Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn: Hóa 11

I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA

- Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình môn hóa học 11 ban cơ bản sau khi học xong học kì II.

- Mức độ cần đạt:

1) Về kiến thức: Hidrocacbon no; hidrocacbon không no; Hidrocacbon thơm, nguồn hidrocacbon thiên nhiên, hệ thống hóa về hidrocacbon; Dẫn xuất halogen, ancol, phenol; Anđehit, xeton, axit cacboxylic.

2) Về kĩ năng:

 - Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử.

 - Viết các phương trình hoá học của các hợp chất hữu cơ đã học.

 - Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên các hợp chất hữu cơ.

 - Tính thành phần phần trăm về thể tích, khối lượng các chất trong hỗn hợp

3) Thái độ:

 -

 

doc5 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1587 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn: Hóa 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày kiểm tra..Lớp.
Ngày kiểm tra..Lớp.
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
Môn: Hóa 11 – Cơ bản
Thời gian: 45 phút
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA
- Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình môn hóa học 11 ban cơ bản sau khi học xong học kì II.
- Mức độ cần đạt:
1) Về kiến thức: Hidrocacbon no; hidrocacbon không no; Hidrocacbon thơm, nguồn hidrocacbon thiên nhiên, hệ thống hóa về hidrocacbon; Dẫn xuất halogen, ancol, phenol; Anđehit, xeton, axit cacboxylic.
2) Về kĩ năng:
 - Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử.
 - Viết các phương trình hoá học của các hợp chất hữu cơ đã học.
 - Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên các hợp chất hữu cơ. 
 - Tính thành phần phần trăm về thể tích, khối lượng các chất trong hỗn hợp
3) Thái độ: 
	- 
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức: Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận.
- Học sinh làm bài trên lớp.
III. MA TRẬN
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương 5: Hiđrocacbon no
- Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp.
- Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh). 
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
Số câu hỏi
1
1
1
3
Số điểm
0,5
0,5
1
3,0 (30%)
Chương 6: Hidrocacbon không no
- Tính chất hoá học : Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp; phản ứng trùng hợp ; phản ứng oxi hoá. 
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken. 
- Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí có một anken cụ thể.
Số câu hỏi
1
1
1
3
Số điểm
0,5
0,5
2
2,0 (20%)
Chương 7: Hidrocacbon thơm, nguồn hidrocacbon thiên nhiên, hệ thống hóa về hidrocacbon
- Cấu tạo phân tử, dãy đồng đẳng của benzen
- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen, vận dụng quy tắc thế để dự đoán sản phẩm phản ứng.
Số câu hỏi
1
1
2
Số điểm
0,5
0,5
1,0 (10%)
Chương 8 : Dẫn xuất halogen. Ancol. Phenol
- Tính chất hoá học : Phản ứng oxi hoá ancol bậc I thành anđehit, 
- Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng.
Số câu hỏi
1
1
2
Số điểm
0,5
0,5
1,0 (10%)
Chương 9: Anđehit. Xeton. Axit cacboxylic
- Đặc điểm cấu tạo phân tử của anđehit.
- Tính chất hoá học của axit cacboxylic
- Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch axit trong phản ứng.
Số câu hỏi
1
1
1
3
Số điểm
0,5
0,5
2
3,0 (30%)
Tổng số câu
Tổng số điểm
3
1,5
(15%)
5
2,5
(25%)
2
1,0
(10%)
3
5,0
(50%)
13
10,0
(100%)
IV. NỘI DUNG DỀ KIỂM TRA
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)
Câu 1. Tính chất hoá học đặc trưng của ankan là
 A. phản ứng thế.	B. phản ứng tách	
 C. phản ứng phân huỷ.	D. phản ứng cộng.
Câu 2. Đốt cháy một hiđrôcacbon A thu được 17,6 gam CO2 và 9,0 gam H2O. Xác 
định dãy đồng đẳng của A?
 A. Ankin.	B. Ankađien.	C. Anken.	D. Ankan.
Câu 3. Khi cho anken CH2= CH-CH3 tác dụng với HCl thu được sản phẩm chính 
 A. CH3-CH2-CH2OH	B. CH3- CH2-CH2Cl	
 C. CH3-CH(Cl)-CH3	D. CH3-CH(OH)CH3
Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 2 Hidro cacbon X, Y liên tiếp trong dãy đồng đẳng 
thu được 8,4 lít CO2 (đktc) và 6,75g H2O. X, Y thuộc dãy đồng đẳng sau đây:
	A. Aren	 B. Ankan	 C. Anken	 D. Ankin
Câu 5. Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu đồng phân hiđrocacbon 
thơm?
 	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 6. Phản ứng của benzen với chất nào sau đây gọi là phản ứng nitro hóa ?
A. HNO3 đ /H2SO4 đ	 B. HNO2 đ /H2SO4 đ	
C. HNO3 loãng /H2SO4 đ	 	 D. HNO3 đ 
Câu 7. Khi oxi hóa ancol A bằng CuO, nhiệt độ, thu được andehit, vậy ancol A 
là:
A. ancol bậc 1 B. ancol bậc 2 
C. ancol bậc 1 hoặc ancol bậc 2 D. ancol bậc 3
Câu 8. Cho 11 gam hỗn hợp gồm 2 rượu đơn chức tác dụng hết với natri kim loại thu được 3,36 lít hidro (đktc). Khối lượng phân tử trung bình của 2 rượu là:
	A. 36,7	B. 48,8	
C. 73,3	D. 32,7
Câu 9. Andehit là hợp chất hưu cơ: 
 A. Chỉ có tính Oxi hoá B. Chỉ có tính khử 
 C. Chỉ có tính axit D. Vừa có tính Oxi hoá, vừa có tính khử 
Câu 10. Đun nóng 3 gam axít axetic với lượng dư ancol etylic (có H2SO4 đặc làm 
 xúc tác), hiệu suất phản ứng 75%. Khối lượng este thu được là:
	A. 2,2gam	B. 3,3gam	
	C. 6,6gam	D. 4,4gam
Phần II: Tự luận (5 điểm)
Câu 1. (1 điểm) 
Từ metan (các chất vô cơ và điều kiện phản ứng có đủ), hãy viết các phản ứng điều chế nhựa PVC (poli vinyl clorua) ?
Câu 2. ( 2 điểm)
	Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 ankin là đồng đẳng liên tiếp bởi oxi dư, sau phản ứng thu được 24,64 lít khí CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O . Xác định công thức phân tử, viết CTCT các ankin. Gọi tên.
Câu 3 
Chia hỗn hợp A gồm axit axetic và ancol etylic thành 2 phần bằng nhau. 
Phần 1 cho tác dụng với Na (dư) thu được 3,36 lít H2 (đktc). 
Để trung hòa hết phần 2 cần 200 ml dung dịch NaOH 1M.
a. Viết các phản ứng xảy ra?
b. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu ?
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Phần I: trắc nghiệm khách quan (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
D
C
C
C
A
A
A
D
B
Phần II: Tự luận
Câu
Đáp án
Điểm
1
Điều chế : mỗi phương trình phản ứng
2CH4 CH≡CH + 3H2
 CH≡CH + HClCH2=CH-Cl
0,25
0,5 
0,25 
2
 2 điểm
Đặt CT tương đương 2 ankin CnH2n-2 số mol (a)
PTPU đốt cháy
 CnH2n-2 + (3n-1)/2O2 → n CO2 + n-1 H2O 
 (a) → na (n-1)a
Số mol CO2 = na = 1,1 mol (I)
Số mol H2O (n-1)a = 0,8 mol (II)
Giải hệ được a = 0,3 và n = 3,67
Vậy CTPT 2 ankin là C3H4 và C4H8
CTCT CH3-CCH và CH3-CH2-C CH hoặc CH3-C C-CH3 
 Gọi tên (Propin) (but-1-in) (but-2-in)
0.25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
3
2 điểm
Phản ứng: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2 
 2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2 
 CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O 
0,25 
0,25
0,25
→ Số mol 1 phần hỗn hợp = 0,3 mol
→ 
→ 
Khối lượng CH3COOH : 0,2 x 60 = 12 gam
Khối lượng C2H5OH : 0,1 x 46 = 4,6 gam
→ Khối lượng hỗn hợp : 12 + 4,6 = 16,6 gam
→ % CH3COOH = 
→ 
0,25 
0,25 
0,25
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docDe kiem tra HKII ma tran dap an.doc
Giáo án liên quan