Giáo án Chủ đề tự chọn Lịch sử 6 - Tiết 8: Làm bài tập lịch sử - Bùi Thị Tuyết

a. Kiến thức:

 Giúp học sinh hiểu:

- Nắm vững kiến thức lịch sử đã nghiên cứu qua các chi tiết về lịch sử. Biết thống kê các sự kiện lịch sử lớn các giai đoạn lịch sử.

- Biết và sử dụng tốt phương pháp cách đọc kí hiệu, lược đồ, bản đồ lịch sử. Hiểu ý nghĩa của tranh ảnh, lịch sử, biết cách trình bày biểu đồ lập bảng so sánh sự kiện lịch sử.

b. Kỹ năng:

- Rèn luyện tính chính xác, khoa hoc trong lịch sử, kĩ năng tổng hợp lôgic. Làm bài tập trắc nghiệm.

c. Thái độ:

 - Rèn luyện tính tư duy lịch sử,đem lại hứng thu trong lịch sử, biết được Lịch sử là nói đến nội dung gì.

- Có ý thức sưu tầm những truyện lịch sử ca dao, vè có liên quan đến chương trình lịch sử của lớp và cấp học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề tự chọn Lịch sử 6 - Tiết 8: Làm bài tập lịch sử - Bùi Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/08/2010
Tiết: 8.
Ngày dạy:
Lớp 6A: 01/09/2010
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ 
1. Mục tiêu bài học.
a. Kiến thức:
 Giúp học sinh hiểu:
- Nắm vững kiến thức lịch sử đã nghiên cứu qua các chi tiết về lịch sử. Biết thống kê các sự kiện lịch sử lớn các giai đoạn lịch sử.
- Biết và sử dụng tốt phương pháp cách đọc kí hiệu, lược đồ, bản đồ lịch sử. Hiểu ý nghĩa của tranh ảnh, lịch sử, biết cách trình bày biểu đồ lập bảng so sánh sự kiện lịch sử.
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện tính chính xác, khoa hoc trong lịch sử, kĩ năng tổng hợp lôgic. Làm bài tập trắc nghiệm.
c. Thái độ:
 - Rèn luyện tính tư duy lịch sử,đem lại hứng thu trong lịch sử, biết được Lịch sử là nói đến nội dung gì. 
- Có ý thức sưu tầm những truyện lịch sử ca dao, vè có liên quan đến chương trình lịch sử của lớp và cấp học.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a. Chuẩn bị của giáo viên:
Soạn giảng.
Sgk - Sgv - STK.
Sưu tầm các câu chuyện Lịch sử, truyền thuyết lịch sử thế giới.
b. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ. (3’)
? Em hãy kể một câu chuyện lịch sử mà em biết ?
Đáp án:
HS Kể câu chuyện đã học ở bậc Tiểu học.
GV Nhận xét, đánh giá.
b. Dạy nội dung bài mới.
* Giới thiệu bài (4’)
Chúng ta đã hiểu cơ bản về bộ môn lịch sử và lịch sử nghiên cứu cái gì, cũng qua đó biết được cách tính thời gian ngày, tháng năm của người xưa. Và để hiểu rõ hơn về điều đó, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều này qua tiết: Làm bài tập lịch sử.
* Nội dung.
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn vµ häc sinh
Néi dung cÇn ®¹t
Tg
? Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng.
1. Bài tập 1.
13'
1. Phải thời gian để biết và dựng lại lịch sử quá khứ vì:
A
Các sự kiện đều sảy ra vào những thời gian khác nhau.
B
Cần xác định các niên đại của các cổ vật trong nghiên cứu lịch sử. 
C
Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, phải sắp xếp các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian.
D
Mọi vật đều có quá trình hình thành, phát triển, suy vong theo thời gian
2. Con người sáng tạo ra cách tính thời gian là nhờ:
A
Trí thông minh của một số người nào đó.
B
Qua quan sát con người thấy các hiện tượng ngày, đêm, mùa nóng, lạnh... luôn lặp lại theo chu kì và có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trời, Mặt Trăng.
C
Dựa vào chu kì quay của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời.
3. Theo em âm lịch là loại lịch:
A
Dựa theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
B
Dựa theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.
C
Dựa theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất và sự di chuyển của Mặt Trăng, Trái Đất quanh Mặt Trời.
D
Dựa theo chu kì quay của Trái Đất quanh trục của nó.
4. Trên các tờ lịch của chúng ta đều có ghi cả âm lịch và dương lịch vì:
A
Cả âm lịch và dương lịch đều chính xác như nhau.
B
Ở nước ta vẫn dùng hai loại lịch âm và lịch dương song song với nhau.
C
Âm lịch là theo phương Đông, còn dương lịch là theo phương Tây.
D
Nước ta đã dùng dương lịch theo lịch chung của thế giới, nhưng trong nhân dân vẫn dùng âm lịch theo truyền thống.
GV Gọi HS trình bày.
HS Trình bày bài tập của mình.
GV Nhận xét, đánh giá.
2. Bài tập 2.
- Hãy điền từ (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống trước mỗi ý và giải thích ý sai một cách ngắn gọn? 
10'
1. Lịch sử là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về:
a. Ngày 2/1 năm Mậu Tuất: khởi nghĩa Lam Sơn ghi theo âm lịch.
b. Ngày 2/9/1945: ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập ghi theo dương lịch.
c. Ngày 5/1 năm Kỉ Dậu: chiến thắng Đống Đa ghi theo dương lịch.
d. Tháng 2 năm Canh Tí: khởi nghĩa Hai Bà Trưng ghi theo âm lịch
2. Cách tính thời gian như sau là đúng hay sai?
a. Năm 40 SCN cách ngày nay 2049 năm.
b. Năm 179 TCN cách ngày nay 2188 năm.
c. Thiên niên kỉ I TCN cách ngày nay 1009 năm.
d. Thế kỉ XV cách ngày nay 509 năm.
3. Bài tập 3.
- Hãy điền con số chính xác vào chỗ dấu (...) trong các câu sau:
8'
1. Khởi nghĩa Lý Bí nổ ra năm 542, cách ngày nay ............. năm.
2. Khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra năm 248, cách ngày nay ............. năm.
3. Năm 1418, là năm thuộc thế kỉ .............................
4. Năm 1750 TCN, là năm thuộc thế kỉ .............................
5. Năm 728 TCN, là năm thuộc thế kỉ ..............................
6. Năm 2009, là năm thuộc thiên nhiên kỉ ..............................
GV Gọi HS trình bày ý kiến.
HS Trình bày bài tập.
GV Nhận xét, đánh giá.
c. Củng cố và luyện tập: (5’)
? Hãy vẽ trục thời gian thể hiện các sự kiện lịch sử quan trọng dưới đây theo trình tự thời gian diễn ra?
- Năm 179 TCN nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm.
- Năm 40 khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Năm 938 chiến thắng Bạch Đằng.
- Năm 1010 chiếu dời đô.
- Năm 1930 thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
TCN
179
40
938
1010
1930
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2’)
- Học bài và làm bài tập SBT.
- Chuẩn bị tiết 9: Xã hội nguyên thuỷ.

File đính kèm:

  • docGIAO AN CHU DE LICH SU 6 8.doc
Giáo án liên quan