ăn thông với nhau. Bên trong là thành nội là nơi ở và làm việc của gia đìng An Dương Vương.
b. Lực lượng quốc phòng:
Thành Cổ Loa có lực lượng quân đội lớn. Được trang bị vũ khí bằng đồng.
5. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
? Trong thời gian An Dương Vương xây dựng đất nước, ở Trung Quốc có gì đáng lưu ý?
? Sau khi thành lập nước Nam Việt, Triệu Đà đã có âm mưu gì đối với nước Âu Lạc?
? Tại sao Triệu Đà nhiều lần đem quân đánh Âu Lạc nhưng đều thất bại?
? Sau thất bại nhiều lần, Triệu Đà dùng mưu kế gì?
? Theo em, truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy nói lên điều gì?
? Việc chia rẽ nội bộ của Triệu Đà có thực hiện được không? Kết quả ra sao?
? Tại sao An Dương Vương thất bại nhanh chóng?
? Thất bại của An Dương Vương đã để lại cho đời sau bài học gì?
- Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà cắt 3 quận lập thành nước Nam Việt.
- Đem quân xâm lược nước Âu Lạc.
- Âu Lạc có vũ khí tốt, tướng giỏi cùng với tinh thần đoàn kết, dũng cảm của nhân dân.
- Vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
- Không thắng thì dùng mưu kế để chia rẽ nội bộ, tìm hiểu sức mạnh của Âu Lạc.
- Nhiều tướng giỏi như : Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê. Âu Lạc rơi vào tay giặc.
- Thiếu phòng thủ, do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình nên đã mắc mưu kẻ thù, nội bộ không còn đoàn kết chống giặc.
- Phải cảnh giác trước kẻ thù, tin tưởng vào trung thần, dựa vào dân để đánh giặc.
- Năm 207 TCN, Triệu Đà thành lập nước Nam Việt, và đem quân đánh xuống Âu Lạc.
- Sau nhiều lần thất bại, Triệu Đà bèn vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
- Sau khi chia rẽ nội bộ nước ta, Triệu Đà sai quân đánh Âu Lạc. Âu Lạc nhanh chóng rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.
Củng cố – luyện tập: (5’)
Thành Cổ Loa được xây dựng thế nào? Lực lượng quốc phòng được tổ chức ra sao?
Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
Nêu nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà?
Dặn dò: (1’) 
Học bài, chuẩn bị ôn tập.
Tuần: 17
Tiết PPCT: 17
 Ngày soạn: 01/12/2010
Ngày giảng: 09/12/2010 (6a1)
Bài 16
ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ II
***
A. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
Những dấu hiệu chứng tỏ trên mảnh đất Việt Nam hiện nay, từ xa xưa đã có người Việt cổ sinh sống.
Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đoạn nào?
Những nét nổi bật của thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc ta.
Tư tưởng:
Dân tộc Việt Nam là người chủ tự nhiên và muôn thuở của nước Việt Nam.
Kĩ năng:
Thời kỳ lịch sử từ khi xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta đến thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc.
B. Đồ dùng dạy học:
Lược đồ “Một số di tích khảo cổ Việt Nam”.
Tranh ảnh các công cụ, các công trình nghệ thuật tiêu biểu cho từng giai đoạn từng thời kỳ. Một số câu chuyện cổ, câu ca dao về nguồn gốc dân tộc, phong tục tập quán.
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
Ổn định lớp. (1’)
Kiểm tra bài cũ: (5’)
Thành Cổ Loa được xây dựng thế nào? Lực lượng quốc phòng được tổ chức ra sao?
Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
Nêu nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà? 
Giảng bài mới: (33’)
Giới thiệu: (1’)
Chúng ta vừa học xong thời kỳ lịch sử từ khi xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta đến thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta ôn tập các kiến thức ở chương I và II.
Bài mới: (32’)
1. Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta? Thời gian? Địa điểm?
Dấu tích
Thời gian
Địa điểm
Những chiếc răng của người tối cổ
Cách đây 30-40 vạn năm.
Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)
Nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ, nhiều mảnh đá ghè mỏng ở nhiều chỗ 
Cách đây 30-40 vạn năm
Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai)
2. Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đoạn nào ?
Giai đoạn
Giai đoạn đầu
Giai đoạn phát triển
Địa điểm 
(nền văn hóa)
Ở mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ), Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An
Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn(Nghệ An), Hạ Long(Quảng 

File đính kèm:

  • docLich su 6 2011 2012 4 cot.doc