Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Bài 31: Nước (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1,Kiến thức:
- HS nắm được tính chất vật lý, tính chất hóa học của nước: hòa tan
được nhiều chất ( rắn, lỏng, khí); tác dụng với một số kim loại ở nhiệt
độ thường tạo thành bazơ và khí hiđro; tác dụng với một số oxit
kim loai tạo thành bazơ; tác dụng với nhiều oxit phi kim tạo axit.
-Vận dụng vào giải thích các hiện tượng trong thực tế.
-HS biết những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và biện pháp
phòng chống ô nhiễm.
2,kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng tính toán theo thể tích các chất khí theo phương trình hóa học.
3, Thái độ:
-Có ý thức giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Nước tác dụng với kim loại , với oxit bazơ, với oxit axit.
2. HS: Xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1.ỔN ĐỊNH LỚP: (1 phút)
2.BÀI MỚI:
a.ĐVĐ: ( 5 phút)
a.ĐVĐ: ( 5 phút)
GV: Nêu tính chất vật lý của nước? nước có lợi ích gì trong đời sống và sản xuất?
HS: Trả lời
GV: Nước rất quan trọng trong đời sống và sản xuất, vậy nước có tính chất hóa học thế nào và có những biện pháp gì để bảo vệ nguồn nước thì hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu bài “NƯỚC” (tiết 2).
b. Các hoạt động chính:
BÀI 31: NƯỚC (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1,Kiến thức: - HS nắm được tính chất vật lý, tính chất hóa học của nước: hòa tan được nhiều chất ( rắn, lỏng, khí); tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và khí hiđro; tác dụng với một số oxit kim loai tạo thành bazơ; tác dụng với nhiều oxit phi kim tạo axit. -Vận dụng vào giải thích các hiện tượng trong thực tế. -HS biết những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và biện pháp phòng chống ô nhiễm. 2,kĩ năng: -Rèn luyện kĩ năng tính toán theo thể tích các chất khí theo phương trình hóa học. 3, Thái độ: -Có ý thức giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm. II. CHUẨN BỊ: GV: Nước tác dụng với kim loại , với oxit bazơ, với oxit axit. HS: Xem trước bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1.ỔN ĐỊNH LỚP: (1 phút) 2.BÀI MỚI: a.ĐVĐ: ( 5 phút) a.ĐVĐ: ( 5 phút) GV: Nêu tính chất vật lý của nước? nước có lợi ích gì trong đời sống và sản xuất? HS: Trả lời GV: Nước rất quan trọng trong đời sống và sản xuất, vậy nước có tính chất hóa học thế nào và có những biện pháp gì để bảo vệ nguồn nước thì hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu bài “NƯỚC” (tiết 2). b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 2: Tính chất hoá học (20 phút) -GV: Nước có thể hòa tan được đường và muối, vậy nước còn tác dụng được với những chất nào nữa chúng ta đi tìm hiểu tính chất hóa học của nước. - GV: Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm: cho Na vào cốc nước – Nhúng một mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng. - GV: +) Khi cho một mẩu natri vào cốc có hiện tượng gì xảy ra? +) Viết PTHH xảy ra và cho biết chất rắn trắng được tạo thành khi làm bay hơi nước của dung dịch? -GV, nhận xét: Hợp chất tạo thành trong nước làm quỳ tím hóa xanh đó chính là bazơ ( natri hiđroxit) +) Tại sao phải dùng một lượng nhỏ Na thôi? +) Phản ứng giữa natri và nước thuộc loại phản ứng gì? Vì sao? -GV: Chú ý cho HS, nước có thể tác dụng với một số kim loại khác ( Ca, K .) . Hãy viết phương trình phản ứng giữa nước với Na và K ? -GV: Nước có khả năng tác dụng với oxit bazơ không chúng ta tìm hiểu phần b. - GV: Gọi HS đọc SGK/ 123. Nêu cách tiến hành. - GV: Làm thí nghiệm cho một cục vôi nhỏ vào cốc thủy tinh, rồi rót nước vào vôi sống, +) Yêu cầu HS quan sát? Khi nhúng giấy quỳ tím vào có hiện tượng gì? -GV: Vậy hợp chất tạo thành là chất gì? - GV: Yêu cầu HS viếtPTHH? -GV, thông báo ngoài ra nước còn hóa hợp với Na2O, K2O tạo ra NaOH, KOH.. -GV: +)Phản ứng hóa học giữa CaO và H2O, Na2O và H2O.thuộc loại phản ứng hóa học nào? Là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt? +)thuốc thử để nhận biết NaOH hoặc Ca(OH)2 là gì? -GV: Kết luận, lưu ý quỳ tím là thuốc thử để nhận biết dung dịch bazơ. -GV: Nước có khả năng tác dụng với oxit axit không, chúng ta đi tìm hiểu phần c. -GV: Yêu cầu HS dự đoán, nước tác dụng được với P2O5 không? Sản phẩm tạo ra là gì? -GV: Tiến hành thí nghiệm kiểm tra. - GV: Nêu cách tiến hành, làm thí nghiệm đốt phốt pho đỏ trong oxi tạo thành P2O5 rồi rót một ít nước vào lọ đậy nút lại và lắc đều, nhúng một mẩu giấy quỳ vào dung dịch. - GV: Kết luận, dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch axit. Vậy hợp chất tạo thành thuộc loại axit. - GV: Yêu cầu HS Viết PTHH - Thông báo, nước còn hóa hợp với nhiều oxit axit khác như SO2, SO3, N2O5 - GV: Gọi HS đọc kết luận SGK - HS: Na chạy nhanh trên mặt nước nóng chảy thành giọt tròn.Giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh. - HS:2Na +2H22NaOH + H2 -HS: Chất đó là NaOH. - HS: Vì phản ứng tỏa nhiều nhiệt, có khí H2 thoát ra, H2 tác dụng với O2 tạo nước là phản ứng nổ. -HS: Phản ứng thế, vì nguyên tử của đơn chất Na đã thay thế nguyên tử của nguyên tố hiđro trong hợp chất ( nước). - HS: Nghe giảng. - HS: Viết phương trình. - HS: -HS: Qùy tím hóa xanh - HS: Hợp chất tạo thành là: Ca(OH)2. - HS: Viết PTHH - HS: Nghe giảng -HS: -HS: Phản ứng hóa hợp, là phản ứng tỏa nhiệt. -HS: Là quỳ tím. -HS: Có, sản phẩm là H3PO4 là một axit. - HS: 3H2O + P2O5 2H3PO4 - HS: Nghe giảng 2. Tính chất hóa học a.Tác dụng với kim loại: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 - Nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như K, Na, Ba, Ca. b. Tác dụng với bazơ: H2O + CaO Ca(OH)2 - Hợp chất tạo ra do oxit bazơ hóa hợp với nước thuộc loại bazơ. Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyến sang mầu xanh. b. Tác dụng với oxit axit H2O + P2O5 H3PO4 - Hợp chất tạo ra do nước hóa hợp với oxit axit thuộc loại axit. Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. Hoạt động 3: Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất- chống ô nhiễm nguồn nước (7 phút) - GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau: -Nêu vai trò của nước trong đời sống và sản xuất? -Chúng ta cấn làm gì đế giữ nguồn nước không bị ô nhiễm? -GV: Nhận xét. - HS: Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả. - HS: Lắng nghe III. Vai trò của nước trong đời sống vào sản xuất –chống ô nhiễm nguồn nước (SGK) 3.Củng cố (5 phút): *) Bài tập: hoàn thành phương trình phản ứng : K + H2O ? + ? Ca + H2O ? + ? N2O5 + H2O ? + ? SO3 + H2O ? + ? *) Trả lời: K + H2O KOH + H2 Ca +2H2O Ca(OH)2 + H2 N2O5 + H2O 2HNO3 SO3 + H2O H2SO4 -HS đọc ghi nhớ -Nhắc lại tính chất hóa học của nước. 4. Dặn dò về nhà(2 phút): - Dặn các em về nhà làm bài tập: Từ bài 1 đến bài 6 /trang 125 Nhận xét của giáo viên:
File đính kèm:
- bai nuoc tiet 2.doc