Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 61,62 - Bài 36: Tốc độ phản ứng hóa học
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết: Khái niệm về tốc độ phản ứng và chất xúc tác.
- Hs hiểu: các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
2. Kĩ năng:
Quan sát thí nghiệm, sử dụng chất xúc tác trong phản ứng
II. Chuẩn bị:
GV: dụng cụ và hóa chất.
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Hoạt động:
Tiết 61,62: Chương 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC Bài 36: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết: Khái niệm về tốc độ phản ứng và chất xúc tác. - Hs hiểu: các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. 2. Kĩ năng: Quan sát thí nghiệm, sử dụng chất xúc tác trong phản ứng II. Chuẩn bị: GV: dụng cụ và hóa chất. III. Tiến trình dạy học: Kiểm tra bài cũ: Hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: GV: - làm thí nghiệm: Dd H2SO4 + dd BaCl2 Dd H2SO4 + dd Na2S2O3 - Hiện tượng gì đã xảy ra? Viết phương trình phản ứng? - Trong hai thí nghiệm trên, hiện tượng ( kết tủa) ở thí nghiệm nào xảy ra nhanh hơn? - Để đánh giá mức độ xảy ra phản ứng nhanh hay chậm người ta dùng đơn vị tính là tốc độ phản ứng hóa học. Nêu khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học? - Cho ví dụ để học sinh tính. HS: trả lời Hoạt động 2: GV: - Làm thí nghiệm: TN1: 25 mldd H2SO4 0,1M + 25 mldd Na2S2O3 0,1M TN2: 25 mldd H2SO4 0,1M + 25 mldd Na2S2O3 0,1M + 15 ml nước cất - Nồng độ các chất ở thí nghiệm 2 sau khi thêm nước vào thì lớn hay nhỏ hơn nồng độ chất ở thí nghiệm 1? - Ở thí nghiệm nào thì phản ứng xảy ra nhanh hơn? ( so sánh màu trắng đục) - Từ đó em có thể khẳng định nồng độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào? HS: trả lời Hoạt động 3: GV: - Xét phản ứng: 2HIkhí à H2 khí + I2 khí Khi tăng áp suất ( trong bình cùng nhiệt độ) P HI (atm) 1 2 V (mol/ls) 1,22.10-8 4,88.10-8 Khi tăng áp suất thì tốc độ phản ứng tăng hay giảm? - Để tăng áp suất ta có thể làm bằng cách nào? + Thêm số phân tử khí và giữ thể tích bình không đổi + Giảm thể tích bình HS; nhận xét Hoạt động 4: GV: - Làm thí nghiệm: TN1: 25 mldd H2SO4 0,1M + 25 mldd Na2S2O3 0,1M ở nhiệt độ thường TN2: 25 mldd H2SO4 0,1M + 25 mldd Na2S2O3 0,1M ở 500C - Nhận xét hiện tượng xảy ra ở các thí nghiệm? - Thí nghiệm nào hiện tượng xảy ra nhanh hơn? - Vậy nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào? tăng nhiệt độ làm các phân tử hoạt động mạnh va chạm nhiều tốc độ phản ứng tăng HS: nhận xét Hoạt động 5: GV: - Làm thí nghiệm: TN1: 25 ml dd HCl + 1 g CaCO3 hạt to TN2: 25 ml dd HCl + 1 g CaCO3 hạt nhỏ: bột - Thí nghiệm nào sủi bọt khí mạnh hơn và tan nhanh hơn? diện tích bề mặt chất phản ứng ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào? - Xét thí nghiệm: TN1: phân hủy H2O2 ở nhiệt độ thường 2H2O2 à 2H2O + O2 Phản ứng xảy ra chậm (sủi bọt khí yếu) TN2: phân hủy H2O2 có xúc tác MnO2 thấy khí thoát ra mạnh và sau phản ứng MnO2 vẫn còn nguyên vẹn Chất xúc tác ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào? HS: nhận xét I. Khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học: 1. Thí nghiệm: TN1: H2SO4 + BaCl2 à BaSO4 + 2HCl TN2: H2SO4+ Na2S2O3 àS + SO2 + Na2SO4 + H2O 2. Nhận xét: TN1: hiện tượng kết tủa xảy ra nhanh hơn Khái niệm: Tốc độ phản ứng là độ biến thiên của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. VD: Xét phản ứng: Br2 + HCOOH à CO2 + 2HBr Nồng độ Brom trước phản ứng: 0,0120 M Sau phản ứng: 0,0101 M Tính tốc độ phản ứng trong 50 giây? = = 3,80 . 10-5 mol/ls II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: 1. Ảnh hưởng của nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng 2. Ảnh hưởng của áp suất: Khi tăng áp suất, nồng độ chất khí tăng theo thì tốc độ phản ứng tăng. 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng tăng 4. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt: Khi tăng bề mặt chất phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng 5. Ảnh hưởng của chất xúc tác: Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc. III. Ý nghĩa thực tiến của tốc độ phản ứng: Kí duyệt của tổ trưởng Tuần 31: 21 – 04 – 2008 Phạm Thu Hà IV. Củng cố: V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tốc độ phản ứng hóa học (tiết 61,62).doc