Giáo án Hóa học 11 - Bài 1: Sự điện li

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được :

 Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.

Kĩ năng

 Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.

 Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

 Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

B. Trọng tâm

 Bản chất tính dẫn điện của chất điện li (nguyên nhân và cơ chế đơn giản)

 Viết phương trình điện li của một số chất.

C. Hướng dẫn thực hiện

 Hình thành khái niệm chất điện li bằng thực nghiệm (có TN phản chứng về chất không điện li).

 Dựa vào kiến thức về dòng điện đã học trong Vật lí lớp 9 để thấy nguyên nhân dẫn điện của các chất điện li (phân biệt rõ phần tử nào tích điện dương, phần tử nào tích điện âm và trị số điện tích bằng bào nhiêu trong một phân tử chất điện li)

 Viết phương trình điện li dựa vào bảng tính tan của các chất, những chất được kí hiệu “T” thì phương trình điện li sử dụng mũi tên một chiều (), những chất được kí hiệu “K” thì không viết phương trình điện li hoặc nếu viết phương trình điện li thì sử

doc8 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Bài 1: Sự điện li, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết được :
- Nội dung thuyết cấu tạo hoá học ; Khái niệm đồng đẳng, đồng phân. 
- Liên kết cộng hoá trị và khái niệm về cấu trúc không gian của phân tử chất hữu cơ.
Kĩ năng
- Viết được công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ cụ thể. 
- Phân biệt được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể.
B. Trọng tâm:
- Nội dung thuyết cấu tạo hoá học, chất đồng đẳng, chất đồng phân
- Liên kết đơn, bội (đôi, ba) trong phân tử chất hữu cơ 
C. Hướng dẫn thực hiện
- Giới thiệu nội dung thuyết cấu tạo hoá học, 
- Dẫn ra một số ví dụ để hình thành khái niệm: chất đồng đẳng, chất đồng phân. 
- Dẫn ra một số ví dụ để giúp HS thấy các loại liên kết trong hợp chất hữu cơ: liên kết đơn và liên kết bội (liên kết đôi và ba). 
- Luyện tập: + Viết được công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ cụ thể theo dãy đồng đẳng của nó (ngược lại phân biệt đồng đẳng và đồng phân từ các công thức cấu tạo cụ thể). 
Bài 23. PHẢN ỨNG HỮU CƠ
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được :
Sơ lược về các loại phản ứng hữu cơ cơ bản : Phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách.
Kĩ năng
 Nhận biết được loại phản ứng thông qua các phương trình hoá học cụ thể.
B. Trọng tâm:
- Phân loại phản ứng hữu cơ cơ bản : Thế, cộng, tách ...
C. Hướng dẫn thực hiện
- Dẫn ra một số phản ứng hữu cơ và hướng dẫn HS quan sát để phân biệt một số loại phản ứng hữu cơ cơ bản : thế, cộng, tách.
- Dẫn ra một số ví dụ để thấy được đặc điểm của phản ứng hữu cơ là thường xảy ra chậm và tạo thành hỗn hợp sản phẩm
- Luyện tập: + Nhận biết được loại phản ứng theo các phương trình hoá học cụ thể.
CHƯƠNG 5: HIĐROCACBON NO
Bài 25. ANKAN
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được :
- Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng. 
- Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp.
- Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan).
- Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh). 
- Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. ứng dụng của ankan. 
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan. 
- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.
- Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
- Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt lượng của phản ứng cháy.
B. Trọng tâm:
- Đặc điểm cấu trúc phân tử của ankan, đồng phân của ankan và tên gọi tương ứng.
- Tính chất hoá học của ankan
- Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm 
C. Hướng dẫn thực hiện
- Giới thiệu dãy đồng đẳng và tên gọi: ankan Þ Công thức tổng quát của ankan.
- Dựa vào kiến thức đồng phân (đã học ở bài trên) để giúp HS viết được cấu tạo và tên gọi của các đồng phân ankan (có < 7 nguyên tử C) từ công thức phân tử.
- Tính chất hoá học của ankan : Tương đối trơ ở nhiệt độ thường nhưng dưới tác dụng của ánh sáng, xúc tác và nhiệt, ankan có tham gia :
+ Phản ứng thế: hướng dẫn HS dựa vào phương trình hóa học của phản ứng thế CH4 bởi halogen (SGK) viết phương trình hóa học của phản ứng thế C2H6 bởi halogen
	 Sau đó, có thể chỉ ra phản ứng dnagj tổng quát:
 CnH2n+2 + Cl2 CnH2n+1Cl + HCl
 .............+ Cl2 CnHCl2n+1 + HCl
 CnHCl2n+1 + Cl2 CnCl2n+2 + HCl
 Lưu ý: sự tạo sản phẩm chính là sản phẩm thế ở nguyên tử C bậc cao hơn.
+ Phản ứng tách hiđro, crăckinh. CnH2n+2 CnH2n + H2
 CnH2n+2 CxH2x+2 + Cn-xH2(n-x)
+ Phản ứng oxi hoá (cháy, oxi hoá không hoàn toàn tạo thành dẫn xuất chứa oxi).
 CnH2n+2 + () O2 nCO2 + (n+1)H2O (tỷ lệ mol > 1)
 CH4 + O2 H-CH=O + H2O
 C4H10 + 2,5O2 2CH3COOH + H2O
- Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm (từ CH3COONa và Al4C3).
- Luyện tập: + Viết công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.
	+ Viết các phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học của ankan.
	+ Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của một số ankan ; 
	+ Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp và tính nhiệt lượng của phản ứng cháy ; 
Bài 26. XICLO ANKAN
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được :
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử. 
- Tính chất hoá học : Phản ứng thế, tách, cháy tương tự ankan ; Phản ứng cộng mở vòng (với H2, Br2, HBr) của xicloankan có 3 - 4 nguyên tử cacbon. 
- ứng dụng của xicloankan.
Kĩ năng
- Quan sát mô hình phân tử và rút ra được nhận xét về cấu tạo của xicloankan.
- Từ cấu tạo phân tử, suy đoán được tính chất hoá học cơ bản của xicloankan.
- Viết được phương trình hoá học dạng công thức cấu tạo biểu diễn tính chất hoá học của xicloankan.
B. Trọng tâm:
- Cấu trúc phân tử của xiclohexan, xiclopropan, xiclobutan.
- Tính chất hoá học của xiclohexan, xiclopropan, xiclobutan.
C. Hướng dẫn thực hiện
- Giới thiệu một số xicloankan và tên gọi Þ Công thức tổng quát của mono xicloankan.
- Dựa vào kiến thức đồng phân (đã học ở bài trên) để giúp HS viết được cấu tạo và tên gọi của một số đồng phân xicloankan (có < 7 nguyên tử C) từ công thức phân tử.
- Tính chất hoá học của xicloankan : 
	+ Phản ứng cộng mở vòng:
 * với : H2, Br2, HBr (chỉ xảy ra với xiclopropan) 
 * với H2: (xảy ra với vòng xiclo có 4, 5, 6 nguyên tử C)
	+ Phản ứng thế và phản ứng oxi hoá (tương tự ankan).
- Luyện tập: Viết được phương trình hoá học dạng công thức cấu tạo biểu diễn tính chất hoá học của xicloankan.
Bài 28. THỰC HÀNH PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH NGUYÊN TỐ
ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA METAN 
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể.
- Phân tích định tính các nguyên tố C và H.
- Điều chế và thu khí metan.
- Đốt cháy khí metan.
- Dẫn khí metan vào dung dịch thuốc tím.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
B. Trọng tâm
- Phân tích định tính C, H; 
- Điều chế và thử tính chất của metan
C. Hướng dẫn thực hiện
- Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: 
	+ Nghiền chất rắn
	+ Trộn chất rắn và cho hỗn hợp vào ống nghiệm
	+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm
	+ Lắp dụng cụ theo hình vẽ
	+ Đun nóng ống nghiệm
	+ Đưa đầu ống dẫn khí vào chất lỏng trong ống nghiệm
	+ Đưa que diêm đang cháy đến đầu ống dẫn khí
- Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét
Thí nghiệm 1. Xác định sự có mặt của C, H trong hợp chất hữu cơ
	+ Phần chất rắn trong đáy ống nghiệm chuyển dần từ màu đen (CuO) ® màu đỏ (Cu) Þ chất hữu cơ đã bị oxi trong CuO oxi hóa.
	+ Bông rắc CuSO4 khan chuyển từ màu trắng ® màu xanh (CuSO4.5H2O) Þ có H2O tạo thành
	+ Ống nghiệm đựng dung dịch Ca(OH)2 có vẩn đục (CaCO3) Þ có CO2 tạo thành
Thí nghiệm 2. Điều chế và thử tính chất của metan
a) Ngọn lửa cháy sáng Þ CH4 bị đốt cháy
 Ở mẩu sứ có đọng giọt nước Þ Phản ứng cháy CH4 tạo H2O
b) Không có hiện tượng gì Þ CH4 không làm mất màu dung dịch Br2.
c) Không có hiện tượng gì Þ CH4 không làm mất màu dung dịch KMnO4.
CHƯƠNG 6: HIĐROCACBON KHÔNG NO
Bài 29. ANKEN
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được :
- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học. 
- Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken.
- Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của anken.
- Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. ứng dụng.
- Tính chất hoá học : Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp ; phản ứng trùng hợp ; phản ứng oxi hoá. 
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất. 
- Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).
- Viết các phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp cụ thể.
- Phân biệt được một số anken với ankan cụ thể.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken. 
- Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí có một anken cụ thể.
B. Trọng tâm:
- Dãy đồng đẳng và cách gọi tên theo danh pháp thông thường và danh pháp hệ thống/ thay thế của anken.
- Tính chất hoá học của anken. 
- Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và sản xuất trong công nghiệp. 
C. Hướng dẫn thực hiện
- Giới thiệu dãy đồng đẳng và cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken.
- Dựa vào kiến thức đồng phân để giúp HS viết được cấu tạo và tên gọi một số đồng phân cấu tạo của anken (có < 6 nguyên tử C) từ công thức phân tử (đồng phân mạch C, đồng phân vị trí liên kết đôi). 
(Chú ý liên hệ công thức phân tử chung để dẫn đến đồng phân mạch vòng xicloankan)
- Tính chất hoá học của anken :
+ Phản ứng cộng hiđro, cộng halogen (clo, brom trong dung dịch), cộng HX (HBr và nước) theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp.
 CnH2n + H2 CnH2n+ 2 
 CnH2n + Br2 ® CnH2nBr2 (làm mất màu dung dịch brom)
 CnH2n + HX ® CnH2n+1X
 CnH2n + H2O ® CnH2n+1OH (ancol)
+ Phản ứng trùng hợp etylen, propen, but-1-en và but-2-en.
+ Phản ứng oxi hoá (cháy và làm mất màu thuốc tím). 
CnH2n + () O2 nCO2 + nH2O (tỷ lệ mol = 1)
	3CnH2n + 2KMnO4 + 4H2O ® 3CnH2n(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH 
- Phương pháp điều chế anken:
	+ Trong phòng thí nghiệm: tách nước của ancol
 	+ Trong công nghiệp: tách hiđro hoặc crăckinh ankan 
- Luyện tập: + Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).
	+ Viết các phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng oxi hoá, phản ứng trùng hợp cụ thể.
	+ Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken, tính thành phần phầ

File đính kèm:

  • docChuan kien thuc 11 co ban.doc
Giáo án liên quan