Bài giảng Tiết 35: Ôn tập học kì I (tiết 1)

1. Kiến thức :

- Củng cố , hệ thống hóa kiến thức về tính chất của các hợp chất vô cơ, kim loại, phi kim. học sinh thấy được mối quan hệ giữa đơn chất và hợp vô cơ.

2. Kỹ năng:

- Từ tính chất hóa học của các chất vô cơ, kim loại, phi kim. Biết thiết lập sơ đồ biến đổi từ kim loại thành hợp chất vô cơ và ngược lại, từ phi kim thành hợp chất vô cơ.

- Biết chọn đúng các chất cụ thể làm ví dụ và viết phương trình hóa học biểu diễn sự biến đổi giữa các chất.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 35: Ôn tập học kì I (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng 12/12/2011- Lớp A5, 9A6; Ngày 14/12/2011- Lớp 9A1, 9A2: 
I.	MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : 
- Củng cố , hệ thống hóa kiến thức về tính chất của các hợp chất vô cơ, kim loại, phi kim. học sinh thấy được mối quan hệ giữa đơn chất và hợp vô cơ.
2. Kỹ năng:
Từ tính chất hóa học của các chất vô cơ, kim loại, phi kim. Biết thiết lập sơ đồ biến đổi từ kim loại thành hợp chất vô cơ và ngược lại, từ phi kim thành hợp chất vô cơ.
Biết chọn đúng các chất cụ thể làm ví dụ và viết phương trình hóa học biểu diễn sự biến đổi giữa các chất.
Từ các biến đổi cụ thể rút ra được mối quan hệ giữa các loại chất. 
II. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Phiếu học tập.
	Phiếu học tập số 1: Hãy viết PTHH thực hiện dãy biến đổi sau. Từ đó cho biết tên loại chất và lập mối liên hệ.
	1) K ® KOH ® KCl ® KNO3
	2) K ® K2O ® KOH ® K2SO4 ® KNO3
	3) K ® KOH ® K2CO3 ® KOH ® K2SO4 ® KCl
	4) K ® KCl
	Phiếu học tập số 2: Cho các chất: Cu(OH)2, CuO, CuSO4, Cu
	Hãy lập dãy biến đổi có thể có từ tất cả các chất trên để điều chế ra Cu . Từ đó rút ra mối liên hệ giữa các loại chất vô cơ.
	Phiếu học tập số 3: Hòa tan hoàn toàn 4,54g hỗn hợp Zn, ZnO bằng 100ml dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng thu được 0,448lit khí (đktc)
a) Tính khối lượng của các chất có trong hỗn hợp ban đầu?
b) Tính CM của các chất có trong dd sau khi phản ứng kết thúc? (thể tích thay đổi không đáng kể).
	- Học sinh: ôn tập lại các kiến thức trong học kỳ I.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : (kết hợp trong luyện tập)
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
GV: Cho HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập số 1.
GV: Gọi đại diện 3 nhóm trình bày kết quả trên bảng.
GV: Cho các nhóm nhận xét phần viết PTHH, phân loại và sơ đồ mối quan hệ.
GV: Nhận xét bổ sung và chấm điểm cho phần trình bày của các nhóm. 
GV: Cho các nhóm tiếp tục thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2.
GV: Cho các nhóm nhận xét, bổ sung.
GV: Chốt kiến thức và chấm điểm.
HS: Các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu học tập số 1.
HS: Đại diện các nhóm được GV chỉ định lên bảng hoàn thành phiếu học tập, các học sinh khác theo dõi nhận xét và bổ sung. 
1) 2K +2 H2O ® 2KOH + H2
KOH + HCl ® KCl + H2O
KCl + AgNO3 ® KNO3 + AgCl
2) 4K + O2 ®2 K2O
K2O + H2O ® 2KOH
2KOH + H2SO4 ® K2SO4 + 2H2O
K2SO4 + Ba(NO3)2 ®
	BaSO4 + 2KNO3
3) 4K + O2 ®2 K2O
K2O + CO2 ® K2CO3
K2CO3 + Ba(OH)2 ®
	2KOH + BaCO3
2KOH + H2SO4 ® K2SO4 + 2H2O
K2SO4 + BaCl2 ® 2KCl + BaSO4
4) K + Cl2 ® KCl
- Tên các loại chất:
Kim loại: K
Muối: K2SO4, KCl, KNO3, K2CO3.
Oxit bazơ: K2O
Bazơ: KOH
Lập sơ đồ mối liên hệ.
a) Kim loại ® muối
b) Kim loại ® bazơ ® muối 1 ® muối 2.
c) Kim loại ® oxit bazơ ® bazơ ® muối 1 ® muối 2
d) Kim loại ® oxit bazơ ® muối 1 ® bazơ ® muối 2 ® muối 3.
HS: Các nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2 rồi cử đại diện trình bày trên bảng.
- Dãy biến đổi như sau:
CuSO4 ® Cu(OH)2 ® 
	CuO ® Cu
Cu(OH)2 ® CuO ® 
	CuSO4 ® Cu.
- Phương trình hoá học:
CuSO4 + 2NaOH ® 
	Cu(OH)2 + Na2SO4
Cu(OH)2 CuO + H2O
CuO + H2 Cu + H2O
CuSO4 + Fe ® FeSO4 + Cu
- Sơ đồ mối quan hệ.
a) Muối ® kim loại
b) Muối ® bazơ ® oxit bazơ ® kim loại
c) Bazơ ® oxit bazơ ® muối ® kim loại
d) Oxit bazơ ® kim loại
I. Kiến thức cần nhớ.
1. Sự chuyển đổi kim loại thành các loại hợp chất vô cơ.
a) Kim loại ® muối
b) Kim loại ® bazơ ® muối 1 ® muối 2.
c) Kim loại ® oxit bazơ ® bazơ ® muối 1 ® muối 2
d) Kim loại ® oxit bazơ ® muối 1 ® bazơ ® muối 2 ® muối 3.
2. Sự chuyển đổi các loại hợp chất vô cơ thành kim loại.
- Sơ đồ mối quan hệ.
a) Muối ® kim loại
b) Muối ® bazơ ® oxit bazơ ® kim loại
c) Bazơ ® oxit bazơ ® muối ® kim loại
d) Oxit bazơ ® kim loại
Hoạt động 2: Bài tập
GV: Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 3.
GV: Yêu cầu HS nêu các bước giải.
GV: Gọi HS lên bảng chữa bài theo các bước giải.
HS: Hoàn thành phiếu học tập.
HS: Nêu các bước giải.
nH2= 0,02mol
n HCl = 0,1. 2= 0,2mol
Zn + 2 HCl ® ZnCl2 + H2 (1)
0,02 0,04 0,02 0,02
ZnO + 2HCl®ZnCl2 + H2O (2)
0,04 0,08 0,04 
mZn= 0,02 .65 = 1,3(g)
mZnO= 4,54 – 1,3 + 3,24 (g)
b) dung dịch sau phản ứng có ZnCl2 và HCl dư
n HCl dư = 0,08mol
nZnCl2= 0,04 + 0,02= 0,06mol
= > CM HCl dư = 0,8M
=> CM ZnCl2 = 0,6M
Bài tập :
nH2= 0,02mol
n HCl = 0,1. 2= 0,2mol
Zn + 2 HCl ® ZnCl2 + H2 (1)
0,02 0,04 0,02 0,02
ZnO + 2HCl®ZnCl2 + H2O (2)
0,04 0,08 0,04 
mZn= 0,02 .65 = 1,3(g)
mZnO= 4,54 – 1,3 + 3,24 (g)
b) dung dịch sau phản ứng có ZnCl2 và HCl dư
n HCl dư= 0,2 – (0,08 + 0,04) = 0,08mol
nZnCl2= 0,04 + 0,02= 0,06mol
= > CM HCl dư = 0,8M
=> CM ZnCl2 = 0,6M
4. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập theo nội dung đề cương đã cho. Cần chú ý nội dung trọng tâm như sau:
+ Lý thuyết: Tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ: tính chất hoá học của oxit, axit, bazơ, muối.
Tính chất hoá học của kim loại, Al, Fe, dãy hoạt động hoá học của kim loại.
+ Bài tập: Thực hiện dãy biến hoá của các loại chất vô cơ.
Bài tập nhận biết các chất vô cơ.
Bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối, bài tập hiệu suất, bài tập biện luận theo chất dư.
(Các dạng bài tập như trong đề cương ôn tập học kì I môn Hoá 9- Năm học 2011-2012)

File đính kèm:

  • docTiet 35.doc