Giáo án Lịch sử 6 - Hồ Thị Thanh Bình
A. Mục tiêu,kiến thức trọng tâm
1. Kiến thức trọng tâm.
a. Kiến thức. Giúp học sinh hiểu lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người ,học lịch sử là cần thiết.
b. Trọng tâm. Phần 1, 2, 3.
2. Tư tưởng. Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.
3. Kỷ năng. Bước đầu giúp học sinh có kỷ năng liên hệ thực tế và quan sát.
B Thiết bị. ( Sách giáo khoa ).
C. Tiến trình.
I Bài cũ: Chưa có.
II. Giới thiệu. Bước vào lớp 6, các em được học môn lịch sử như là một khoa học thực thụ, chứ không như truyện kể lịch sử trước đây , ở lớp 6- 1 tiết trên một tuần, ở lớp 7, 2tiết trên tuần, ở lớp 8, lớp9 1,5 tiết trên tuần. Vậy để học tốt và chủ động trong các bài học lịch sửcụ thể, các em phải hiểu lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì? Nhờ đâu mà biết lịch sử.
sinh đọc sgk). ? Qua phim ảnh , truyện kể, em biết gì về nhà Tần? ? Gv hưỡng dẫn địa hình nước văn lang III-- trên bản đồ? ? Tình hình nước văn lang cuối III-- như thế nào? ? thời gian quân Tần xâm lược Văn Lang? ? Nhân dân Văn Lang bị quân Tần xâm lược những vùng nào? ? Lực lượng nào đương đầu với quân Tần? ? Người Âu Việt, lạc Việt đánh giặc như thế nào? ? Vị tướng nào chỉ huy lúc bấy giờ? ? Kết quả của cuộc chiến? ? Em nghĩ sao về tinh thần chiến đấu của người Âu Lạc? 2. Nước Âu Lạc ra đời. ( Học sinh đọc sgk). ? Ai là người có công nhiều nhất? ? Lý do khiến vua Hùng thứ 18 phải nhường ngôi cho Thục Phán? ? Tại sao tên nước đặt là âu lạc? ? Nêu việc làm cụ thể của Thục Phán sau khi lên ngôi? ? Tại sao đóng đô ở Phong Khê? ? Bộ máy nước Âu Lạc tổ chức như thế nào? So Sánh với bộ máy nhà nước thời Văn Lang? ( Cho học sinh vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước). 3. Đất nước thời Âu Lạc có gì thay đổi. ( Học sinh đọc sgk). ? Đất nước ta thời Âu Lạc có gì thay đổi? ? So sánh hình 39, 40 với hình 31, 33 ? ? Tại sao có sự tiến bộ đó? ? Sản xuất phát triển, của cải dư thừa, dẫn đến hiện tượng gì trong xã hội? ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phân biệt giàu nghèo ? ? >< giai cấp trong xã hội? - Nhà Tần ở phương bắc. ( sgk ). - Vua không lo đến sản xuất, kinh tế đất nước suy sụp, đời sống nhân dân đói khổ. - Vào thế kỷ III-- - Nhân dân Tây Âu, Lạc Việt. - Thục phán. - Quân Tần thua. - kiên trì, bền bỉ, thông minh. - Thục Phán. - Vua Hùng thứ 18 không thể đảm đương được đất nước nữa. - Đóng dô ở Phong Khê. - Lấy niên hiệu An Dương Vương. - Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. - Công cụ lưỡi cày đồng được cải thiện hơn trước nhiều. - Sản xuất trồng trọt năng suất cao hơn. - Xuất hiện người giàu kẻ nghèo. IV. Củng cố. Nước Âu lạc được thành lập trong hoàn cảnh nào? V . Bài tập. Vẽ sơ đồ nhà nước Âu Lạc? So sánh với nhà nước Văn Lang? Thứ 6 ngày 22 tháng 12 năm 2006 Tiết 17. Nước Âu Lạc A. Mục tiêu,kiến thức trọng tâm 1. Kiến thức trọng tâm a. Kiến thức. Thành cổ loa là trung tâm chính trị, kinh tế quân sự của nước Âu Lạc Thành cổ loa là công trình độc đáo thể hiện được tài năng quân sự của cha ông. Do mất cảnh giác, nhà nước Âu Lạc bị rơi vào tay Triệu Đà. b. Trọng tâm Phần 1. 2. Tư tưởng. Trân trọng những thành quả mà cha ông ta đã xây dựng trong lịch sử, giáo dục cho học sinh tinh thần cảnh giác cao đối với kẻ thù, trong mọi tình huống phải kiên quyết giữ gìn độc lập dân tộc. 3. Kỷ năng. Rèn luyện kỷ năng trình bày một vấn đề lịch sử theo bản đồ, kỷ năng đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm. B. Thiết bị. Sơ đồ cổ loa, ảnh đền thờ An Dương Vương. C Tiến trình. I. Bài cũ. Cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược cuả nhân dân Âu Lạc diễn ra như thế nào? Hoàn cảnh thành lập nước Âu Lạc? II. Giới thiệu. So Với thời Văn Lang, nhà nước và nhân dân Âu Lạc làm được những gì? Giống và khác nhau ở chỗ nào? Để hiểu ta học tiếp bài nước Âu Lạc. III. Bài mới. 1. Thành cổ loa và lực lượng quốc phòng. ( Học sinh đọc sgk). ? Tại sao người ta gọi cổ loa là loa thành? ? Em có nhận xét gì về cấu trúc của thành cổ loa? ? Thành có mấy vòng? ? Bên trong thành nội là khu vực gì? ? Thành trung và thành ngoài là nơi ở của ai? ? em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành cổ loa thế kỷ III-- ? ? Nhân dân xây thành cổ loa để làm gì? ? Tại sao nói cổ loa là một quân thành? ? Nêu điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc? 2. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? Học sinh đọc sgk ? Em biết gì về Triệu Đà? ? Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc diễn ra như thế nào? ? Kết quả của cuộc chiến? ? Triệu Đà dùng kế xảo quyệt gì để đánh Âu Lạc? ? Em rút ra điều gì sau câu chuyện này? - Sgk. - Xây dựng công phu, hợp lý, vừa là nơi ở, vừa là quân thành. - Thành có ba vòng. - Nơi ở và làm việc của gia đình An Dương Vương. - Vòng ngoài là nơi đóng quân của doanh trại quân đội. ở giữa là nơi ở của các quan. - Dày công ,bền bỉ, nhân dân đổ rất nhiều xương máu ở đây. - Ngoài ra nó còn gọi là một quân thành - sgk. - Giống: cơ cấu bộ máy nhà nước cơ bản giống như trước. - Khác nhau: Quyền hành nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn trước. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. - Triệu Đà ( Sgk). - Giáo viên và học sinh tìm hiểu trên lược đồ. - Chia rẻ nội bộ. - Bài học về cảnh giác ,về đoàn kết dân tộc. IV. Củng cố. Giáo viên dùng lược đồ gọi học sinh mô tả thành cổ loa. V. Bài tập. Nguyên nhân thất bại , bài học kinh nghiệm trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà? Thứ 6 ngày 15 tháng 12 năm 2006 Tiết 18. Kiểm tra học kỳ một A. Mục tiêu,kiến thức 1. Mục tiêu. Xâu chuỗi kiến thức phần sử thế giới với sử Việt Nam, từ phần mở đầu cho đến chương I, II. Nắm được những thành tựu kinh tế, văn hoá tiêu biểu của các thời kỳ khác nhau. 2. Trọng tâm. Chương I, II. 3. Tư tưởng. Củng cố ý thức, tình cảm đối với tổ quốc, quê hương . 4. Kỷ năng. Rèn luyện kỷ nang khái quát sự kiện, tìm ra những điểm chính. Biết thống kê các sự kiện có hệ thống. B. Đề ra. ( Đề chẵn) I Phần trắc nghiệm. (6 câu, mỗi câu 0,5 điểm) 1. Để hiểu và dựng lại bức tranh lịch sử, chúng ta dựa vào các nguồn tài liệu chính là. Thứ nhất là................... Thứ hai là ..................... Thứ ba là ..................... 2. Em hãy đánh dấu nhân vào ô trống đầu câu trả lời đúng. Xã hội nguyên thuỷ tan rã vì. Lúc này người đông hơn trước. Xã hội có người giàu ,kẻ nghèo, người siêng năng, người lười biếng, nên làm ăn chung người giàu, người siêng năng bị thiệt thòi. Công cụ được cải tiến hơn, mọi người có thể tự lập làm ăn. Tất cả các câu trên đều đúng. 3. Chế độ thị tộc mẫu hệ lấy người mẹ lớn tuổi đức độ, có nhiều công lao với thị tộc làm chủ vì. A. Phụ nữ lúc bấy giờ chiếm số đông hơn nam giới. B. Lúc này đàn ông ít lao động. C. Người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong việc hái lượm, trồng trọt, chăn nuôi đảm bảo cuộc sống cho gia đình. D. Đàn ông thường phải đi săn thú rừng nên ít ở nhà. 4. Nối các dưc kiện sau cho đúng. A. Các quốc gia cổ đại phương đông 1. Hy Lạp 2. ấn độ. 3. Rô Ma. 4. Lưỡng hà. B. Các quốc gia cổ đại phương tây 5 Trung Quốc. 6. Ai Cập. 5. Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng A. 40- 30 vạn năm Phát hiện ra dấu tích người tinh khôn. B. 3- 2 vạn năm Phát hiện ra dấu tích người tối cổ. 6 Điền vào các phần sau. A. Lăng Vua Hùng ở .................... B. đền thờ An Dương Vương..................... C. Kim tự tháp .................... D. Vạn lý trường thành ..................... II. Phần tự luận. ( 7 điểm). 1. So sánh nhà nước Âu Lạc với nhà nước Van Lang. 2. Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc khãng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà. Hướng dẫn chấm. I. Phần trắc nghiệm. Câu 1. - ý 1. Tài liệu vật thật. - ý 2. Tài liệu truyền miệng. - ý 3. Tài liệu chữ viết. Câu2. Đánh dấu x vào thứ 2. Câu 3. C. Câu 4. Nối A với 2, 4, 5, 6. Nối B với 1, 3. Câu 5. Nối A với B. Nối B với A. Câu 6. A. Phú thọ. B. Hà Nội. C. Ai Cập. D. Trung Quốc. II. Phần tự luận. ( 7 điểm ). Câu 1. ( 4 điểm ) . Mỗi ý 2 điểm. - ý 1. Giống về cơ cấu bộ máy nhà nước và cách tổ chức. - ý 2. Khác tính chất nhà nước, thời An Dương Vương quyền hành nhà nước đã cao hơn, chặt chẻ hơn, vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Câu 2. ( 3 điểm ). - Nội bộ chia rẻ, thiếu đoàn kết. - Chủ quan, đánh giá quá thấp kẻ địch. - Thiếu cảnh giác. Thứ 6 ngày 15 tháng 12 năm 2006 Tiết 19. Ôn tập chương I, II. A. Mục tiêu,kiến thức, trọng tâm. 1. Kiến thức trọng tâm. a. Kiến thức. Giúp học sinh củng cố kiến thức về lịch sử dân tộc từ khi có con người xuất hiện trên đất nước ta đến thời đại Văn Lang, Âu Lạc. Nắm được những thành tựu kinh tế, văn hoá tiêu biểu của các thời kỳ khác nhau. Nắm được những nét chính về tình hình xã hội, nhân dân thời Văn Lang, Âu lạc, cội nguồn của dân tộc. 2. Trọng tâm. Chương I, II. 3. Tư tưởng. Củng cố ý thức, tình cảm đối với tổ quốc, với nền văn hoá dân tộc. 4. Kỷ năng. Rèn luyện kỷ nang khái quát sự kiện, tìm ra những điểm chính. Biết thống kê các sự kiện có hệ thống. B. Thiết bị. Sgk, lược đồ, tranh ảnh. C. Tiến trình. I. Bài cũ. Giải thích thuật ngữ chế độ chiếm hữu nô lệ. II. Giới thiệu. Điểm lại xâu chuổi các sự kiện chính trong chương I, II. III. Bài mới. Gọi h/s đọc 4 câu hỏi ở sgk. Chia ra 2 nhóm trong lớp. Nhóm 1. Làm câu 1, 2 Nhóm 2. làm câu 3, 4. - Giáo viên hướng dẫn bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý nếu thấy cần thiết. ? Để làm được câu 1,2, em cần đọc kỹ bài nào ? mục nào ? Câu1. ( Bài 8 phần 1, 2. ). Câu 2. Bài 8, 9, 10. ( sgk ) ? Để làm được câu được 3, 4, em cần xem kỹ những bài nào ? Câu 3. ( Bài 14, 15, 13, 12. ) Câu 4. ( Bài 13, 15 ). Sau 20 phút gọi mỗi nhóm 2 bạn lên trình bày. - Giáo viên theo dõi, bổ sung và kết luận. - Thời gian còn lại đổi tráo: Nhóm 1 Làm ( 3, 4 ). Nhóm 2 Làm ( 1, 2 ). Gọi mỗi nhóm 2 em lên trình bày. Giáo viên bổ sung và kết luận. - Về nhà: Làm lại 4 câu vào vỡ: Câu1. Giáo viên hướng dẫn h/s kẻ bảng, phân biệt kỹ với câu 1 ở bài 7. Câu 2. Kẻ bảng: Gồm các cột: Giai đoạn, địa điểm, thời gian, công cụ sản xuất. Câu 3. ? Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc ra đời ? Cơ sở kinh tế, vùng cư trú, quan hệ xã hội ? Câu 4. Kể hiểu biết của mình về thành cổ loa và trống đồng. ? Thời Văn Lang Âu Lạc đã để lại cho ta điều gì ? Thứ 6 ngày 15 tháng 12 năm 2006 Tiết 20. Cuộc khỡi nghĩa hai Bà Trưng 40 A. Mục tiêu,kiến thức, trọng tâm 1. Kiến thức trọng tâm. a. Kiến thức. Hiểu ách thống trị tàn bạo của thế lực phong kiến phương bắc đối vứi nước ta là nguyên nhân dẫn tới cuộc khỡi nghĩa hai Bà Trưng. Cuộc khỡi nghĩa hai Bà Trưng được toàn thể nhân dân ủng hộ, nên nhân dân ta đã nhanh chóng thành công, ách thống trị tàn bạo của phong kiến phương bắc bị lật đổ, đất nước ta giành được độc lập dân tộc. b. Trọng tâm. Phần 2 2. Tư Tưởng. Giáo dục lòng căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức tự hào, tự tôn dân tộc. 3 Kỷ năng. Biết tìm nguyên nhân, mục đích của một sự ki
File đính kèm:
- giao an su 6 ca nam.doc