Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 19, Bài 16: Ôn tập chương I và chương II - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Giúp HS củng cố kiến thức cơ bản về phần LS VN chương I và chương II:

+ Các giai đoạn phát triển của thời nguyên thuỷ trên đất nước ta.

+ Các thành tựu kinh tế, văn hoá qua các giai đoạn.

+ Nắm những nét chính của xã hội và nhân dân thời Văn Lang- Âu Lạc.

2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Củng cố ý thức và tình cảm của học sinh đối với tổ quốc, với nền văn hoá dân tộc.

- Có thái độ trân trọng những thành tựu văn hóa rực rỡ thời cổ đại.

3- Kĩ năng:

- Bồi dưỡng kĩ năng khái quát.

- Bước đầu tập so sánh và xác định các đặc điểm chính.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Tranh, ảnh về các thành tựu văn hoá, các công cụ lao động.

- Lược đồ Việt Nam.

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.

- Tư liệu Lịch sử 6.

- Hỏi - Đáp Lịch sử 6.

- Bài tập Lịch sử 6.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 19, Bài 16: Ôn tập chương I và chương II - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19
Ngày soạn: 01 / 01 / 2011
Tiết: 19
Ngày dạy: 04 / 01 / 2011
Bài: 16
ôn tập chương I và chương II
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Giúp HS củng cố kiến thức cơ bản về phần LS VN chương I và chương II:
+ Các giai đoạn phát triển của thời nguyên thuỷ trên đất nước ta.
+ Các thành tựu kinh tế, văn hoá qua các giai đoạn.
+ Nắm những nét chính của xã hội và nhân dân thời Văn Lang- Âu Lạc.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Củng cố ý thức và tình cảm của học sinh đối với tổ quốc, với nền văn hoá dân tộc.
- Có thái độ trân trọng những thành tựu văn hóa rực rỡ thời cổ đại.
3- Kĩ năng:
- Bồi dưỡng kĩ năng khái quát.
- Bước đầu tập so sánh và xác định các đặc điểm chính.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Tranh, ảnh về các thành tựu văn hoá, các công cụ lao động.
- Lược đồ Việt Nam.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.
- Tư liệu Lịch sử 6.
- Hỏi - Đáp Lịch sử 6.
- Bài tập Lịch sử 6.
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
I- ổn định và tổ chức:
II- Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập.
III- Giới thiệu bài mới:
 GV khái quát lại chương trình và dẫn dắt vào bài mới.
IV- Dạy và học bài mới:
GV lần lượt cho HS trả lời các câu hỏi phần ôn tập:
1- Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta? Thời gian? Địa điểm?
- GV treo lược đồ phóng to H24 SGK.
- Hướng dẫn HS kẻ bảng thống kê.
địa điểm
thời gian
Công cụ 
(dấu tích)
Hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn)
40- 30 vạn năm
Răng người tối cổ
Núi Đọ (Thanh Hoá)
Công cụ đá 
(ghè đẽo thô sơ)
Hang Kéo Leng 
(Lạng Sơn)
4 vạn năm
Răng, xương trán người tinh khôn
Phùng Nguyên
4000- 3500 năm
Công cụ đồng thau
2- Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua các giai đoạn nào?
GV hướng dẫn HS các lập bảng.
Giai đoạn
Địa điểm
Thời gian
Công cụ sản xuất
Người tối cổ
Hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (L.Sơn), Núi Đọ, Quan Yên (T.Hoá), Xuân Lộc (Đ.Nai)
40 – 30 vạn năm
Đồ đá cũ: 
công cụ đá ghè đẽo thô sơ.
Người tinh khôn
(giai đoạn đầu)
Sơn Vi (P.Thọ)
Mái đá Ngườm (T.Nguyên)
3- 2 vạn năm
Đồ đá giữa:
rìu bằng cuội, công cụ được ghè đèo thô sơ, có hình thù rõ dàng.
Người tinh khôn
(giai đoạn phát triển)
Hoà Bình
Bắc Sơn (L.Sơn)
Quỳnh Văn(N.An)
Hạ Long (QN)
Bàu Tró (Q.Bình)
10. 000 – 4.000 năm
Đồ đá mới: 
công cụ đá được mài tinh xảo 
Phùng Nguyên (P.Thọ)
Hoa Lộc (T.Hoá)
4.000 – 3.500 
năm
Thời đại sơ kì kim khí: 
công cụ sản xuất đồng thau.
3- Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc?
- GV yêu cầu HS nhắc lại những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc?
- GV chốt kiến thức:
+ Vùng châu thổ ven các con sông lớn ở Bắc bộ, Bắc trung bộ dân cư sống đông đúc từ đó quan hệ ngày càng mở rộng.
+ Cơ sơ kinh tế là nghề nông trồng lúa nước.
+ Kinh tế phát triển, dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo, mâu thuẫn xã hội nảy sinh. 
+ Nhu cầu hợp tác trong sản xuất (trị thuỷ và làm thuỷ lợi); nhu cầu bảo vệ an ninh, chống xung đột, đoàn kết chống giặc ngoại xâm. 
 Nhà nước Văn Lang ra đời (thế kỉ VII TCN); nhà nước Âu Lạc (năm 207 TCN) 
4- Những công trình văn hoá tiêu biểu của thời Văn Lang - Âu Lạc?
-? Những công trình văn hoá tiêu biểu của thời Văn Lang - Âu Lạc?
+ Thời Văn Lang: Trống đồng Đông Sơn.
+ Thời Âu Lạc: Thành Cổ Loa.
- GV treo ảnh những công trình văn hoá trên.
-? Hãy miêu tả vài nét về trống đồng Đông Sơn và Thành Cổ Loa?
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng miêu tả.
5- Thời Văn Lang - Âu Lạc để lại cho chúng ta những gì?
Thời Văn Lang - Âu Lạc đã để lại cho chúng ta:
- Tổ quốc (Văn Lang - Âu Lạc) mở đầu thời kì dựng nước và giữ nước.
- Thuật luyện kim: Công cụ sản xuất bằng đồng, sắt cho năng xuất lao động cao.
- Nông nghiệp lúa nước.
- Phong tục, tập quán riêng:
+ Thờ thần, thờ cúng tổ tiên
+ Phong tục ăn trầu nhuộm răng, làm bánh trưng, bánh giầy
 - Bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước: trong mọi tình huống phải luôn cảnh giác với kẻ thù.
V- Củng cố bài học:
- GV hướng dẫn HS làm một số bài tập .
- GV nhắc lại kiến thức trọng tâm trong chương I và II.
VI- Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc 5 vấn đề đã ôn tập trên.
- Sưu tầm các tranh ảnh về các công trình văn hoá thời Văn Lang - Âu Lạc.
- Đọc và chuẩn bị bài 17: Tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

File đính kèm:

  • docTiet 17.doc