Giáo án Hóa học 11 - Bài 40: Ancoltiet

I. Mục tiêu:

 - HS nêu được:

 + Khái niệm, phân loại, đồng phân, danh pháp, liên kết hidro, tính chất vật lý của ancol.

 + Phương pháp điều chế ancol và ứng dụng của ancol etylic.

 - HS giải thích :

 + Tính chất vật lý của ancol: đặc điểm về độ tan và nhiệt độ sôi.

 - HS có kỹ năng:

 + Từ công thức biết gọi tên và ngược lại từ gọi tên viết được công thức những ancol đơn giản.

 + Vận dụng liên kết hidro giải thich một số tính chất vật lý của ancol.

- HS có thái độ:

 + Sự hứng thú học tập, tự tìm tòi kiến thức mới trên cơ sở khai thác mối quan hệ cấu tạo – tính chất.

 + Biết cách sử dụng hợp lí ancol tránh nguy hiểm, tự bảo vệ trước những tác hại của ancol.

 

doc5 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 3939 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Bài 40: Ancoltiet, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mục tiêu:
 - HS nêu được:
 + Khái niệm, phân loại, đồng phân, danh pháp, liên kết hidro, tính chất vật lý của ancol.
 + Phương pháp điều chế ancol và ứng dụng của ancol etylic.
 - HS giải thích :
 + Tính chất vật lý của ancol: đặc điểm về độ tan và nhiệt độ sôi.
 - HS có kỹ năng:
 + Từ công thức biết gọi tên và ngược lại từ gọi tên viết được công thức những ancol đơn giản.
 + Vận dụng liên kết hidro giải thich một số tính chất vật lý của ancol.
HS có thái độ:
 + Sự hứng thú học tập, tự tìm tòi kiến thức mới trên cơ sở khai thác mối quan hệ cấu tạo – tính chất.
 + Biết cách sử dụng hợp lí ancol tránh nguy hiểm, tự bảo vệ trước những tác hại của ancol.
II. Chuẩn bị:
GV: giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập, phấn màu.
HS: Ôn tập kiến thức bài halogen và xem trước bài ancol.
III. Tiến trình bài dạy
Hoạt động dạy và học
Nội dung bài
Hoạt động 1:
GV giới thiệu: những năm 60-70, WHO phát hiện ra Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt nhưng sức khỏe người Ai Cập lại rất tốt, ít bệnh tật và tuổi thọ trung bình tương đối cao. Người Nhật cho rằng:” Đây là thứ thuốc tuyệt vời nhất của nhân loại”. Đó là rượu tỏi. Thành phần rượu có CTHH thuộc hợp chất hữu cơ “ancol”. Vậy ancol là gì, có tính chất, điều chế, ứng dụng khác? Chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay
BÀI 40: ANCOL
(tiết 1)
Hoạt động 2
GV đưa ra một số CTCT của các hợp chất:
C2H5OH; , yêu cầu HS nhận xét về đặc điểm giống nhau về cấu tạo của hợp chất trên.
 + HS: chứa nhóm – OH.
- GV đưa ra khái niệm hoàn chỉnh về ancol, lưu ý với HS: C no là nguyên tử C chỉ liên kết đơn với nguyên tử C còn lại.
- GV đưa ra một số công thức sau: 
CH2 = CH –OH; có thuộc hợp chất ancol không?
- HS: không, vì nguyên tử C đính trực tiếp với nhóm – OH không no.
- GV giới thiệu về 2 hợp chất trên.
- GV lưu ý: về mặt hình thức, khi thay nguyên tử H ở nguyên tử C no của hidrocacbon bằng (-OH), ta được ancol.
I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI
1. Khái niệm
- Ancol là hợp chất hữu cơ mà trong phân tử có nhóm hidroxi (-OH) liên kết trực tiếp vói nguyên tử cacbon no
Cno – OH (-OH ancol)
C2H5OH: ancol no, đơn chức, mạch hở
 Ancol etylic.
CH2 = CH- CH2OH: ancol không no, 
 đơn chức, mạch hở
 ancol alylic.
Hoạt động3
GV: Tương tự như phân loại dẫn xuất halogen, nêu cơ sở phân loại ancol.
 + GV gợi ý, coi ancol gồm 2 phần:
 Gốc hidrocacbon + nhóm –OH
- GV tổng kết sự phân loại của ancol.
- GV cùng HS phân loại ancol, đã lấy ví dụ từ hoạt động 1.
- GV gợi ý; bậc ancol được xác định tương tự như bậc của dẫn xuất halogen, yêu cầu HS đưa ra định nghĩa .
- GV yêu cầu HS xác định các bậc ancol
2. Phân loại
- Đặc điểm gốc hidrocacbon ( no, không no, thơm ).
- Số lượng nhóm –OH ( đơn chức, đa chức)
- Bậc ancol: được tính bằng bâc của nguyên tử cácbon liên kết trực tiếp với nhóm – OH
 R1 – CH2 – OH: ancol bậc 1
 R1 - CH – R2 : ancol bậc 2
Hoạt động 4
- GV gợi ý HS coi ancol gồm gốc hidrocacbon + nhóm –OH, tương tự dẫn xuất halogen, ancol có đồng phân nảo?
- HS: mạch C và vị trí nhóm – OH
- GV:giới thiệu đồng phân ete:
 + Yêu cầu HS viết CTCT của C2H6O.
 + GV nhán mạnh: thuyết cấu tạo hóa học: sự thay đổi thứ tự liên kết của các nguyên tử trong phân tử tạo ra chất khác. Giới thiệu ete: chứa liên kết C- O- C
- GV nhấn mạnh : tùy yếu cầu đầu bài, viết đầy đủ các đồng phân. 
- GV giới thiệu cách đọc tên của ancol
- GV yêu cầu HS viết các công thức cấu tạo và gọi tên thay thế của ancol C4H10O
- GV lưu ý đề bài chỉ yêu cầu viết các đồng phân ancol của C4H10O
- GV giới thiệu tên thường của một số ancol thường gặp, đã viết công thức ở phần khái niệm
II. ĐỒNG PHAN VÀ DANH PHÁP
1. Đồng phân
- Đồng phân mạch cacbon
- Đồng phân vị trí nhóm – OH
- Đồng phân nhóm chức.
VD. viết CTCT của C2H6O.
CH3CH2OH : ancol
CH3OCH3 : đimetyl ete.
2. Danh pháp
a. Tên thường:
 Ancol + tên gốc ankyl + ic
b. Tên thay thế
Tên hidrocacbon tương ứng với mạch chính + số chỉ nhóm –OH + ol
- Đánh số thứ tự nguyên tử C mạch chính từ phía gần nhóm – OH hơn
- Mạch chình là mạch C dài nhất liên kết với nhóm OH
VD: Viết CTCT và gọi tên các đồng phân ancol C4H10O. 
Hoạt động 5
- GV phát vấn: nhiệt độ sôi của một chất phụ thuộc vào yếu tố nào?
 + HS: phân tử khối và liên kết giữa các phân tử.
- GV đưa ra bảng sau, yêu cầu HS nhận xét:
CH3OCH3
CH3CH2OH
CH3CH2CH3
M(dvC)
46
46
44
to sôi
-23
78
-42
- GV đưa ra: khối lượng phân tử tương đương, nhưng có nhiệt độ sôi khác nhau, đó là do ancol có liên kết hiđro 
- GV phát vấn: Tại sao có liên kết hidro mà tos của ancol cao hơn?
 + HS: mất nhiều năng lượng do phá vỡ liên kết hidro.
- Ngoài ra, ancol còn tan được nhiều trong nước, do ancol tạo được liên kết hidro với nước.
- GV giải thích do R là góc kị nước, khi R càng lớn, càng cồng kềnh thì ancol càng khó tan. 
- Ancol từ C1 à C3 gốc R nhỏ không ảnh hưởng đến sự tạo thành lien kết hiđrô.
III. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- Ancol ở thể lỏng hoặc rắn.
- Nhiệt độ sôi:
 + Tăng dần khi khối lượng phân tử tăng.
 + Nhiệt độ sôi của ancol cao hơn so với ete, hiđrôcacbon có khối lượng phân tử chênh lệch nhau không nhiều do ancol có liên kết hiđro với nhau à để phá vỡ các liên kết hidro này cần năng lượng lớn dưới dạng nhiệtà tosôi của ancol cao
O – HO – HO – H
 / / /
 R R R 
* Liên kết hiđrô của ancol là liên kết hình thành giữa O mang một phần điện âm của nhóm OH này với O mang một phần điện tích dương của mhóm OH kia.
- Độ tan:
 + Giảm dần khi phân tử khối tăng. 
+ Ancol từ C1 à C3 tan vô hạn trong nước
+ Ancol có độ tan lớn hơn ete, hiđrocacbon có khối lượng phân tử chênh lệch nhau không nhiều.do ancol tạo được liên kết hiđro với nước nên ancol dễ tan trong nước
 O – HO – H.... O –H.
 / / / 
R H R
Hoạt động 6
GV liên hệ tính chất anken đã học và cách nấu rượu trong dân gian dẫn dắt HS điều chế.
GV: Ngoài ra có thể tổng hợp ancol bằng cách thủy phân dẫn xuất halogen. GV yêu cầu HS viết pthh.
- GV giới thiệu sơ đồ phản ứng. Yêu cầu HS về nhà viết đầy đủ PTHH và trả lời tại sao phản ứngt thứ 2 lại tạo ra sản phẩm theo sơ đồ đó.
- GV giới thiệu một số ứng dụng của ancol, phân tích rõ lợi ích và độc hại của ancol 
IV. ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG.
1. Điều chế
a)PP cộng nước vào anken
CnH2n + H2O CnH2n+1 OH
Thí dụ : 
 C2H4 + H2OC2H5OH
b, PP sinh hoá (lên men tinh bột)
 Tinh bột glucozo
c, Thuỷ phân dẫn xuất Halogen
R-X + NaOH ROH + NaX
Thí dụ:
CH3Cl + NaOHCH3OH+ NaCl
d. Điều chế glixerol
2. Ứng dụng
- Ancol etylic dùng làm nguyên liệu để sản xuất các hợp chất khác như đietyl ete,axit axetic,etyl axetat,...làm dung môi để pha chế vecni,dược phẩm,nước hoa,
dùng làm nhiên liệu; để chế các loại rượu uống Uống nhiều rượu rất có hại cho sức khỏe .
- Metanol là để sản xuất anđehit fomic và axit axetic , metylamin,metyl clorua,
Metanol là chất rất độc.
Hoạt động 7
- GV tổng kết bài học
- GV giao bài tập cho HS: học bài cũ và đọc trước “ tính chất hoá học và điều chế ancol.
 Nhận xét của GV dự giờ

File đính kèm:

  • docBai 40 Ancoltiet 1.doc
Giáo án liên quan