Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 15 - Đặng Thị Hồng Anh

TIẾT 29 : CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài

- Hiểu ý nghĩa, nội dung bài: Niềm vui sướng & những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.

2.Kĩ năng:

- HS đọc lưu loát toàn bài.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ mục đồng khi chơi thả diều.

3. Thái độ:

- Yêu mến cuộc sống, luôn có những khát vọng sống tốt đẹp.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 15 - Đặng Thị Hồng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đám con nít & chú Tư bên chiếc xe) (kết bài tự nhiên)
+ Tả bao quát chiếc xe: xe đạp nhất, không có chiếc nào sánh bằng.
+ Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật: xe màu vàng, hai cái vành láng coóng,khi ngừng đạp, xe ro ro thật êm tai – giữa hai tay cầm có gắn hai con bướm bằngthiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi là một cành hoa.
+ Nói về tình cảm của chú Tư với chiếc xe: bao giờ dừng xe, chú cũng rút giẻ yên, lau, phủi sạch sẽ – chú âu yếm gọi chiếc xe là con ngựa sắt, dặn bọn trẻ đừng đụng vào con ngựa sắt.
+ Bằng mắt nhìn: Xe màu vàng, hai cái vành láng coóng / giữa hai tay cầm có gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi là một cành hoa.
Bằng tai nghe:khi ngừng đạp, xe ro ro thật êm tai. 
+ Chú gắn hai con bướmbằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa. / Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. / Chú âu yếm gọichiếc xe của mình là con ngựa sắt. / Chú dặn bọn nhỏ: “Coi thì coi, đừng đụng vàocon ngựa sắt của tao nghe bây” /Chú hãnh diện với chiếc xe củamình. ->những lời kể xen lẫn lời miêu tả nói lên tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp: chú yêu quý chiếc xe, rất hãnh diện vì nó. 
Vài HS đọc lại lời giải đúng. 
HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ làm bài vào vở
Vài HS làm bài trên giấy khổ lớn
Một số HS đọc dàn ý
Những HS làm bài trên giấy dán bài làm trên bảng lớp, trình bày
Mở bài:Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay: là một chiếc áo sơ mi đã cũ, em mặc đã hơn một năm hay là chiếc áo mới mua ?
Thân bài:
Tả bao quát chiếc áo (kiểu dáng, rộng, hẹp, màu.. 
+Áo màu trắng
+ Chất vải cô tông, không có ni lông nên mùa lạnh ấm, mùa nóng mát
+ Dáng rộng, tay áo ngắn, mặc rất thoải mái. 
Tả từng bộ phận (thân áo, tay áo, nẹp, khuy áo
+ Cổ sơ mi vừa vặn, có viền 2 đường màu xanh giống như áo hải quân
+ Aùo có 2 cái túi trước ngực rất tiện
+ Hàng khuy xanh bóng, thẳng tắp được khâu rất chắc chắn.
Kết bài:Tình cảm của em với chiếc áo:
+ Aùo đã cũ nhưng em vẫn rất thích.
+ Em có cảm giác mình lớn lên khi mặc chiếc áo này.
+ Miêu tả đồ vật là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của đồ vật, giúp người đọc hình dung được đồ vật ấy.
+ Bài văn tả đồ vật có 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài). Có thể có mở bài theo kiểu gián tiếp hay trực tiếp & kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng.
+Để tả đồ vật sinh động, phải quan sát kĩ đồ vật bằng nhiều giác quan.
+ Khi tả, cần xen lẫn tình cảm của người tả hay nhân vật trong truyện với đồ vật ấy. 
Ngày soạn:11/12
Ngày dạy : 14/12
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 30: QUAN SÁT ĐỒ VẬT 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ); phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác. 
2.Kĩ năng:
Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi mà em đã chọn. 
3. Thái độ: 
- HS có ý thức giữ gìn đồ chơi của mình.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ một số đồ chơi trong SGK.
Một số đồ chơi thật: gấu bông, thỏ bông, ô tô, búp bê, tàu thuỷ để trên bàn để HS quan sát. 
Bảng phụ viết sẵn dàn ý tả một đồ chơi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
12’
5’
12’
4’
Khởi động: 
Bài cũ 
GV kiểm tra 1 HS đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo hoặc có thể đọc bài văn tả chiếc áo. 
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ 
học cách quan sát một đồ chơi mà em thích. GV kiểm tra xem HS đã mang đồ chơi nào đến lớp.
Hoạt động1:Hướng dẫn phần nhận xét
Bài tập 1:
Yêu cầu HS giới thiệu đồ chơi mang đến lớp để học quan sát.
GV nhận xét, góp ý giúp HS chọn những chi tiết quan sát chính xác, không lan man theo tiêu chí: trình tự quan sát hợp lí / giác quan sử dụng khi quan sát / khả năng phát hiện những đặc điểm riêng.
Bài tập 2
GV nêu câu hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
GV: quan sát gấu bông – đập vào mắt đầu tiên phải là hình dáng, màu lông của nó, sau mới thấy đầu, mắt, mũi, mõm, chân tay  Phải sử dụng nhiều giác quan khi quan sát để tìm ra nhiều đặc điểm, phát hiện những đặc điểm độc đáo của nó, làm nó không giống những con gấu khác. Tập trung miêu tả những điểm độc đáo đó, không tả lan man, quá chi tiết, tỉ mỉ. 
Ghi nhớ 
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
GV nêu yêu cầu của bài 
GV nhận xét, bình chọn bạn lập được dàn ý tốt nhất (tỉ mỉ, cụ thể nhất).
Ví dụ về một dàn ý:
4. Củng cố - Dặn dò: 
 Nhận xét tiết học
Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả đồ chơi.Chuẩn bị bài:Luyện tập giới thiệu địa phương (chọn một trò chơi, lễ hội ở quê em để giới thiệu với bạn). 
Hát 
1 HS đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo 
- HS cả lớp theo dõi nhận xét.
HS mang nhanh đồ chơi để GV kiểm tra
3 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài & các gợi ý a, b, c, d
HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn đồ chơi mình mang đến lớp để học quan sát
HS đọc thầm lại yêu cầu của bài & gợi ý trong SGK, quan sát đồ chơi mình đã chọn, viết kết quả quan sát vào VBT theo cách gạch đầu dòng (nếu em nào không có đồ chơi thật có thể quan sát hình trong SGK)
HS tiếp nối nhau trình bày kết quả quan sát của mình.
Cả lớp nhận xét theo tiêu chí mà GV nêu ra & bình chọn bạn quan sát chính xác, tinh tế, phát hiện được những đặc điểm độc đáo của trò chơi.
HS dựa vào gợi ý ở BT1, phát biểu những điều thu hoạch được sau khi làm bài thực hành:
+ Phải quan sát theo một trình tự hợp lí – từ bao quát đến bộ phận.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay 
+ Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với những đồ vật khác nhất là những đồ vật cùng loại. 
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS làm việc cá nhân vào vở nháp
HS tiếp nối nhau đọc dàn ý đã lập.
Mở bài:Giới thiệu gấu bông: đồ chơi em thích nhất. 
Thân bài:
Hình dáng: gấu bông không to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng.
Bộ lông: màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, gan bàn chân làm cho nó có vẻ rất khác những con gấu khác.
Hai mắt: đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch & thông minh.
Mũi: màu nâu, nhỏ, trông như một chiếc cúc áo gắn trên mõm.
Trên cổ: thắt một chiếc nơ đỏ chói làm nó thật bảnh.
Trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu: có một bông hoa giấy màu trắng làm nó càng đáng yêu.
Kết bài:Em rất yêu gấu bông. Ôm chú gấu như một cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu. 
HS nhận xét tiết học
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 29: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRÒ CHƠI – ĐỒ CHƠI
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết tên một số trò chơi, đồ chơi, những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại. 
2.Kĩ năng:
Biết các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi. 
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ
Giấy khổ to viết tên các trò chơi, đồ chơi (lời giải BT2)
4 tờ phiếu viết yêu cầu của BT3, 4 (để khoảng trống cho HS điền nội dung) 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
23’
5’
Khởi động: 
Bài cũ: Dùng câu hỏi vào mục đích khác 
Yêu cầu HS nêu nội dung cần ghi nhớ.
Yêu cầu 1 HS làm lại BT3 ( Luyện tập)
GV nhận xét & chấm điểm
3. Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
 Gắn với chủ điểm Tiếng sáo diều, tiết học hôm nay sẽ giúp các em MRVT về đồ chơi, trò chơi. Qua giờ học, các em sẽ biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi; biết đồ chơi nào có lợi, đồ chơi nào có hại; biết các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV dán tranh minh hoạ cỡ to.
GV mời 2 HS lên bảng, chỉ tranh minh hoạ, nói tên các đồ chơi ứng với các trò chơi.
GV nhận xét, bổ sung lời giải đúng: 
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhắc các em chú ý kể tên các trò chơi dân gian, hiện đại. Có thể nói lại tên các đồ chơi, trò chơi đã biết qua tiết chính tả trước. 
GV nhận xét & dán lên bảng tờ giấy đã viết tên các đồ chơi, trò chơi
GV có thể dán kèm tờ giấy ghi lời giải BT2 viết tên các đồ chơi có tiếng bắt đầu bằng tr / ch (tiết chính tả trước) 
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu bài tập
GV nhắc HS trả lời đầy đủ từng ý của bài tập
a)+ Các trò chơi bạn trai ưa thích?
+ Các trò chơi bạn gái ưa thích?
-Các trò chơi bạn trai và bạn gái ưa thích?
b)- Đồ chơi, trò chơi nào có ích? Có ích như thế nào?
Chơi đồ chơi, trò chơi thế nào thì có hại? 
c) – Những trò chơi, đồ chơi có hại?
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 4:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng: GV yêu cầu HS đặt câu với

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_4_tuan_15_dang_thi_hong_anh.doc
Giáo án liên quan