Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 27, Bài 23: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Quá trình thành lập và phát triển của nước Cham- pa.

- Những thành tựu nổi bật về kinh tế và văn hoá của Cham – pa từ TK II- X

2- Kĩ năng:

- Tiếp tục rtèn luyện kĩ năng đọc bản đồ.

- Rèn kĩ năng đánh giá, phân tích.

3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Làm cho HS nhận thức người Chăm là một thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Tranh, ảnh tháp Chăm, lễ hội Katê.

- Lược đồ Giao Châu và Cham- pa

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tư liệu Lịch sử 6, tài liệu chuẩn kiến thức, tài liệu liên quan.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 27, Bài 23: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27
Ngày soạn: 06 / 03 / 2011
Tiết: 27
Ngày dạy: 08 / 03 / 2011
Bài: 23
Nước cham - Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Quá trình thành lập và phát triển của nước Cham- pa.
- Những thành tựu nổi bật về kinh tế và văn hoá của Cham – pa từ TK II- X
2- Kĩ năng:
- Tiếp tục rtèn luyện kĩ năng đọc bản đồ.
- Rèn kĩ năng đánh giá, phân tích.
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Làm cho HS nhận thức người Chăm là một thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Tranh, ảnh tháp Chăm, lễ hội Katê.
- Lược đồ Giao Châu và Cham- pa
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tư liệu Lịch sử 6, tài liệu chuẩn kiến thức, tài liệu liên quan..
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
* ổn định và tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
-? Nước ta thời thuộc Đường có gì thay đổi?
-? Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan?
-? Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng?
* Giới thiệu bài mới:
Cham- pa là một quốc gia hình thành từ thế kỉ II, nhân dân vốn cần cù, khéo tay, họ đã xây dựng một quốc gia hùng mạnh. Họ để lại nhiều thành quách, đền đài rất độc đáohôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu nội dung của bài, để hiểu hơn về con người và nền văn hoá Chăm.
1- Nước Cham - pa độc lập ra đời.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- GV dùng lược đồ giới thiệu vị trí Cham- pa cho HS.
- Yêu cầu HS đọc SGK 1 và 2.
-? Em biết gì về địa bàn sinh sống của người Chăm?
-? Nhân dân Tượng Lâm đã giành độc lập trong hoàn cảnh nào?
- Yêu cầu HS đọc SGK 3	
-? Quá trình thành lập và mở rộng lãnh thổ của người Cham- pa diễn ra như thế nào? 
-? Em có nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng lãnh thổ của người Cham- pa?
- GV: Sự hùng mạnh của Cham- pa không chỉ về quân sự mà còn thể hiện trong lĩnh vực kinh tế- văn hoá.
- HS đọc SGK.
- Địa bàn sinh sống thuộc nề văn hoá Sa Huỳnh. Nhà Hán sát nhập với Nhật nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.
- Nhà Hán ở xa, nhân dân bất bình.
- Dùng lực lượng quân sự mạnh tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ.
- Là quốc gia hùng mạnh và sớm phát triển.
Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ, Cửu Chân, quân Hán đã đánh xuống phía nam, chiếm đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào quận Nhật Nam , đặt ra huyện Tượng Lâm.
- Năm 192- 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã giành độc lập, đặt tên nước là Lâm ấp.
- Đổi tên nước là Cham- pa, không ngừng mở rộng lãnh thổ.
- Là quốc gia hùng mạnh và sớm phát triển.
2- Tình hình kinh tế, văn hoá Cham- pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc SGK đoạn 1.
-? Tình hình kinh tế của cư dân Cham- pa biểu hiện qua những mặt nào?
-? Qua công cụ sản xuất của người Chăm, em nhận thấy có nghề nào phát triển?
-? Em có nhận xét gì về trình độ phát triển kinh tế của Cham- pa? 
- Yêu cầu HS đọc SGK đoạn 2.
-? Những nét chính trong văn hoá của người Chăm là gì?
- GV giới thiệu mẫu chữ Phạn của người Chămgiải thích sự xuất hiện của chữ Phạn, đạo Phật, đạo Bà La Môn.
-? Theo phong tục của người Chăm, em nhận thấy nét riêng biệt và quen thuộc nào?
-? Trong nền văn hoá Chăm, thành tựu nổi bật và đặc sắc nhất là gì?
-? Tại sao kiến trúc là nét đặc sắc trong nền văn hoá Chăm?
- GV cho HS quan sát hình 52- 53 SGK.
-? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc của người Chăm?
- GV chốt: Những công trình kiến trúc của người Chăm có quy mô lớn, tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc tiêu biểu, cùng với thời gian tồn tại đến bây giờ-kiến trúc nói riêng, văn hoá Chăm nói chung đã tạo nên nét đặc sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam.
-? Qua tình hình kinh tế- văn hoá của Cham- pa chúng ta nhận thấy có nhiều nét gần gũi với người Việt. Theo em, đó là những nét nào?
- GV chốt: 
+ Họ cùng sát cánh bên nhau trong cuộc nổi dậy giành ĐLDT mà tiêu biểu là cuộc KN Hai Bà Trưng.
+ Nền văn hoá Chăm ngày nay vẫn còn tồn tại, giữ gìn và phát huy. Đó là những lễ hội vẫn được tổ chức hàng năm như lễ hội Katê.
- GV cho HS xem ảnh lễ hội Katê.
- HS đọc SGK.
- HS trả lời theo SGK.
- Nghề luyện kim.
- Đạt trình độ ngang hàng các vùng lân cận.
- Chữ viết, tôn giáo, phong tục, kiến trúc.
- Nét quen: ở nhà sàn, ăn trầu.
- Nét riêng: tục hoả táng.
- Thành tựu nổi bật, đặc sắc là kiến trúc.
- Phản ánh cuộc sống, đời sống tâm linh.
- HS trả lời theo SGK.
- HS thảo luận và trình bày ý kiến.
* Kinh tế:
- Nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước, công cụ bằng sắt , dùng trâu làm sức kéo-> nông nghiệp rất phát triển.
- Lâm nghiệp(trồng các loại cây ăn quả và các loại cây khác), ngư nghiệp (lâm thổ sản, gốm, đánh cá), thương nghiệp đều phát triển.
-> Kinh tế phát triển tương đương các vùng lân cận.
* Văn hoá:
- Chữ viết: chữ Phạn.
- Tôn giáo: Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
- Phong tục: 
+ Hoả táng hay ném xuống sông, xuống biển người chết.
+ Họ ở nhà sàn, ăn trầu.
- Kiến trúc: đặc sắc và tiêu biểu nhất là tháp Chăm.
* Củng cố bài học:
-? Nước Cham- pa được thành lập và phát triển như thế nào?
-? Những thành tựu về kinh tế, văn hoá của Cham- pa?
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc sự thành lập và phát triển của nước Cham- pa, những thành tựu về kinh tế, văn hoá của Cham- pa 
- Ôn tập toàn bộ chương III, chuẩn bị cho tiết ôn tập.
 - Lập bảng thống kê về cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc. 
( Theo mẫu SGK trang 70)

File đính kèm:

  • docTiet 27.doc