Giáo án Lịch sử 6 - Châu Thị Ngọc Thọ

I – MỤC TIÊU BÀI DẠY: Nhận biết được:

 - Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.

 - Mục đích học tập Lịch sử (để biết gốc tích tổ tiên, quê hương, đất nước, để hiểu hiện tại).

 - Phương pháp học tập (cách học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thông minh trong việc hiểu và nhớ.

 - Cách tính thời gian trong lịch sử.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên chuẩn bị: SGK, tranh ảnh và bản đồ treo tường, sách báo có nội dung liên quan đến nội dung bài học.

- HS chuẩn bị: tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.

III – HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1. On định lớp:

2. Giảng bài mới:

Giới thiệu bài: Mọi vật xung quanh chúng ta ngày nay, từ cụ thể đến trừu tượng, đều trãi qua những thời kỳ: sinh ra, lớn lên, thay đổi nghĩa là đều có quá khứ. Để hiểu được quá khứ đó, trí nhớ của con người hoàn toàn không đủ mà cần đến một khoa học – khoa học lịch sử. Như vậy, có rất nhiều loại lịch sử, nhưng lịch sử chúng ta học ở đây là lịch sử loài người.

 

doc66 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Châu Thị Ngọc Thọ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thuật luyện kim.
-Chuyển xuống các vùng đất bãi ven sông.
-Dễ trồng trọt, chăn nuôi.
-Nhiều địa điểm có những lưỡi rìu đá có vai được mài rộng hai mặt, những lưỡi đục, bàn mài, mảnh cưa đá .
-Chế tác công cụ, đồ gốm, làm chì lưới bằng đất nung.
-Công cụ được mài nhẵn toàn bộ, có hình dáng cân xứng, mảnh gốm có hoa văn.
1.Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào ?
-Cách đây 4000 – 3500 năm, người nguyên thuỷ đã biết chế tác công cụ lao động.
-Công cụ được mài nhẵn, có hình dáng cân xứng (rìu, bôn)
-Gốm có hoa văn.
b. Hoạt động 2: Thuật luyện kim đã phát minh như thế nào ?
F Cuộc sống của người nguyên thuỷ đã ổn định ra sao ?
F Kim loại được phát hiện trong tự nhiên như thế nào ?
-GV: Kim loại trong tự nhiên tồn tại chủ yếu ở dạng quặng (không như đá). Muốn có kim loại nguyên chất thì phải biết lọc từ quặng , chính trong quá trình nung đồ gốm, con người đã phát hiện ra điều này.
F Thuật luyện kim là gì ?
-Giải thích: bằng đất sét, người ta làm được khuôn đúc, nung chảy đồng rồi rót vào khuôn để tạo ra công cụ hay đồ dùng cần thiết à thuật luyện kim được phát minh như vậy.
F Kim loại đầu tiên được tìm thấy là kim loại gì?
F Đồ đồng ra đời đã có tác dụng như thế nào đến sản xuất ?
F Việc phát minh thuật luyện kim có ý nghĩa như thế nào ?
à là một phát minh to lớn không chỉ đối với người thời đó mả cả đối với thời đại sau.
-Sống theo làng bản, nhiều thị tộc khác nhau, cuộc sống định cư à đòi hỏi con người phải cải tiến công cụ sản xuất.
-Nấu chảy kim loại.
-Công cụ sắc hơn, giúp con người khai hoang, mở đất nhanh hơn, của cải làm ra nhiều hơn.
-Khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
-Đúc được nhiều công cụ, dụng cụ khác nhau.
-Hình thức đẹp hơn.
-Chất liệu bền, mở ra con đường tìm nguyên liệu mới.
2.Thuật luyện kim đã phát minh như thế nào ?
-Cuộc sống định cư lâu dài
-Nghề gốm phát triển
à thuật luyện kim ra đời.
 c. Hoạt động 3: Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào ?
F Vì sao biết được người nguyên thuỷ đã phát minh ra nghề nông trồng lúa ?
F Giá trị lớn của cây lúa đối với con người là gì ?
F Nơi định cư lâu dài để phát triển sản xuất ?
F Tại sao con người lại định cư lâu dài ở đồng bằng ven sông lớn ?
-Người ta đã tìm thấy lưỡi cuốc đá, dấu gạo cháy, hạt thóc ở Hoa Lộc, Phùng Nguyên à nghề nông trống lúa ra đời .
-Tạo ra lương thực chính cho con người.
-Ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
-Đất đai phù sa màu mỡ, đủ nước tưới cho cây lúa, thuận lợi cho cuộc sống.
3.Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào ?
-Di chỉ Hoa Lộc, Phùng Nguyên đã tìm thấy dấu tích của nghề nông trồng lúa ở nước ta.
-Nghề nông ra đời ở các đồng bằng ven sông, ven biển.
-Chăn nuôi, đánh cá phát triển.
 *.Kết luận toàn bài: Trên bước đường sản xuất để nâng cao cuộc sống, con người đã biết: sử dụng những ưu đãi của đất đai. Tạo ra hai phát minh lớn: thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước. Một cuộc sống mới bắt đầu, chuẩn bị cho người bước sang thời đại mới – thời đại dựng nước.
 4. Củng cố: 
 - Những công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào ?
 - Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa như thế nào ?
 - Sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng ra sao ?
 5. Dặn dò: 
 - Học bài.
-Chuẩn bị bài mới: “ Những chuyển biến về xã hội”.
Tuần 12
Tiết 12
Bài 11 NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 1. Kiến thức: giúp HS hiểu:
 - Do tác độngg của sự phát triển kinh tế, xã hội nguyên thuỷ đãcó những biến chuyển trong quan hệ giữa người với người ở nhiều lĩnh vực.
 - Sự nảy sinh những vùng văn hoá lớn trên khắp ba miền đất nước, chuẩn bị bước sang thời dựng nước, trong đó đáng chú ý nhất là văn hoá Đông Sơn.
 2. Về tư tưởng, tình cảm: bồi dưỡng ý thức về cội nguồn dân tộc.
 3. Về kỹ năng: bồi dưỡng kỹ năng biết nhận xét, so sánh sự việc, bước đầu sử dụng bản đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bản đồ với những địa danh liên quan.
Tranh ảnh và hiện vật phục chế
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Ổn đinh tổ chức: 
Kiểm tra bài cũ:
 - Những công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào ?
 - Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa như thế nào ?
 - Sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng ra sao ?
3.Giảng bài mới:
 Giới thiệu bài: Trên cơ sở nhắc lại những phát minh ở bài 10, từ đó khẳng định đó là những điều kiện dẫn đến sự thay đổi của xã hội.
a. Hoạt động 1: Sự phân công lao động đã hình thành như thế nào ?
TG
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung
F Những phát minh thời Phùng Nguyên – Hoa Lộc là gì ?
F Em có nhận xét gì về việc đúc đồng hay làm một bình sứ nung so với việc làm một công cụ bằng đá ?
F Có phải trong xã hội ai cũng biết đúc đồng ?
F Trong sản xuất nông nghiệp có cần được chuyên môn hoá không?
F Theo truyền thống dân tộc, đàn ông lo việc ngoài đồng hay trong nhà? Tại sao?
F Sự phân công lao động đã làm cho sản xuất thay đổi như thế nào?
-Nghề nông trồng lúa.
-Trồng các loại rau, đậu, bầu bí.
-Chăn nuôi, đánh cá.
-Đúc đồng phức tạp hơn, cần kỹ thuật cao hơn, nhưng nhanh chóng hơn, sắc bén hơn, năng suất lao động cao hơn.
-Chỉ có một số người biết luyện kim đúc đồng (chuyên môn hoá)
-Rất cần vì không phải ai cũng làm được.
-Nam: nông nghiệp, sắn bắt, đánh cá, các nghề thủ công.
-Nữ: việc nhà, sản xuất nông nghiệp, đồ gốm, dệt vải.
-Bởi vì lao động ngoài đồng nặng nhọc, lao động ở nhà nhẹ nhàng hơn, nhưng đa dạng, phức tạp, tỉ mĩ, người phụ nữ đảm nhiệm hợp lý hơn.
-Lao động nông nghiệp và thủ công nghiệp được tách thành 2 nghề riêng.
1.Sự phân công lao động đã hình thành như thế nào ?
-Sản xuất nông nghiệp lúa ngày càng phát triển.
-Số người làm nông nghiệp tăng lên.
-Sự phân công lao động trở thành cần thiết.
1 Kết luận: Sự cần thiết phải phân công lao động theo giới tính,theo nghề nghiệp.
b. Hoạt động 2: Xã hội có gì đổi mới ?
-GV: Phân công lao động làm cho kinh tế phát triển thêm một bước, tất nhiên cũng tạo sự thay đổi các mối quan hệ giữa người với người?
F Trước kia xã hội phân chia theo tổ chức xã hội nào ?
F Cuộc sống của các cư dân ở lưu vực các con sông lớn như thế nào ?
F Bộ lạc được ra đời như thế nào?
F Vai trò của người đàn ông trong sản xuất, gia đình, làng bản như thế nào ?
F Tại sao có sự thay đổi đó ?
F Đứng đầu làng bản là ai ?
F Tại sao lại chọn già làng ?
F Dựa vào đâu để biết xã hội lúc bấy giờ có sự phân hoá giàu nghèo ?
-Theo tổ chức thị tộc.
- Tập trung đông đảo hơn, định cư hơn hình thành làng bản (chiềng, chạ), có quan hệ huyết thống.
-Nhiều chiềng chạ hay làng bản hợp lại thành bộ lạc.
-Ngày càng cao hơn, chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.
-Cuộc sống cực nhọc nên vai trò của người đàn ông trở thành quan trọng trong gia đình, làng bản.
-Già làng
-Họ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có sức khoẻ.
-Người ta phát hiện nhiều ngôi mộ không có gì, nhưng có nhiều ngôi mộ được chôn theo nhiều công cụ, đồ trang sức. 
àTrong xã hội bắt đầu hình thành các tầng lớp khác nhau.
2.Xã hội có gì đổi mới ?
-Hình thành các làng bản (chiềng, chạ)
-Nhiều làng bản hợp nhau thành bộ lạc.
-Chế độ phụ hệ thay thế dần chế độ mẫu hệ.
-Đứng đầu làng bản là già làng.
-Xã hội có sự phân hoá giàu nghèo.
1 Kết luận: Cuộc sống ổn định, hình thành làng bản, chế độ phụ hệ thay thế chế độ mẫu hệ, xã hội phân hóa giàu nghèo. 
 c. Hoạt động 3: Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?
-Cho HS đọc phần 3 trong SGK, xem những công cụ bằng đồng, so sánh với các công cụ đá trước đó.
F Thời kỳ văn hoá Đông Sơn, các công cụ chủ yếu bằng nguyên liệu gì ?
F Công cụ bằng đồng khác với công cụ bằng đá như thế nào ?
F Từ thế kỷ VII đến thế kỷ I Tr.CN, nước ta hình thành những nền văn hoá lớn nào?
-GV: Đông Sơn là một vùng đất ven sông Mã thuộc Thanh Hoá, nơi phát hiện hàng loạt đồ đồng tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển cao của người nguyên thuỷ thời đó, dùng để gọi chung nền văn hoá đồng thau ở Bắc Việt Nam nước ta. 
F Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những công cụ gì ?
F Theo em, những công cụ nào góp phần tạo nên bước chuyển biến trong xã hội ?
-Các công cụ chủ yếu được chế tác bằng đá.
-Công cụ đồng sắc bén hơn, năng suất lao động tăng lên.
-Đông Sơn (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ)
-Sa Huỳnh (Quãng Ngãi)
-Oùc Eo (An Giang)
-Vũ khí, lưỡi cày, lưỡi rìu, lưỡi giáo, mũi tên bằng đồng
-Công cụ bằng đồng thay thế công cụ bằng đá.
3.Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?
-Từ thế kỷ VIII đến thế kỷ I Tr.CN, nước ta đã hình thành những nền văn hoá phát triển cao (Đông Sơn, Sa Huỳnh, Oùc Eo)
-Công cụ bằng đồng thay thế công cụ bằng đồ đá.
-Cuộc sống của con người ổn định. 
-Dân cư chủ yếu là ngươi Lạc Việt.

File đính kèm:

  • docSu 6 HKII.doc