Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Chương I: Nguyên tử - Trần Thị Thu Hiền

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau tiết học này học sinh có thể:

- Hiểu rõ cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố.

- Tính được khối lượng nguyên tử tuyệt đối của các nguyên tố.

- Tính được số electron, số proton, số nơtron trong nguyên tử các nguyên tố.

- Tính được nguyên tử khối trung bình của các đồng vị.

- Viết được cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố.

II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Đàm thoại, trao đổi giữa Gv và Hs hoặc giữa Hs và Hs.

- Hs nêu ra những vấn đề còn thắc mắc và các Hs giúp bạn mình giải quyết các vấn đề đó.

III/ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Kết hợp với quá trình giảng bài mới.

3. Giảng bài mới:

 

Bài 1: Hãy chỉ ra câu không đúng trong số các câu sau:

a. Không có nguyên tố mà nguyên tử có lớp ngoài cùng nhiều hơn 8 electron.

b. Có nguyên tố mà lớp ngoài cùng bền vững với 2 electron.

c. Hạt nhân nguyên tử Hidro luôn chỉ có 1 proton.

d. Nguyên tử có tổng số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt.

Bài 2: Cho các phân lớp electron sau:

 s1, p5, f9, d10, p6, d5, d3, f7, d3, f14.

Phân lớp nào đã bão hòa, phân lớp nào bán bão hòa.

 

doc15 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Chương I: Nguyên tử - Trần Thị Thu Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lít khí (đktc) và dd B.Biết pư xảy ra vừa đủ.
Xác định tên kim loại A.
Tính C% của dd HCl và dd B.
Cần lấy bao nhiêu gam dd B và H2O để pha thành 600g dd mới có nồng độ 2,5%.
- Một Hs lên bảng làm theo yêu cầu phiếu học tập.
- Các nhóm Hs thảo luận, đối chiếu tìm ra đáp án đúng.
- Chia bảng làm 3, 3 Hs lên làm bài theo yêu cầu phiếu học tập.
- Các nhóm Hs thảo luận, đối chiếu tìm ra đáp án đúng.
- Một Hs lên bảng làm theo yêu cầu phiếu học tập.
- Một Hs lên bảng làm theo yêu cầu phiếu học tập.
- Các nhóm Hs thảo luận tìm đáp án đúng.
- Các nhóm Hs thảo luận tìm đáp án đúng.
- Một Hs lên bảng làm theo yêu cầu phiếu học tập.
- Các nhóm Hs thảo luận , đối chiếu tìm ra đáp án đúng.
- Các nhóm Hs thảo luận tìm ra đáp án đúng. 
- Các nhóm Hs thảo luận tìm ra đáp án đúng. 
- Hai Hs lên bảng làm theo yêu cầu phiếu học tập.
- Hai Hs lên bảng làm theo yêu cầu phiếu học tập.
- Các nhóm Hs thảo luận tìm ra đáp án đúng. 
- Hai Hs lên bảng làm theo yêu cầu phiếu học tập.
- Các nhóm Hs thảo luận tìm ra đáp án đúng. 
- Hai Hs lên bảng làm theo yêu cầu phiếu học tập.
- Hs dưới lớp làm vào vở , đối chiếu kết quả.
- Các nhóm Hs thảo luận tìm ra đáp án đúng. 
Củng cố:
Dặn dò và bài tập về nhà:
Làm các bài tập chương II sau đây.
MỘT SỐ BÀI TẬP CHƯƠNG II.
Bài 1: Nêu các quy luật biến thiên tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện, năng lượng ion hóa thứ nhất, bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm A. Giải thích.
Bài 2: Nêu các quy luật biến thiên tính axit, bazơ của các oxit cao nhất và hidroxit tương ứng trong một chu kì, trong một nhóm A. Giải thích.
Bài 3: Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 13. Hãy so sánh tính kim loại của chúng? Giải thích?
Bài 4: Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 17. Hãy so sánh tính kim loại của chúng? Giải thích?
Bài 5: Hãy sắp xếp và giải thích các nguyên tố theo chiều:
Tăng dần tính kim loại của: K, Na, Li.
Giảm dần tính phi kim của: F, Cl, Br, I.
Giảm dần tính kim loại của: K, Ca, Mg, Al.
Tăng dần tính phi kim của: S, F, Cl.
Tăng dần tính kim loại của: Na, Mg, Al.
Giảm dần tính phi kim của: N, O, F.
Bài 6: So sánh tính bazơ hoặc axit (có giải thích) của các hợp chất sau:
NaOH, KOH, RbOH.
NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.
H3PO4, H2SO4, HClO4.
H3PO4, H2SO4, HNO3.
Bài 7: Một nguyên tố R tạo hợp chất khí với hidro dạng RH3. Thành phần % về khối lượng của nguyên tố R trong oxit cao nhất là 25,926%.
Xác định tên nguyên tố. Viết CTPT của oxit cao nhất của nguyên tố đó.
Viết cấu hình electron nguyên tử.
Hòa tan hết 3,24g oxit cao nhất của R vào nước thu được dd A. Tính nồng độ mol/l của dd A biết VddA = 150ml.
Tính thể tích dd NaOH 1M cần dùng để trung hòa hết 200ml dd A trên.
Bài 8: Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O. Thành phần % về khối lượng của R trong oxit đó là 74,19%.
Xác định R.
Hoà tan hết mg R vào nước thu được 500ml dd A 1,222M (d = 1,05g/ml). Tính m và nồng độ % các chất trong dd A.
Bài 9: Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức R2O5, với hidro nó tạo hợp chất khí chứa 91,18% R.
Định tên nguyên tố R từ đó xác định công thức hóa học của hợp chất khí với hidro của R.
So sánh độ âm điện của R với F và O.
Hòa tan hoàn toàn 28,4g oxit trên vào 200g nước hãy xác định C% của dd thu được.
Bài 10: Oxit cao nhất của một nguyên tố có công thức RO3, với hidro nó tạo hợp chất khí chứa 5,88% H.
Định tên nguyên tố R từ đó xác định công thức hóa học của hợp chất khí với hidro của R.
Hòa tan hoàn toàn 32g oxit trên vào 200g nước hãy xác định C% của dd thu được.
Bài 11: Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố ứng với công thức RH3.Tỉ khối hơi của oxit cao nhất của R với hidro bằng 54.
Định tên nguyên tố R từ đó xác định công thức hóa học của oxit trên.
Hòa tan hoàn toàn 21,6g oxit trên vào nước để được 200ml dd A. Hãy xác định CM của các chất trong dd A. Nếu dddA = 1,37g/ml, hãy tính C% các chất trong dd A.
Bài 12: Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố ứng với công thức H2R. Oxit cao nhất của R chứa 60% nguyên tố oxi về khối lượng.
Xác định nguyên tố R.
So sánh tính phi kim của R với F và O.
Bài 13: X là nguyên tố thuộc nhóm VIIA. Oxit cao nhất của nó có khối lượng phân tử là 183 đvC.
Xác định X.
Y là một kim loại hóa trị (III). Cho 1,344 lít khí X2 (đktc) tác dụng với Y dư thu được 5,34g muối. Tìm Y.
Bài 14: 
Nguyên tố X thuộc nhóm A trong HTTH. Hợp chất Y của X với hidro có 97,26% X về khối lượng. Xác định tên X.
B là kim loại nhóm A và có 2 electron lớp ngoài cùng. Cho 14,6g B tác dụng vừa đủ với 200g dd Y 14,6% ở trên tạo ra khí C và dd D. Xác định C% các chất trong dd D.
Bài 15: A và B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp nhau trong HTTH. A có 6 electron lớp ngoài cùng. Hợp chất M của A với hidro chứa 11,1% hidro về khối lượng. Xác định A, B, M.
	Đs: A là O; B là S và M là H2O.
Bài 16: Cho các nguyên tố sau: 
Xác định số proton, số nơtron, số electron có trong nguyên tử các nguyên tố trên.
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trên.
Xác định vị trí của các nguyên tố trên trong HTTH.
Bài 17: 
Cho nguyên tố A nằm ở chu kì 3 thuộc nhóm VA. Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định số electron có trong nguyên tử nguyên tố A. Điện tích hạt nhân nguyên tử nguyên tố A bằng bao nhiêu?
Nguyên tử nguyên tố B có cấu hình electron tận cùng là 4p4. Viết cấu hình electron đầy đủ và xác định vị trí của B trong HTTH. Có thể xác định khối lượng nguyên tử của B được không? Vì sao?
Nguyên tử nguyên tố D có 2 lớp electron và có 3 electron lớp ngoài cùng. Viết cấu hình electron nguyên tử nguyên tố D và xác định vị trí của D trong HTTH.
Bài 18*: Hai nguyên tố X và Y thuộc hai nhóm A liên tiếp trong cùng một chu kì của HTTH. Y thuộc nhóm II. Tổng số hiệu nguyên tử của X và Y là 23. Viết cấu hình electron nguyên tử của X và Y.
Bài 19*: Hai nguyên tố X và Y thuộc hai nhóm A liên tiếp trong cùng một chu kì của HTTH. Tổng điện tích hạt nhân của X và Y là 31+. Viết cấu hình electron nguyên tử của X và Y. X và Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao? Biết ZX > ZY.
Bài 20*: Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng một nhóm A trong hai chu kì liên tiếp của HTTH. Tổng số proton của X và Y là 32. Viết cấu hình electron nguyên tử của X và Y. Xác định vị trí của X và Y trong HTTH. Biết ZX < ZY.
Bài 21: Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của HTTH. Tổng số điện tích hạt nhân là 25.
Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của hai nguyên tố trên trong HTTH.
Viết công thức oxit cao nhất của hai nguyên tố trên.
Sắp xếp hai nguyên tố trên theo chiều tăng dần tính kim loại.
Bài 22: Nguyên tố A thuộc chu kì 3, nhóm VIIA trong HTTH.
Nguyên tử của nguyên tố A có bao nhiêu electron lớp ngoài cùng.
Viết cấu hình electron nguyên tử nguyên tố A.
Bài 23*: Tổng số hạt nơtron, proton , electron trong nguyên tử một đồng vị bền của nguyên tố X là 16.
Hãy viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X.
Viết cấu hình electron nguyên tử của X và xác định vị trí của nó trong HTTH.
Bài 24: Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố là 58 và số khối nhỏ hơn 40.
Xác định tên nguyên tố đó.
Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
Xác định vị trí của nguyên tố đó trong HTTH.
Dự đoán khả năng đặc trưng của nguyên tố đó khi nó tham gia pưhh.
Bài 25: Cho các nguyên tố sau: 19X, 11Y, 3Z, 16A, 17B, 15D, 13M.
So sánh độ âm điện của các nguyên tố X, Y, Z. Giải thích.
So sánh tính phi kim của các nguyên tố A, B, D. Giải thích.
So sánh tính kim loại của các nguyên tố X, Y, M. Giải thích.
So sánh bán kính nguyên tử của các nguyên tố X, M, D. Giải thích.
Bài 26: Cho 4,4g hỗn hợp hai kim loại thuộc hai chu kì kế tiếp nhau và đều thuộc cùng nhóm IIA tác dụng với dd axit clohidric đu thu được 3,36 lít khí (đktc). Xác định tên các kim loại trên và vị trí của chúng trong HTTH.
Chương III:
LIÊN KẾT HOÁ HỌC.
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau tiết học này học sinh có thể:
Hiểu được mục đích liên kết của các nguyên tử.
Hiểu được cách thức liên kết của các nguyên tử.
Phân loại được liên kết ion, liên kết cộng hóa trị có cực, liên kết cộng hóa trị không cực.
So sánh liên kết ion, liên kết cộng hóa trị có cực, liên kết cộng hóa trị không cực.
Viết được các quá trình hình thành ion, liên kết ion.
Viết được các bước hình thành liên kết cộng hóa trị.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Đàm thoại, trao đổi giữa Gv và Hs hoặc giữa Hs và Hs.
Hs nêu ra những vấn đề còn thắc mắc và các Hs giúp bạn mình giải quyết các vấn đề đó.
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp với quá trình giảng bài mới.
Giảng bài mới:
Bài 1: Hãy viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng:
Li à Li+.
Mg à Mg2+.
Na à Na+.
Al à Al3+.
Cl à Cl-.
S à S2-.
Bài 2: 
Giải thích sự hình thành liên kết trong các hợp chất sau: HCl, CO2, H2S, NaBr, Cl2, KCl, H2O.
Viết phương trình phản ứng và biểu diễn chiều di chuyển electron giữa các chất khi cho:
Natri cháy trong khí oxi.
Canxi vào nước.
Magie vào dung dịch axit clohidric.
Bari cháy trong khí clo. 
Bài 3: Hãy giải thích sự hình thành liên kết giữa các nguyên tố: K và O; Ca và F; H và Br; N và H.
Bài 4: X, Y, Z là những nguyên tố có số đơn vị điện tích hạt nhân tương ứng là: 9, 19, 8.
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trên.
Dự đoán kiểu liên kết hóa học có thể có giữa các cặp chất sau: X và Y; Y và Z; X và Z.
Chương IV:
 PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ.
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau tiết học này học sinh có thể:
Định nghĩa được chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa, phản ứng oxi hóa - khử.
Xác định được chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa, phản ứng oxi hóa - khử.
Phân biệt được phản ứng oxi hóa - khử với các loại phản ứng khác.
Xác định được số oxi hóa của các nguyên tố.
Cân bằng thành thạo những phản ứng oxi hóa - khử từ đơn giản đến phức tạp.
Giải được các bài tập về nồng độ dung dịch.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Đàm thoại, trao đổi giữa Gv và Hs hoặc giữa Hs và Hs.
Hs nêu ra những vấn đề còn thắc mắc và các H

File đính kèm:

  • docgiao an tu chon 10CB.doc