Giáo án giảng dạy Lớp 4 - Tuần 2

2. KTBC:

- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 5

- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

3. Bài mới:

3.1. Giới thiệu bài:

-GV nêu yêu cầu, ghi đề bài

3.2. Ôn tập về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn:

- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang 8 SGK và yêu cầu các em nêu mối quan hệ giũa các hàng liền kề.

+ Mấy đơn vị bằng 1 chục? (1chục bằng bao nhiêu đ vị ?)

+Mấychục bằng 1 trăm? (1trăm bằng mấy chục?)

 + Mấy trăm bằng 1 nghìn? (1 nghìn bằng mấy trăm?)

+ Mấy nghìn bằng 1 chục nghìn? (1 chục nghìn bằng mấy nghìn ?)

 + Mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn? (1 trăm nghìn bằng mấy chục nghìn ?)

- Hãy viết số 1 trăm nghìn.

 

doc28 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp 4 - Tuần 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mấy chục, mấy đơn vị ?
- Hãy viết số 52314 thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- GV nhận xét cách viết đúng, sau đó yêu cầu HS cả lớp làm các phần còn lại của bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
Bài 2 
- Thực hiện đọc các số: 2453, 65243, 762543, 53620.
- Chữ số 5 ở số 2453 thuộc hàng chục, ở số 65243 thuộc hàng nghìn, ở số 762543 thuộc hàng trăm, ở số 53620 thuộc hàng chục nghìn.
- HS nghe.
- HS nêu: Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- Gồm ba hàng là hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
- Gồm ba hàng đó là hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- Ba trăm hai mươi mốt.
- HS viết số 1 vào cột đơn vị, số 2 vào cột chục, số 3 vào cột trăm.
- HS: Số 321 có chữ số 1 ở hàng đơn vị, chữ số 2 ở hàng chục, chữ số 3 ở hàng trăm.
- Số 654000 có chữ số 0 ở các hàng đơn vị, chục, trăm, chữ số 4 ở hàng nghìn, chữ số 5 ở hàng chục nghìn, chữ số 6 ở hàng trăm nghìn.
- Số 654321 có chữ số 1 ở hàng đơn vị, chữ số 2 ở hàng chục, chữ số 3 ở hàng trăm, chữ số 4 ở hàng nghìn, chữ số 5 ở hàng chục nghìn, chữ số 6 ở hàng trăm nghìn.
- Bảng có các cột: Đọc số, viết số, các lớp, hàng của số.
- HS đọc: Năm mươi tư nghìn ba trăm mười hai.
- 1 HS lên bảng viết 54312
- Số 54312 có chữ số 2 ở hàng đơn vị, chữ số 1 ở hàng chục, chữ số 3 ở hàng trăm, chữ số 4 ở hàng nghìn, chữ số 5 ở hàng chục nghìn.
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp nhận xét và theo dõi.
- Chữ số 5 hàng chục nghìn và 4 hàng nghìn thuộc lớp nghìn.
- Lớp đơn vị.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào VBT.
- HS nêu.
- 1 HS đọc cho 1 HS khác viết các số 46307, 56032, 123517, 305804, 960783.
+ Trong số 46307 chữ số 3 ở hàng trăm, lớp đơn vị.
+ Trong số 56032 chữ số 3 ở hàng chục, lớp đơn vị.
+ HS trả lời.
+ Số 960783 có chữ số 6 ở hàng chục nghìn.
+ Có hai số có chữ số hàng đơn vị là 7 đó là số 46307 và số 123517.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Số 52314 gồm 5 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 4 đơn vị.
- 1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào VBT: 52314 = 50000 + 2000 + 300 + 10 + 4
- HS nghe.
.
Tiết 2 Khoa học
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN.
VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG
I. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể :
- Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: Chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng.
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn .
- Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Hình trang 10, 11-SGK; phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động :
2. Kiểm tra: 
- Nêu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện trao đổi chất ở người
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
 -GV nêu yêu cầu, ghi đề bài 
3.2. HĐ1: Tập phân loại thức ăn
* Mục tiêu: 
- HS sắp xếp các thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật. 
- Phân loại thức ăn dựa vào chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn.
* Cách tiến hành:
B1: Cho HS hoạt động nhóm 2
- Nêu tên các thức ăn, đồ uống hằng ngày?
- Treo bảng phụ và hướng dẫn làm câu hỏi 2
- Người ta phân loại thức ăn theo cách nào?
- Quan sát hình trang 10 và hoàn thành bảng sau:
- Hát
- 2 em trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
-HS lắng nghe
- HS thực hiện trao đổi nhóm
- Rau..., thịt..., cá..., cơm..., nước...
- HS nối tiếp lên bảng điền
- HS nêu lại
Tên thức ăn, đồ uống
Nguồn gốc
Thực vật
Động vật
Rau cải
Đậu cô ve
Bí đao
Lạc
Thịt gà
Sữa
Nước cam
Cá
Cơm
Thịt lợn
Tôm
B2: Làm việc cả lớp 
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày 
- GV nhận xét và kết luận: Người ta có thể phân loại thức ăn theo các cách sau:
+ Phân loại theo nguồn gốc, đó là thức ăn thực vật hay thức ăn động vật.
+ Phân loại theo lượng các chất dinh dưỡng được chứa nhiều hay ít trong thức ăn đó. Gồm 4 nhóm:
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo
- Nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng
3.3. HĐ2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường
* Mục tiêu: Nói tên và vai trò của thức ăn chứa nhiều chất bột đường
* Cách tiến hành: 
B1: Làm việc với SGK theo cặp
- Cho HS quan sát SGK và trao đổi
B2: Làm việc cả lớp
- Nói tên thức ăn giàu chất bột đường ở SGK?
- Kể thức ăn chứa chất bột đường mà em thích?
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều bột đường
- GV nhận xét, hoàn chỉnh câu trả lời
3.4. HĐ3: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
* Mục tiêu: Nhận ra các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ thực vật.
* Cách tiến hành:
B1: Phát phiếu học tập:
1/ Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất bột đường:
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét và bổ sung
- HS quan sát SGK và tự tìm hiểu
 - HS trả lời
- Gạo, ngô, bánh, ...
- Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể
- HS làm việc với phiếu
Thứ tự
Tên thức ăn chứa nhiều chất bột đường
Từ loại cây nào?
1
Gạo
2
Ngô
3
Bánh quy
4
Bánh mì
5
Mì sợi
6
Chuối
7
Bún
8
Khoai lang
9
Khoai tây
2/ Những thức ăn chứa nhiều bột đường có nguồn gốc từ đâu?
B2: Chữa bài tập cả lớp
- Gọi HS trình bày kết quả
- GV nhận xét và rút ra kết luận: Các thức ăn có chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ thực vật
4. Củng cố, dặn dò :
- Nêu vai trò của chất bột đường? Nguồn gốc của chất bột đường
- Về nhà ôn lại bài cũ và chuẩn bị bài 5.
- Một số HS trình bày
- Nhận xét và bổ sung
- HS nêu
 .
Tiết 4 Kể chuyện
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
- Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
 II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ chuyện trong SGK
- Bảng phụ ghi câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Yêu cầu HS kể tiếp chuyện: “Sự tích hồ Ba Bể”, sau đó nêu ý nghĩa của chuyện.
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: -GV nêu yêu cầu, ghi đề bài 
Chuyện cổ: Nàng tiên ốc
3.2. Tìm hiểu câu chuyện:
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
+ Bà lão sinh sống bằng nghề gì?
+ Thấy Ôc đẹp bà làm gì?
+ Trong nhà bà xảy ra chuyện gì?
+ Bà lão đã làm gì?
+ Câu chuyện kết thúc ra sao?
3.3. Hướng dẫn kể chuyện và trao đổi ý nghĩa của chuyện:
+ Thế nào là kể bằng lời của em?
a) Kể chuyện theo cặp:
b) Thi kể chuyện:
- GV nhận xét, kết luận: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau
4. Củng cố, dặn dò:
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét giờ học.
- Tập kể lại câu chuyện cho mọi người nghe.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS hát vui 
- 2 em nối tiếp kể chuyện: Sự tích hồ Ba Bể sau đó nêu ý nghĩa của chuyện.
- Nghe giới thiệu - mở sách
- HS nghe, quan sát tranh.
 - 3 em nối tiếp đọc 3 đoạn 
 + Nghề mò cua bắt ốc
 + Thả vào chum nuôi 
 + Nhà cửa sạch sẽ, lợn đã ăn no, cơm nấu sẵn, vườn sạch cỏ
 + Bà rình xem, khi thấynàng tiên, bà đập bỏ vỏ ốc.
+ Bà lão sống hạnh phúc bên nàng tiên,thương yêu nhau như mẹ con.
- HS nêu yêu cầu 
- Em đóng vai người kể không phải đọc thuộc bài thơ
 - 2 hs trong bàn tự kể cho nhau nghe theo gợi ý câu hỏi
- Trao đổi - ghi ý nghĩa chuyện
- HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện và nêu ý nghĩa
- Lớp nhận xét và bầu bạn kể hay nhất
- HS nêu
Tiết 5 Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT
I Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm: Thương người như thể thương thân (BT1, BT4); nắm được cách dùng một số từ có tiếng "nhân" theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người (BT2, BT3).
II Đồ dùng dạy - học:
 - 4 tờ giấy khổ to để HS làm BT 3.
III. Hoạt động Dạy – Học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định
- Nhắc nhở HS giữ trật tự để chuẩn bị học bài.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Cả lớp viết những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần : + Có 1 âm ; + Có 2 âm 
- Nhận xét chung.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
Hỏi : Tuần này các em học chủ điểm gì?
-GV nêu yêu cầu, ghi đề bài 
- GV ghi tựa bài lên bảmg.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Hoạt động nhóm tổ.
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT 1.
- GV chia nhóm, phát giấy và yêu cầu làm việc nhóm : Tìm từ viết vào giấy.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, chốt : như SGV/59
a) lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, xót thương, đau xót, tha thứ, độ lượng, bao dung, thông cảm, đồng cảm
b) hung ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn
c) cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, che đỡ, nâng đỡ
d) ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập
Bài 2: Hoạt động nhóm đôi.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV hỏi nghĩa các từ mà HS đã tra từ điển.
- GV giải nghĩa.
- HS trao đổi thảo luận nhóm đôi.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm.
- GV chốt : Như SGV/59.
a) nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài.
b) nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ.
Bài 3 : Hoạt động cá nhân
- HS đọc yêu cầu của BT. Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS lên bảng viết câu mà mình đặt.
- GV nhận xét câu đúng, hay.
 Bài 4: Hoạt động nhóm đôi.
- HS đọc yêu cầu của BT.
- Từng nhóm HS trao đổi về 3 câu tục ngữ, 
- GV chốt: 
+ Câu 1: Khuyên con người sống hiền lành nhân hậu.
+ Câu 2 : Chê người có tính xấu, ghen tị khi thấy người khác hạnh phúc, may mắn hơn mình.
+ Câu 3: Khuyên mọi người đoàn kết với nhau.
4. Củng cố, dặn dò:
+ Tìm các từ ngữ thuộc vào chủ đề: Nhân hậu - đoàn kết?
- Về nhà học thuộc 3 câu tục ngữ.
- Chuẩn bị bài : Dấu hai chấm
- GV nhận xét tiết học.
- HS cả lớp lắng nghe thực hiện.
- 2 HS viết ở bảng lớp.
- HS còn lại viết vào giấy nháp.
- HS nhận xét bạn viết ở bảng.
- HS trả lời.
- HS nghe.
- HS nhắc lại.
- 1 HS đọc
- HS trao đổi theo cặp và tìm từ ghi

File đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_4_tuan_2.doc