Giáo án Hóa học 9 - Tiết 24, Bài 17: Bài luyện tập 3 - Trần Thị Ngọc Hiếu

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1.Kiến thức :

- Củng cố về hiện tượng vật lí , hiện tượng hoá học , phương trình hoá học, định luật bảo toàn khối lượng.

 2. Kỹ năng :

- Rèn luyện kĩ năng lập công thức hoa học và lập phương trình hoá học , biết sử dụng định luật bảo toàn khối lượng vào làm các bài toán ở mưc độ đơn giản.

3.Thái độ :

- Cẩn thận, làm việc nghiêm túc.

4. Trọng tâm:

- Hiện tượng vật lí , hiện tượng hoá học , phương trình hoá học, định luật bảo toàn khối lượng.

5. Năng lực cần hướng đến:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán.

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên và học sinh:

a.GV: Một số câu hỏi và bài tập trọng tâm .

b. HS: Ôn lại kiến thức cũ.

2. Phương pháp: Hỏi đáp – Làm việc nhóm – Làm mẫu bắt chước

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 24, Bài 17: Bài luyện tập 3 - Trần Thị Ngọc Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn: 02/11/2014
Tiết 24 Ngày dạy: 05/11/2014
Bài 17. BÀI LUYỆN TẬP 3
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1.Kiến thức : 
- Củng cố về hiện tượng vật lí , hiện tượng hoá học , phương trình hoá học, định luật bảo toàn khối lượng. 
 2. Kỹ năng : 
- Rèn luyện kĩ năng lập công thức hoa học và lập phương trình hoá học , biết sử dụng định luật bảo toàn khối lượng vào làm các bài toán ở mưc độ đơn giản.
3.Thái độ : 
- Cẩn thận, làm việc nghiêm túc.
4. Trọng tâm:
- Hiện tượng vật lí , hiện tượng hoá học , phương trình hoá học, định luật bảo toàn khối lượng.
5. Năng lực cần hướng đến: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên và học sinh:
a.GV: Một số câu hỏi và bài tập trọng tâm .
b. HS: Ôn lại kiến thức cũ.
2. Phương pháp: Hỏi đáp – Làm việc nhóm – Làm mẫu bắt chước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
1. Ổn định lớp(1’) : 
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
8A1
..
8A5
..
8A6
..
2.Bài mới : 
a. Giới thiệu bài (1’): Để củng cố các kiến thức về hiện tượng vật lí , hiện tượng hoá học , phản ứng hoá học , định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học . Nắm chắc việc áp dụng định luật và cách lập phương trình hoá học.
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Kiến thức cần nhớ(10’).
-GV: Hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học khác nhau như thế nào ? 
-GV hỏi:
1. Phản ứng hoá học là gì ? 
2. Diễn biến ( bản chất )của phản ứng hoá học là gì ? 
3.Phát biểu nội dung của định luật bảo toàn khối lượng ? Viết biểu thức tổng quát của nội dung định luật.
4. Trình bày các bước lập phương trình hoá học? 
5. Ý nghĩa của phương trình hoá học ? 
-HS:Hiện tượng vật lí : Không có sự biến đổi về chất 
- Hiện tượng hoá học : có sự biến đổi chất này thành chất khác.
-HS: - Thảo luận nhóm trong 5’ và trả lời các câu hỏi của GV. 
 - Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
Hoạt động 2. Luyện tập(32’).
 Bài tập 1 / SGK60
-GV hướng dẫn HS các bước làm bài tập.
Bài tập 3:
-Viết công thức của ĐLBTKL.
-Tính khối lượng CaCO3
-Tính tỉ lệ CaCO3 trong đá vôi
Bài tập 5 :(SGK/61)
-GV: Hướng dẫn các bước tiến hành:
+ Áp dụng QTHT để tính x, y theo quy tắc hóa trị của nguyên tố này là chỉ số nguyên tố kia trong công thức hóa học( trừ trường hợp tối giản).
+ Cân bằng PTHH: cân bằng nhóm SO4 trước. Lập tỉ lệ các chất trong phản ứng theo hướng dẫn.
Bài tập : 
Nung 84 kg magie cacbonnat (MgCO3) , thu được m kg magieoxit và 44 kg khí cacbonic 
a- Lập phương trình hoá học của phản ứng ? 
b- Tính khối lượng magiêoxit được tạo thành sau phản ứng?
Bài tập số 1 trang 60 SGK. 
-HS: Làm bài tập theo hướng dẫn của GV.
a. Các chất tham gia : Hiđrô H2; Nitơ N2
 Sản phẩm : Amoniac : NH3 
b. Trước phản ứng : 
- 2H liên kết với nhau tạo 1 phân tử H2 .
- 2N liên kết với nhau tạo 1 phân tử N2 .
 Sau phản ứng : 
1N liên kết với 3H tạo phân tử NH3 .
+ Phân tử biến đổi : H2 , N2 
+ phân tử được tạo ra : NH3 
c- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng giữ nguyên :
Có 6 nguyên tử N 
Có 6 nguyên tử H 
d. 
Bài tập 3:
a- m CaCO3 = mCaO + m CO2 
b- Khối lượng CaCO3 đã phản ứng 
m CaCO3 = 140 + 110 = 250 kg 
=> Tỉ lệ % CaCO3 chứa trong đá vôi : 
% CaCO3 = 250 : 280 x 100% = 89,3%
Bài tập 5 :(SGK/61)
® x= 2 , y= 3 
®Al2 (SO4)3
 2Al + 3 CuSO4 ®Al2 (SO4)3 + 3Cu
Tỉ lệ : Al : CuSO4 : Al2(SO4)3 : Cu = 
 = 2 : 3 : 1 : 3.
-HS: Làm bài tập theo yêu cầu:
a- Phương trình hoá học : 
MgCO3 MgO + CO2
b- Theo định luật bảo toàn khối lượng : 
® 
 = 84 kg – 44kg = 40 kg.
3. Nhận xét - Dặn dò (1’): 
 Bài tập 2,3,4,5 SGK/ 60 , 61 .
 Học kiểm tra 1 tiết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiet 24 Bai luyen tap 3.doc
Giáo án liên quan