Giáo án Chủ đề tự chọn Lịch sử 6 - Tiết 7: Cách tính thời gian trong lịch sử - Bùi Thị Tuyết

a. Kiến thức:

 Giúp học sinh hiểu:

-Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử.

-Thế nào là âm lịch, dương lịch và công lịch.

b. Kỹ năng:

- Rèn cho học sinh kỹ năng: Cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỉ với hiện tại

c. Thái độ:

 - Giúp cho học sinh biết quí trọng thời gian,bồi dưỡng ý thức về tính chính xác khoa học trong học tập và công việc hàng ngày.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề tự chọn Lịch sử 6 - Tiết 7: Cách tính thời gian trong lịch sử - Bùi Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/08/2010
Tiết: 7.
Ngày dạy:
Lớp 6A: 01/09/2010
CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ 
1. Mục tiêu bài học.
a. Kiến thức:
 Giúp học sinh hiểu:
-Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử.
-Thế nào là âm lịch, dương lịch và công lịch.
b. Kỹ năng:
- Rèn cho học sinh kỹ năng: Cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỉ với hiện tại 
c. Thái độ:
 - Giúp cho học sinh biết quí trọng thời gian,bồi dưỡng ý thức về tính chính xác khoa học trong học tập và công việc hàng ngày.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a. Chuẩn bị của giáo viên:
Soạn giảng.
Sgk - Sgv - STK.
Qủa địa cầu, tranh ảnh, lịch treo tường...
b. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ. (3’)
? Dựa vào đâu để biết được lịch sử ?
Đáp án:
HS Dựa vào 3 loại tư loại tư liệu:
-Các chuyện kể, các truyền thuyết...gọi chung là tư liệu truyền miệng.
-Các tấm bia, nhà cửa, đồ vật cũ...gọi là tư liệu hiện vật.
-Sách vở, bài khắc trên bia... gọi là tư liệu chữ viết.
GV Nhận xét, đánh giá.
b. Dạy nội dung bài mới.
* Giới thiệu bài (4’)
Lịch sử loài người bao gồm muôn vàn sự kiện, xảy ra vào nhiều thời gian khác nhau. Nhưng trải qua thời gian mọi thứ đều thay đổi, muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải biết cách sắp xếp các sự kiện đó theo trình tự thời gian. Vậy trong lịch sử có những cách tính thời gian như thế nào? chúng ta nghiên cứu qua tiết học: Cách tính thời gian trong lịch sử.
* Nội dung.
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn vµ häc sinh
Néi dung cÇn ®¹t
Tg
? Xem hình 1 và 2 trong Sgk hay một quyển vở nào đó của cha mẹ em, hay của em, em có thể nhận, biết được nó ra đời vào lúc nào không?
HS Nếu xem qua thì không thể biết được. Phải dựa vào những kí hiệu nào đó và nhờ những qui định nào đó, chúng ta mới biết được. 
GV Điều này rất cần vì nó giúp cho chúng ta biết cái nào có trước, cái nào có sau, trước như thế nào, nay như thế nào và cách đây bao lâu.
? Theo em trong vũ trụ ngoài trái đất ra còn có những thiên thể nào nữa?
HS có 2 thiên thể là mặt trời và mặt trăng. Mặt trời ngày nào cũng xuất hiện và chúng ta có thể thấy được khi trời quang mây. Mặt trăng thì chỉ thấy được vào ban đêm và lúc gần sáng, khi thì hình tròn, khi thì hình lưỡi liềm và không phải đêm nào cũng thấy.
G Lịch sử loài người bao gồm muôn vàn sự kiện, xảy ra vào những thời gian khác nhau. Muồn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp lại tất cả các sự kiện đó theo thứ tự thời gian. Vậy xác định thời gian của các sự kiện lịch sử là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.
? Trong lịch sử việc xác định thời gian có cần thiết không?
HS Việc xác định thời gian trong lịch sử là thực sự cần thiết để hiểu rõ về các sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ.
? Dựa vào đâu và bằng cách nào con người sáng tạo ra cách tính thời gian?
HS Trong lịch sử của xã hội loài người xảy ra muôn vàn sự kiện ,từ xa xưa con người đã nghĩ đến chuyện ghi lại các việc mình đã làm, từ đó họ nghĩ ra cách tính thời gian.Qua thời gian họ đã nhận thấy nhiều hện tượng tự nhiên lặp đi lặp lại một cách thường xuyên, hết sáng đến tối, hết mùa nóng đến mùa lạnh... Những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của mặt trăng và mặt trời. Cơ sở xách định thời gian bắt đầu từ đây.
1.Tầm quan trọng của việc xác định thời gian.
- Xác định thời gian: Rất cần thiết, để tìm hiểu và học tập lịch sử.
13'
GV Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tính được thời gian mọc, lặn của mặt trăng ,mặt trời và làm ra lịch. Người xưa đã phân chia thời gian theo ngày, tháng, năm và sau đó chia thành giờ phút...
? Vậy các quốc gia trên thế giới có cùng dùng lịch không? Các loại lịch này có giống nhau không?
HS Mỗi quốc gia, dân tộc,mỗi khu vực đều sống ở một vùng có điều kiện tự nhiên, địa lí khác nhau, do đó cũng có cách tính thời gian khác nhau,họ có cách làm lịch riêng theo đặc điểm của mỗi nước. Nhìn chung cò hai cách tính: theo sự di chuyển của mặt trăng quanh trái đất (âm lịch) và sự di chuyển của trái đất quanh mặt trời (dương lịch).
? Trong sách giáo khoa có ghi "Những ngày lịch sử và kỉ niệm" vậy có những đơn vị thời gian nào và những loại lịch nào?
HS Có 2 cách ghi:
+ Ngày, tháng, tên năm
+Ngày, tháng, năm.
- Đó là ngày âm lịch và dương lịch.
? Em hiểu âm lịch là gì, dương lịch là gì, loại lịch nào có trước vì sao?
G Âm lịch là loại lịch tính thời gian theo chu kì quay của mặt trăng quanh trái đất. dương lịch là loại lịch tình thời gian theo chu kì quay của trái đất quanh mặt trời.
G Thực ra thì người xưa, với cách nhìn thông thường nhận thấy rõ và dễ hiện tượng mặt trăng quanh xung quanh trái đất do đó họ có điều kiện tính thời gian thuận lợi hơn.Âm lịch ra đời trước là vì như vậy. Trái lại hiện tượng trái đất quay quanh mặt trời khó biết hơn và thường ngược lại. Phải bằng phương pháp khoa học, người ta mới biết và tính được chu kì quay của trái đất quanh mặt trời. Dương lịch do đó xuất hiện sau.
GV Kết luận: Tất cả các lịch dựa trên 3 chu kì cơ bản ít nhất có tính chất quy ước đối với chúng ta là: ngày, tháng ,năm. Trong đó năm kéo dài ít hơn 365 ngày 1/4 một chút, hay 365 ngày 5giờ 48 phút 45,97 giây.Vào năm 46 TCN, giu li út Xê da đã ban hành một loại lịch, qui định: Một năm bằng 365,25 ngày, cứ 3 năm lại có 1 năm nhuận. Do vậy lịch có sai số cứ 400 năm sai mất 3 ngày. Năm 1582, giáo hoàng Grê- gô-ri-út XIII đã đưa ra qui tắc cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận, lịch cải tiến này làm cho năm lịch phù hợp hơn với năm mặt trời nhưnh vẫn còn sai số:3300 năm sai một ngày. Tuy vậy trong thực tế sinh hoạt thì sai số đó quá nhỏ nên hầu hết các nước trên thế giới đều dùng lịch này làm công lịch. Nước ta cũng dùng lịch này theo quyết định 122 CP ngày 8/8/ 1967 của hội đồng chính phủ.
2.Cách tính thời gian trong lịch sử.
- Để giao lưu thống nhất cách tính thời gian lịch chung ra đời gọi là Công lịch.
17'
c. Củng cố và luyện tập: (6’)
Bài 1: Tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của các sự kiện ghi trên bảng ở trang 6 so với năm nay.
- Khởi nghĩa Lam Sơn (7/2/1418) - thế kỉ XV cách 2007 là 529 năm, 6 thế kỉ.
- Chiến thắng Đống Đa, Quang Trung đại phá quân Thanh (30/1/1789). Nổ ra vào thế kỉ XVIII cách năm 2007 là 218 năm, 3thế kỉ.
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (3/40) - thế kỉ I cách năm 2007 là 1967 năm, 20 thế kỉ.
Chiến thắng Chi Lăng, Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên (9/4/1288). Nổ ra vào thế kĩ XV cách 2007 là 597 năm, 6 thế kỉ.
 Bài 2: Năm 1000 TCN cách ngày nay bao nhiêu năm? Vẽ sơ đồ thời gian năm 1000 TCN?
- Muốn biết năm 1000 TCN cách ngày nay (2007) bao nhiêu năm, ta lấy năm 1000 TCN cộng với năm Công nguyên (2007).
 1000 + 2007 = 3007 năm.	
- Sơ đồ thời gian biểu diễn thời thời gian:
 1000 CN 2007 t
 3007
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2’)
- Học bài cũ, giải các bài tập trong sách giáo khoa và SBT.
- Chuẩn bị tiết 8: Làm bài tập lịch sử.

File đính kèm:

  • docGIAO AN CHU DE LICH SU 6 7.doc