Giáo án: hóa học 10 – cơ bản bài 4: cấu tạo vỏ nguyên tử

I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng:

1. Kiến thức:

HS biết được:

- Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo

xác định tạo nên vỏ nguyên tử.

- Trong nguyên tử, các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp (K, L, M,

N).

- Một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp. Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng

lượng bằng nhau.

- Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp.

2. Kĩ năng:

HS có kĩ năng xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s, p, d) trong

một lớp.

II. Trọng tâm:

- Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử.

- Lớp và phân lớp electron.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- HS học kĩ bài cũ.

- Nội dung bài mới.

- Hình 1.6: Mô hình mẫu hành tinh nguyên tử Rơ-dơ-pho, Bo và Zom-mơ-phen

pdf4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5589 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án: hóa học 10 – cơ bản bài 4: cấu tạo vỏ nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Trần Bình Trọng Giáo án: Hóa học 10 – cơ bản 
Tổ: Hóa học Giáo viên: Trần Thị Trà Vinh 
Tiết: 7, 8 
Bài 4: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ 
I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng: 
 1. Kiến thức: 
 HS biết được: 
 - Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo 
xác định tạo nên vỏ nguyên tử. 
 - Trong nguyên tử, các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp (K, L, M, 
N). 
 - Một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp. Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng 
lượng bằng nhau. 
 - Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp. 
 2. Kĩ năng: 
 HS có kĩ năng xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s, p, d) trong 
một lớp. 
II. Trọng tâm: 
 - Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử. 
 - Lớp và phân lớp electron. 
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
 - HS học kĩ bài cũ. 
 - Nội dung bài mới. 
 - Hình 1.6: Mô hình mẫu hành tinh nguyên tử Rơ-dơ-pho, Bo và Zom-mơ-phen. 
IV. Phương pháp dạy học chủ đạo: 
 - Sử dụng phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề, gợi mở vấn đề. 
V. Tiến trình lên lớp : 
 1. Ổn định lớp – Kiểm tra bài cũ. 
 Câu hỏi: Từ kí hiệu: 2412 Mg , xác định số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số electron và 
số notron của nguyên tố magie. 
Giải: 
 Số hiệu nguyên tử của Mg là 12 nên có số đơn vị điện tích hạt nhân là 12, trong hạt nhân có 
12 proton và vỏ nguyên tử có 12 electron. 
 Vì A = Z + N 
  N = A – Z = 24 – 12 = 12 
 Nguyên tử Mg có 12 notron trong hạt nhân. 
 2. Nội dung bài mới: 
Trường THPT Trần Bình Trọng Giáo án: Hóa học 10 – cơ bản 
Tổ: Hóa học Giáo viên: Trần Thị Trà Vinh 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng 
GV giới thiệu hình 1.6 và 
hướng dẫn HS đọc SGK để 
rút ra các kết luận: 
+ Mô hình hành tinh 
nguyên tử Rơ-dơ-pho, Bo và 
Zom-mơ-phen có tác dụng rất 
lớn đến sự phát triển lí thuyết 
cấu tạo nguyên tử nhưng 
không đầy đủ để giải thích 
mọi tính chất của nguyên tử. 
+ Ngày nay người ta biết 
các electron chuyển động rất 
nhanh trong khu vực xung 
quanh hạt nhân nguyên tử 
không theo những quỹ đạo 
xác định tạo nên vỏ nguyên 
tử. 
Yêu cầu HS tham khảo 
SGK và so sánh số electron ở 
vỏ nguyên tử của một nguyên 
tố, số proton trong hạt nhân 
nguyên tử, số hiệu nguyên tử 
với số thứ tự của nguyên tố 
trong bảng tuần hoàn. 
Tiếp đó GV đặt vấn đề: các 
electron phân bố xung quanh 
hạt nhân theo qui luật nào? 
HS lắng nghe và ghi 
chép. 
HS trả lời: Số 
electron ở vỏ nguyên tử 
của một nguyên tố = số 
proton trong hạt nhân 
nguyên tử = số hiệu 
nguyên tử = số thứ tự 
của nguyên tố trong 
bảng tuần hoàn. 
I. Sự chuyển động của các electron 
trong nguyên tử: 
 Các electron chuyển động rất 
nhanh trong khu vực xung quanh hạt 
nhân nguyên tử không theo những 
quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên 
tử. 
 Số electron ở vỏ nguyên tử của một 
nguyên tố = số proton trong hạt nhân 
nguyên tử = số hiệu nguyên tử = số 
thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần 
hoàn. 
Cho HS nghiên cứu SGK và 
trả lời các câu hỏi sau: 
+ Các electron trong 
nguyên tử ở trạng thái cơ bản 
sắp xếp như thế nào? 
+ Mức năng lượng của các 
electron trên cùng một lớp 
như thế nào? 
GV nhận xét và bổ sung tên 
gọi của các lớp electron. 
HS nghiên cứu SGK 
và trả lời: 
+ Các electron trong 
nguyên tử ở trạng thái 
cơ bản lần lượt chiếm 
các mức năng lượng từ 
thấp đến cao và sắp xếp 
thành từng lớp. Các 
electron ở gần nhân 
hơn liên kết bền chặt 
hơn với hạt nhân. 
+ Các electron trên 
cùng một lớp có mức 
năng lượng gần bằng 
nhau. 
II. Lớp electron và phân lớp 
electron: 
 1. Lớp electron: 
 Các electron trong nguyên tử ở 
trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các 
mức năng lượng từ thấp đến cao và 
sắp xếp thành từng lớp. Các electron 
ở gần nhân hơn liên kết bền chặt hơn 
với hạt nhân. 
 Các electron trên cùng một lớp có 
mức năng lượng gần bằng nhau. 
 Xếp theo mức năng lượng từ thấp 
đến cao, các lớp electron được đánh 
số thứ tự và đặt tên: 
 Thứ tự của lớp: n = 1 2 3 4. . . 
Tên lớp tương ứng: K L M N. . . 
GV thông báo cho HS biết 
mỗi lớp electron lại chia 
thành các phân lớp. 
HS trả lời: 
 + Các electron trên 
cùng một phân lớp có 
 2. Phân lớp electron: 
 - Mỗi lớp electron lại chia thành 
các phân lớp. 
 - Các electron trên cùng một phân 
Trường THPT Trần Bình Trọng Giáo án: Hóa học 10 – cơ bản 
Tổ: Hóa học Giáo viên: Trần Thị Trà Vinh 
Yêu cầu HS cho biết mức 
năng lượng của các electron 
trên cùng một lớp và kí hiệu 
của các phân lớp? 
Hướng dẫn HS 
+ Cách xác định số phân 
lớp trong một lớp: Số phân 
lớp trong mỗi lớp = số thứ tự 
của lớp. 
+ Cách gọi tên electron ở 
phân lớp. 
mức năng lượng bằng 
nhau. 
 + Các phân lớp được 
kí hiệu bằng các chữ 
cái thường s, p, d, f. 
HS lắng nghe, ghi 
chép. 
lớp có mức năng lượng bằng nhau. 
 - Các phân lớp được kí hiệu bằng 
các chữ cái thường s, p, d, f. 
 - Số phân lớp trong mỗi lớp = số 
thứ tự của lớp. 
 Ví dụ: 
 + Lớp thứ nhất (lớp K, n=1) có 
một phân lớp là 1s. 
 + Lớp thứ hai (lớp L, n=2) có 
hai phân lớp là 2s và 2p. 
 - Các electron ở phân lớp s gọi là 
các electron s, ở phân lớp p gọi là các 
electron p, ... 
GV cung cấp cho HS biết 
số electron tối đa trong một 
phân lớp: 
 + Phân lớp s chứa tối đa 2 
electron. 
 + Phân lớp p chứa tối đa 6 
electron. 
 + Phân lớp d chứa tối đa 
10 electron. 
 + Phân lớp f chứa tối đa 
14 electron. 
Yêu cầu HS tính số electron 
tối đa trong lớp n = 1, 2, 3? 
Lớp n=4, GV hướng dẫn 
HS dùng công thức: Số 
electron tối đa của lớp thứ n 
= 22n để tính. 
Yêu cầu HS tính số electron 
tối đa trong lớp n = 4? 
Cung cấp cho HS biết khái 
niệm phân lớp electron bão 
hóa và lớp electron bão hòa. 
Yêu cầu HS làm ví dụ: Xác 
định số lớp electron của các 
nguyên tử 12 236 11,C Na ? 
HS ghi chép. 
HS làm bài: 
+ n=1 có tối đa 2 
electron. 
+ n=2 có tối đa 8 
electron. 
+ n=3 có tối đa 18 
electron. 
HS trả lời: n = 4: có 
tối đa 42.4 32 
electron. 
HS lắng nghe và ghi 
chép. 
HS làm bài: 
 - Số đơn vị điện tích 
hạt nhân của nguyên tử 
cacbon là 6 nên hạt 
nhân có 6 proton, vỏ 
nguyên tử có 6 electron 
được phân bố: 2 
electron trên lớp K 
(n=1) và 4 electron trên 
lớp L (n=2). 
 - Số đơn vị điện tích 
III. Số electron tối đa trong một 
phân lớp, một lớp: 
 - Số electron tối đa trong một phân 
lớp: 
 + Phân lớp s chứa tối đa 2 
electron. 
 + Phân lớp p chứa tối đa 6 
electron. 
 + Phân lớp d chứa tối đa 10 
electron. 
 + Phân lớp f chứa tối đa 14 
electron. 
 Phân lớp đủ số electron tối đa gọi 
là phân lớp electron bão hòa. 
 - Số electron tôi đa trong một lớp: 
 + Lớp thứ nhất (lớp K, n=1) có 1 
phân lớp 1s, chứa tối đa 2 electron. 
 + Lớp thứ hai (lớp L, n=2) có 2 
phân lớp 2s và 2p, chứa tối đa 8 
electron. 
 + Lớp thứ ba (lớp M, n=3) có 3 
phân lớp 3s, 3p và 3d, chứa tối đa 18 
electron. 
 Số electron tối đa của lớp thứ n = 
22n 
 + Lớp thứ tư (lớp N, n=4) chứa tối 
đa 42.4 32 electron. 
 Lớp có đủ số electron tối đa gọi là 
lớp electron bão hòa. 
 Ví dụ: Xác định số lớp electron của 
các nguyên tử 12 236 11,C Na ? 
 Giải: 
 - Số đơn vị điện tích hạt nhân của 
nguyên tử cacbon là 6 nên hạt nhân 
có 6 proton, vỏ nguyên tử có 6 
Trường THPT Trần Bình Trọng Giáo án: Hóa học 10 – cơ bản 
Tổ: Hóa học Giáo viên: Trần Thị Trà Vinh 
hạt nhân của nguyên tử 
natri là 11 nên hạt nhân 
có 11 proton, vỏ 
nguyên tử có 11 
electron được phân bố: 
2 electron trên lớp K 
(n=1), 8 electron trên 
lớp L (n=2) và 1 
electron trên lớp M 
(n=1). 
electron được phân bố: 2 electron 
trên lớp K (n=1) và 4 electron trên 
lớp L (n=2). 
 - Số đơn vị điện tích hạt nhân của 
nguyên tử natri là 11 nên hạt nhân có 
11 proton, vỏ nguyên tử có 11 
electron được phân bố: 2 electron 
trên lớp K (n=1), 8 electron trên lớp 
L (n=2) và 1 electron trên lớp M 
(n=1). 
 3. Củng cố bài học: 
GV yêu cầu HS nhắc lại các nội dung kiến thức của bài học: 
 - Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử. 
 - Lớp và phân lớp electron. 
 4. Yêu cầu HS về nhà học bài và làm bài tập. 
VI. Rút kinh nghiệm: 
……………………………………………………………………………………………..…..………
………………………………………………………………………………….…...………………..
……………………………………………………………………………....…………………………
………………………………………………………………..………………..………….…………
………………………………………………………........................................................................ 
   

File đính kèm:

  • pdfbai 4 cau tao vo nguyen tu.pdf