Giáo án Lịch sử 6 - Tạ Vũ An

Câu 1:

 Trong thời gian Bắc thuộc nước ta đã bị mất tên, bị chia ra nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc, nhưng nhân dân ta vẫn giữ được những phong tục tập quán :

- Vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên.

- Tục xăm mình.

- Tục nhuộm răng.

- Tục ăn trầu.

- Tục làm bánh chưng, bánh giầy.

- Thờ cúng ông bà, tổ tiên và những người có công với đất nước.

 

Câu 2:

 Tên những vị anh hùng đã dương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc để giành độc lập cho Tổ quốc:

- Hai Bà Trưng.

- Bà Triệu.

- Lý Bí.

- Triệu Quang Phục.

- Mai Thúc Loan.

- Phùng Hưng.

- Khúc Thừa Dụ.

- Dương Đình Nghệ.

- Ngô Quyền.

Câu 3 :

 - Cuối năm 938 đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào nước ta.

 - Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh nhử lúc thuỷ triều đang lên. Quân Nam Hán đuổi theo và lọt vào trân địa bãi cọc.

 - Lúc thuỷ triều rút quân ta dũng mãnh tiêu diệt quân thù.

 + Thuyền địch bị va vào bãi cọc phần bị đắm phần cò lại không thể chạy ra biển được.

 + Quân Nam Hán thiệt hại quá nửa. Lưu Hoằng Tháo chết tai trận.

 - Vua Nam hán rút quân về nước. Trân Bạch Đằng kết thúc thắng lợi.

 

doc66 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tạ Vũ An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đấu dũng cảm đã đánh bại quân Triệu giữ vững độc lập của đất nước.
- Năm 179 TCN An Dương Vương mắc mưu Triệu Đà, Âu Lạc thất bại nhanh chóng.
Bài học : 
+ Đối với kẻ thù phải tuyệt đối cảnh giác.
+ Vua phải tin tưởng ở trung thần.
+ Phải dựa vào dân để đánh giặc.
4. Sơ kết bài học:
 GV giải thích 4 câu ca dao cuối bài và sơ kết các nội dung chính của bài.
5. Hướng dẫn học tập.
 Học bài từ đầu ® bài này.
 Ôn tập kỹ các câu hỏi SGK tiết sau ôn tập học kỳ I
Tuần 17 	 Ngày soạn: 
Tiết 17	 Ngày dạy: 
BÀI 16 : ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ CHƯƠNG II
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
 - Củng cố kiến thức về lich sử dân tọc, từ khi có con người xuất hiện trên đất nước ta cho đến thời dựng nước Văn Lang, Âu Lạc.
 - Nắm được những thành tựu kinh tế, văn hoá của các thời kỳ khác nhau
 - Nắm được những nét chính xã hội và nhân dân thời Văn Lang, Âu Lạc, cội nguần dân tộc
2.Tư tưởng:
 -Ý thức và tình cảm của HS đối với Tổ quốc với nền VH dân tộc.
3. Kỹ năng:
 - Khái quát sự kiện. 
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
 GV: Lược đồ đất nước Việt Nam thời Nguyên thuỷ
 HS: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu có liên quan
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 CH: Em hãy miêu tả thành cổ loa trên lược đồ.
 CH: Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
3. Dạy và học bài mới.
Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cá nhân.
GV? Căn cứ vào những bài học đã học, em hãy cho biết những dấu tích đầu tiên của người Nguyên thuỷ trên đất nước ta?
 HS quan sát hình 24 SGK trả lời.
GV? Em hãy xác định vùng những người Việt cổ cư trú?
HS: Hang Thảm Hai, Thẩm Khuyên – Lạng Sơn, Núi Đọ – Thanh Hoá, hang Kéo Lèng – Lạng Sơn.
GV sơ kết
HS lập sơ đồ : Dấu vết của người tối cổ ở Việt Nam
Địa điểm
Thời gian
- Hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn)
- Núi Đọ (Thanh Hoá)
- Hang Kéo Lèng. (Lạng Sơn)
- Phùng Nguyên, Cồn Châu Tiên, Bến Đò 
Hành vạn năm
40-30 vạn năm
4 vạn năm
4000 – 3500 năm
Hoạt động 2: Nhóm – Cá nhân
Nhóm 1: Giai đoạn người tối cổ.
Nhóm 2: Gđ đầu người tinh khôn.
Nhóm 3: Gđ phát triển người tinh khôn.
Căn cứ vào đâu em xác định những tư liệu này?
Tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ Việt Nam ntn?
Gv hướng dẫn HS lập bảng những giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ VN. 
1 .Dấu tích của sự XH những người đầu tiên trên đất nước ta đến thời kỳ dựng nước Văn Lang – Âu Lạc?
- Người Việt cổ là chủ nhân của đất nước Việt
Hiện vật
- Chiếc răng của ngưới tối cổ
- Công cụ bằnh đá của người nguyên thuỷ được ghè đẽo thô sơ.
- Răng và mảnh xương trán của người tinh khôn.
- Nhiều công cụ đồng thau.
2. Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đoạn nào?
Giai đoạn
Địa điểm
Thời gian
Công cụ sản xuất
Người tối cổ
Sơn Vi
Hàng chục vạn năm
Đồ đá cũ, công cụ đá được ghè đẽo thô sơ
Người tinh khôn (gđ đầu)
Hòa Bình, Bắc Sơn.
40-30 vạn năm.
Đồ đá giũa, mới công cụ đá được mài tinh xảo
Người tinh khôn (gđ phát triển)
Phùng Nguyên
4000-3500 năm
Thời đại kim khí công cụ sản xuất bằng đồng than sắt.
Hoạt động 3: Cá nhân.
GV? Điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang,Âu Lạc?
 HS kể về truyền thuyết “Âu Cơ và Lạc Long Quân.”
- Gv giải thích từ “đồng bào”
GV? Thời gian hình thành nhà nước?
HS: Dựa vào kiến thức đã học trình bày.
GV? Những lí do nào dẫn đến sự ra đời nhà nước đầu tiên ở nước ta?
HS: Con người phải đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm
GV? Ngành kinh tế chính? Công cụ sản xuất chủ yếu?
HS: Kinh tế nông nghiệp.
Hoạt động 4: Cả lớp ( cá nhân)
GV? Những công trình văn hoá tiêu biểu cho văn minh Văn Lang – Âu Lạc là gì?
HS: Dựa vào kiến thức đã học trả lời.
GV giải thích về trống đồng và thành cổ Loa- hiện vật tượng trưng cho văn minh Văn Lang - Âu Lạc
3. Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc?
(SGK)
4. Những công trình văn hoá tiêu biểu của thời Văn Lang – Âu Lạc?
(SGK)
4. Sơ kết bài học:
 Em hãy phân tích giá trị của thành CỔ Loa? (chính trị, kinh tế, quân sự)
5. Hướng dẫn học tập:
 Về nhà học bài + trả lời câu hỏi SGK.
 Chuẩn bị bài mới bài 17 trả lời câu hỏi SGK
 Đọc kĩ phần chữ in nghiêng- tập chỉ trên lược đồ.
Tuần 18-19 	 Ngày soạn: 
Tiết 18	 Ngày dạy: 
 ĐỀ THI HKI 
LỊCH SỬ 6 
Năm học: 2011- 2012
Thời gian làm bài: 45 phút
1. Mục tiêu 
	a. Kiến Thức:
Khái quát được tình hình nước ta trong thời kì Bắc thuộc và bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X.
	b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi, kỹ năng làm bài, trình bày những kiến thức có liên quan.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, nhận định sự việc.
c. Thái độ:
- Nghiêm túc trong kiểm tra.
- Cẩn thận khi phân tích câu hỏi, lựa chọn kiến thức có liên quan để trả lời câu hỏi.
2. Hình thức đề kiểm tra: 
	- Hình thức kiểm tra: Tự luận.
	- Đối tượng học sinh: Trung bình trở lên.
Chủ đề/ mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Mức độ thấp
Mức độ cao
Buổi đầu lịch sử nước ta
Câu 1 (2,5đ)
Tổng số câu: 1
Tổng SĐ: 2,5
TL: 25 %
Những chuyển biến trong đời sống kinh tế xã hội
Câu: 2 (2,5đ)
Tổng số câu: 1
Tổng SĐ: 2,5
TL: 25 %
Nước Văn Lang
Câu 3 (2,5đ)
Tổng số câu: 1
Tổng SĐ: 2,5
TL: 25 %
Nước Âu Lạc
Câu: 4 (2,5đ)
Tổng số câu: 1
Tổng SĐ: 2,5
TL: 25 %
Tổng số câu: 2
Tổng SĐ: 5
TL: 50 %
Tổng số câu: 1
Tổng SĐ: 2,5
TL: 25%
Tổng số câu: 1
Tổng SĐ: 2,5
TL: 25 %
Tổng số câu: 4
Tổng SĐ: 10
TL: 100 % 
PHÒNG GD&ĐT TRÀ CÚ
TRƯỜNG THCS ĐÔN CHÂU
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do -Hạnh phúc
ĐỀ THI HKI 
MÔN LỊCH SỬ 6
HÌNH THỨC: TỰ LUẬN
Năm học 2011- 2012
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Thế nào là chế độ thị tộc mẫu hệ? (2,5 điểm)
Câu 2: Nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào? (2,5 điểm)
Câu 3: Trình bày điều kiện ra đời của nhà nước Văn Lang. ( 2,5 điểm) 
Câu 4: Hãy mô tả những nét chính của thành Cổ Loa và giá trị của nó. (2,5 điểm)
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HKI 
LỊCH SỬ 6
Năm học: 2011-2012
Câu
Đáp án
Điểm
1
* Chế độ thị tộc mẫu hệ: là chế độ của những người cùng huyết thống, sống chung với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ
2,5 đ
2
* Nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa và tầm quan trọng:
- Ở Phùng Nguyên- Hoa Lộc, phát hiện lưỡi cuốc đá, gạo cháy, dấu vết thóc lúa chứng tỏ nghề nông trồng lúa nước trên đất nước ta đã ra đời
- Ý nghĩa: con người định cư lâu dài ở đồng bằng, cuộc sống ổn định, phát triển về vật chất và tinh thần
1,5 đ
1 đ
3
- Khoảng cuối TK VIII – đầu TK VII TCN, ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã hình thành những bộ lạc lớn. 
- Sản xuất phát triển.
- Mâu thuẫn giàu nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
- Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước ở lưu vực các con sông lớn gặp nhiều khó khăn: hạn hán, lụt lội.
à Tập hợp nhân dân các làng bản để giải quyết vấn đề thủy lợi bảo vệ mùa màng.Xung đột giữa các làng bản: người Lạc Việt với các tộc người khác, giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau. Nhà nước Văn Lang ra đời.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
4
* Mô tả những nét chính và thành Cổ Loa và giá trị của nó 
- Sau cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi, An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê, 1 khu thành đất rộng lớn, có 3 vòng khép kín với chu vi khỏang 16.000m như hình trôn ốc, gọi là thành Cổ Loa.
- Các vòng đều có hào bao quanh và thông nhau.
- Bên trong thành nội là nơi ở, làm việc của An Dương Vương và các lạc hầu, lạc tướng.
- Công trình thành Cổ Loa là biểu tượng đáng tự hào của nền văn minh Việt Cổ.
1 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
CHƯƠNG III : THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH 
GIÀNH ĐỘC LẬP
Tuần 20 NS: 
Tiết 19 ND:
Bài 17: CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức : HS biết được
 - Sau thất bại của An Dương Vương , đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị , sử gọi là thời Bắc thuộc . Ách thống trị tàn bạo của thế lực phong kiến phương Bắc đối với nước ta là nguyên nhân dẫn tới cuộc khỡi nghĩa Hai Bà Trưng .
 - Cuộc khỡi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn thể nhân dân ủng hộ , nên đã nhanh chóng thành công . Ách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc bị lật đỗ , đất nước ta giành lại độc lập dân tộc .
2. Kĩ năng : 
 - Biết tìm nguyên nhân và mục đích của một sự kiện lịch sử .
 - Bước đầu sử dụng những kĩ năng cơ bản để vẽ và đọc bản đồ lịch sử .
3. Tư tưởng : 
 - Giáo dục ý thức căm thù quân xâm lược , bước đầu xây dựng ý thức tự hào , tự tôn dân tộc 
 - Lòng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 GV: - Lược đồ về cuộc khỡi nghĩa Hai Bà Trưng .
Tranh ảnh , tư liệu tham khảo.
 HS: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu có liên quan 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Dạy học bài mới.
Giới thiệu bài mới. Sau khi rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu năm 179 TCN đến thế kỉ I SCN nước ta đã có nhiều thay đổi. Dưới ách đô hộ của nhà Hán, nhân dân ta có cuộc sống vô cùng cực khổ. Không chịu cảnh bị đô hộ và áp bức bóc lột nhân dân ta đã đứng dậy đánh giặc dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng. Vậy nước ta đã có những thay đổi như thế nào? Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra và giành thắng lợi ra sao? Vì sao cuộc khởi nghĩa lại giành thắng lợi? ... Chúng ta đi tìm hiểu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cá nhân: (Tìm hiểu nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay ?)
 HS đọc mục 1 SGK .
GV? Sau khi đánh chiếm Âu Lạc nhà Hán đã áp đặt chính sách cai trị như thế nào ?
HS : Dựa vào SGK trả lời .
GV? Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao nhằm âm mưu gì ? Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại cai trị của nhà Hán ?
HS : Nhà Hán muốn chiếm đóng lâu dài và xóa tên nước ta , biến nước ta thành bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc .
GV? Bộ máy cai trị của nhà Hán như thế nào ?
HS: Trả lời.
GV? Nhân dân Châu Giao bị nhà Hán bóc lột như thế nào ? Nhà Hán đưa người Hán sang ở châu Giao nhằm mục đích gì ?
HS: Theo dõi kênh chữ SGK để trình bày.
Hoạt động 2: Cả lớp – Cá nhân (Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ) .
GV: Yêu cầu HS đọc mục 2

File đính kèm:

  • docGiao an Lich Su 6 Chuan KTKN.doc