Giáo án Hóa học 10 - Tiết 50, Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

I. Mục tiêu:

1. Phân biệt được trong các loại phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi. Trong phản ứng thế bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố. Trong phản ứng trao đổi, số oxi hóa của các nguyên tố không thay đổi.

2. Hiểu và biết dựa vào số oxi hóa, có thể chia phản ứng hóa học thành 2 loại chính là: Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa là phản ứng oxi hóa – khử và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa không phải là phản ứng oxi hóa khử.

3. Vận dụng được quy tắc để tính số oxi hóa và dựa vào số oxi hóa để phân loại phản ứng hóa học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 50, Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17	Tiết 2	Tiết PPCT: 50
Bài 18: PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ
I. Mục tiêu:
1. Phân biệt được trong các loại phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi. Trong phản ứng thế bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố. Trong phản ứng trao đổi, số oxi hóa của các nguyên tố không thay đổi.
2. Hiểu và biết dựa vào số oxi hóa, có thể chia phản ứng hóa học thành 2 loại chính là: Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa là phản ứng oxi hóa – khử và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa không phải là phản ứng oxi hóa khử.
3. Vận dụng được quy tắc để tính số oxi hóa và dựa vào số oxi hóa để phân loại phản ứng hóa học.
II. Chuẩn bị: 
1/ Chuẩn bị của GV: Chuẩn bị trước một số phản ứng hóa học có sự thay đổi và không có sự thay đổi số oxi hóa các nguyên tố. 
2/ Chuẩn bị của HS: Ôn tập trước các định nghĩa phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế, phản ứng trao đổi đã học.
III. Tiến trình dạy học: 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Trình bày các bước cân bằng phản ứng oxi hóa - khử theo phương pháp thăng bằng electron . 
Áp dụng: Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử: FeO + HNO3 Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm phản ứng hóa hợp?
- Cho ví dụ minh họa?
- Hãy xác định số oxi hóa tất cả các nguyên tố trong phản ứng? Nhận xét số oxi hóa các nguyên tố trước và sau phản ứng?
- Rút ra nhận xét gì về số oxi hóa của nguyên tố trong phản ứng hóa hợp?
- GV: kết luận:Trong phản ứng hóa hợp, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
- Phản ứng hóa hợp hay còn gọi là phản ứng kết hợp, phản ứng cộng hợp.
- Phản ứng mà hai hay nhiều chất kết hợp lại thành một chất.
- HS1: Phản ứng:
- Số oxi hóa nguyên tố lưu huỳnh tăng từ 0 +4, số oxi hóa nguyên tố oxi giảm từ 0 -2
- HS2:
Số oxi hóa tất cả các nguyên tố trước và sau phản ứng không thay đổi.
- Trong phản ứng hóa hợp, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi. 
I. Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa. 
1. Phản ứng hóa hợp:
Ví dụ: 
Kết luận: Trong phản ứng hóa hợp, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
Hoạt động 2
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm phản ứng phân hủy?
- Cho ví dụ minh họa?
- Hãy xác định số oxi hóa tất cả các nguyên tố trong phản ứng?
CaCO3CaO+ CO2
NH4NO2 N2O+H2O
Nhận xét số oxi hóa các nguyên tố trước và sau phản ứng?
- Rút ra nhận xét gì về số oxi hóa của nguyên tố trong phản ứng phân hủy?
- GV: kết luận: Trong phản ứng phân hủy, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
- Phản ứng phân hủy là phản ứng dưới tác dụng nhiệt một chất bị phân hủy thành nhiều chất khác.
Phản ứng phân hủy còn gọi là phản ứng nhiệt phân.
HS1:
Phản ứng phân hủy trên không có sự thay đổi số oxihóa các nguyên tố.
- HS2:
Phản ứng phân hủy trên có sự thay đổi số oxi hóa các nguyên tố.
Nhận xét: Trong phản ứng phân hủy, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
2. Phản ứng phân hủy:
Ví dụ:
Kết luận: Trong phản ứng phân hủy, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
Hoạt động 3
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm phản ứng thế?
- Cho ví dụ minh họa?
- Hãy xác định số oxi hóa tất cả các nguyên tố trong phản ứng?
Zn+CuSO4Cu+ZnSO4
Na + HCl NaCl + H2
Nhận xét số oxi hóa các nguyên tố trước và sau phản ứng?
- Rút ra nhận xét gì về số oxi hóa của nguyên tố trong phản ứng thế?
- GV: kết luận: Trong phản ứng thế, số oxi hóa của các nguyên tố luôn luôn có sự thay đổi .
- Phản ứng thế là phản ứng mà trong đó nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử này được thay thế bởi nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.
- HS1:
Số oxi hóa của nguyên tố kẽm, đồng có sự thay đổi.
 HS2:
Số oxi hóa của nguyên tố natri, hiđro có sự thay đổi.
Nhận xét: Trong phản ứng thế, số oxi hóa một số nguyên tố luôn có sự thay đổi.
3. Phản ứng thế:
Ví dụ:
Kết luận: Trong phản ứng thế, số oxi hóa một số nguyên tố luôn có sự thay đổi.
Hoạt động 4
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm phản ứng trao đổi?
- Cho ví dụ minh họa?
- Hãy xác định số oxi hóa tất cả các nguyên tố trong phản ứng?
Nhận xét số oxi hóa các nguyên tố trước và sau phản ứng?
- Rút ra nhận xét gì về số oxi hóa của nguyên tố trong phản trao đổi?
- GV: kết luận: Trong phản ứng trao đổi, số oxi hóa của các nguyên tố luôn không có sự thay đổi.
- Phản ứng trao đổi thường xảy ra giữa các chất?
- Phản ứng mà trong đó có sự trao đổi thành phần cấu tạo nên nó.
- HS1: 
Số oxi hóa của các nguyên tố không có sự thay đổi.
- HS2: 
 Số oxi hóa của các nguyên tố không có sự thay đổi.
Nhận xét: Trong phản ứng trao đổi số oxi hóa tất cả các nguyên tố luôn không có sự thay đổi.
4. Phản ứng trao đổi:
Ví dụ:
Kết luận: Trong phản ứng trao đổi số oxi hóa tất cả các nguyên tố luôn không có sự thay đổi.
- Có nhiều cách để phân loại phản ứng hóa học.
- Việc chia ra các loại phản ứng: hóa hợp, phân hủy, thế, trao đổidựa trên cơ sở nào?
- Nếu lấy cơ sở là số oxi hóa nguyên tố thì chia phản ứng hóa thành mấy loại?
- Bổ sung: Dựa trên sự thay đổi số oxi hóa nguyên tố thì việc phân loại sẽ thực chất hơn so với việc phân loại dựa trên số lượng các chất trước và sau phản ứng.
- Có thể dựa vào chất tham gia phản ứng và chất tạo thành sau phản ứng.
- Thành hai loại: Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa các nguyên tố.
II. Kết luận:
Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố người ta có thể chia phản ứng hóa học thành hai loại:
- Phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa các nguyên tố không phải là phản ứng oxi hóa - khử.
- Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa các nguyên tố Là phản ứng oxi hóa - khử.
4. Củng cố: 
Bài 1: Phản ứng: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2, có phải là phản ứng oxi hóa khử không? Vì sao?
Bài 2: Cho phản ứng: Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu, thì 1 mol Cu2+ đã nhận bao nhiêu electron?
Bài 3: Dấu hiệu nào để nhận biết một phản ứng oxi hóa - khử?
5. Dặn dò: 
- Xem lại bài chuẩn bị cho tiết luyện tập.
- Làm các bài tập 1,2, 3, 4, 5 trang 86, 87 sgk.

File đính kèm:

  • docTiet 50.doc