Giáo án Hóa học 9 - Tiết 57, Bài 47: Chất béo - Trần Thị Ngọc Hiếu

1. Kiến thức: Biết được:

 Khái niệm chất béo, trạng thái thiên nhiên, công thức tổng quát của chất béo đơn giản là (RCOO)3C3H5 đặc điểm cấu tạo.

 Tính chất vật lí: trạng thái, tính tan

 Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân trong môi trường axit và trong môi trường kiềm ( phản ứng xà phòng hóa)

 Ứng dụng : Là thức ăn quan trọng của người và động vật, là nguyên liệu trong công nghiệp.

2. Kĩ năng:

 Quan sát thí nghiệm, hình ảnh .rút ra được nhận xét về công thức đơn giản, thành phần cấu tạo và tính chất của chất béo.

 Viết được PTHH phản ứng thủy phân của chất béo trong môi trường axit, môi trường kiềm

 Phân biệt chất béo (dầu ăn, mỡ ăn) với hiđrocacbon (dầu, mỡ công nghiệp)

 Tính khối lượng xà phòng thu được theo hiệu suất.

3. Thái độ:

- Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 7134 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 57, Bài 47: Chất béo - Trần Thị Ngọc Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Ngày soạn: 29/03/2013
Tiết 57 Ngày dạy: :	01/04/2013	
Bài 47: CHẤT BÉO
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được: 
- Khái niệm chất béo, trạng thái thiên nhiên, công thức tổng quát của chất béo đơn giản là (RCOO)3C3H5 đặc điểm cấu tạo.
- Tính chất vật lí: trạng thái, tính tan
- Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân trong môi trường axit và trong môi trường kiềm ( phản ứng xà phòng hóa)
- Ứng dụng : Là thức ăn quan trọng của người và động vật, là nguyên liệu trong công nghiệp.
2. Kĩ năng: 
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh ...rút ra được nhận xét về công thức đơn giản, thành phần cấu tạo và tính chất của chất béo.
- Viết được PTHH phản ứng thủy phân của chất béo trong môi trường axit, môi trường kiềm
- Phân biệt chất béo (dầu ăn, mỡ ăn) với hiđrocacbon (dầu, mỡ công nghiệp)
- Tính khối lượng xà phòng thu được theo hiệu suất.
3. Thái độ: 
- Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống. 
4. Trọng tâm: 
- Khái niệm chất béo, đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của chất béo.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học: 
a.GV: Các thí nghiệm , tính tan của chất béo .
b.HS : Xem trước bài mới. 
2. Phương pháp: 
- Thảo luận nhóm, đàm thoại, nêu giải quyết vấn đề. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀHỌC
1. Ổn định lớp(1’): 
9A1/ 9A2/ 9A3/
2. Kiểm tra bài cũ: (15’)
Câu 1(6đ): Hoàn thành phương trình phản ứng cho sơ đồ sau:
 C2H4 C2H5OH CH3COOH CH3COOC2H5 
Câu 2(4đ): Hãy nêu 2 cách phân biệt dung dịch C2H5OH. 
Đáp án 
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(6đ)
 C2H4 C2H5OH CH3COOH CH3COOC2H5 
C2H4 + H2O C2H5OH 
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
Mỗi PT đúng đạt 2 điểm
Câu 2
(4đ)
Cách 1: Dùng quỳ tím.
Nhỏ 2 dung dịch lên 2 mẫu giấy quỳ tím.
+ Nếu quỳ tím hóa đỏ là dung dịch CH3COOH.
+ Nếu quỳ tím không đổi màu là dung dịch C2H5OH.
Cách 2: Tác dụng với dung dịch Na2CO3.
Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào 2 ống nghiệm chứa dung dịch CH3COOH, C2H5OH.
+ Nếu có khí bay lên là dung dịch CH3COOH
 2CH3COOH + Na2CO32CH3COONa + H2O + CO2
 + Nếu không có hiện tượng gì là C2H5OH. 
Nhận biết đúng đạt 2đ
Nhận biết đúng đạt 2đ
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trong chúng ta ai cũng biết chất béo ? Vậy chất béo là gì? Nó có cấu tạo và tính chất hóa học như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay : 
b. Các hoạt động chính: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Chất béo có ở đâu? (5’)
- GV: Cho HS quan sát tranh 
- GV: Trong thực tế chất béo có ở đâu? 
- GV: Nhận xét. 
- HS: Quan sát
- HS: Trả lời
- HS: Lắng nghe. 
I. Chất béo có ở đâu?
Chất béo có nhiều trong mô mỡ của động vật, trong một số loại quả và hạt. 
Hoạt động 2: Tính chất vật lí của chất béo (5’)
- GV: Cho các nhóm làm thí nghiệm: Cho vài giọt dầu ăn lần lượt vào 2 ống nghiệm đựng nước và benzen, lắc nhẹ và quan sát
- GV: Gọi HS nêu hiện tượng và nhận xét về tính chất vật lí của chất béo .
- GV: Nhận xét 
- HS: Làm thí nghiệm 
- HS: Trả lời
- HS: Lắng nghe. 
II. Tính chất vật lí của chất béo
- Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước và nổi lên trên mặt nước.
- Chất béo tan được trong benzen, dầu hoả
Hoạt động3: Thành phần và cấu tạo của chất béo (5’)
- GV giới thiệu: Khi đun chất béo ở nhiệt, áp suất cao người ta thu được glixerol và các axit béo
- GV giới thiệu: công thức chung của các axit béo: R – COOH sau đó có thể thay R bằng C17H35, C17H33
- GV: Gọi HS nhận xét thành phần của chất béo 
- HS: Nghe giảng
- HS: Nghe giảng 
- HS: Chất béo là hỗn hợp nhiều este vủa glixerol với các axit béo và có công thức chung là (RCOO)3C3H5 
III. Thành phần và cấu tạo của chất béo
- Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các axit béo và có công thức chung là (RCOO)3C3H5

Hoạt động 4: Tính chất hoá học quan trọng của chất béo (8’)
- GV giới thiệu: Khi đun các chất béo với nước có axit xúc tác tạo thành các axit béo và glixerol
- GV: Yêu cầu HS viết PTHH
- GV giới thiệu: Phản ứng của các chất béo với dung dịch kiềm
- GV: Yêu cầu HS viết PTHH 
- GV thông báo: phản ứng thuỷ phân trong môi trường kiềm còn gọi là phản ứng xà phòng hoá 
- HS: Nghe giảng
- HS: Viết PTHH
- HS: Nghe giảng và ghi bài
- HS: Viết PTHH
- HS: Lắng nghe
IV. Tính chất hoá học của chất béo 
1. Phản ứng thủy phân trong moi trường dung dịch axit
(R-COOH)3C3H5 + 3H2O 3RCOOH + C3H5(OH)3
2. Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm.(phản ứng xà phòng hoá ).
 (R-COOH)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3
phản ứng xà phòng hoá .
Hoạt động5: Ứng dụng (2’)
- GV: Yêu cầu HS liên hệ thực tế để nêu các ứng dụng của chất béo.
- GV: Nhận xét. 
- HS: Nêu ứng dụng của chất béo .
- HS: Lắng nghe. 
V. Ứng dụng (SGK)
4. Cũng cố - Nhận xét dặn dò (4’):
a. Cũng cố (3’):
- Cho HS làm phiếu học tập : Hoàn thành các phương trình phản ứng sau 
(CH3COOH)3C3H5 + NaOH ? +?
(C17H35COOH)3C3H5 + H2O ? + ?
(C17H33COOH)3C3H5 + ? 	C17H33COONa
CH3COOC2H5 + ? 	CH3COOK + ?
b. Nhận xét – Dặn dò (1’): Dặn các em làm bài tập về nhà: 1,2,3,4/147.
 Dặn các em xem trước bài “Luyện tập:”. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 

File đính kèm:

  • docTiet 57 Chat beo.doc