Giáo án giảng dạy Lớp 4 - Tuần 11

1.Bài cũ

- Gọi HS lên bảng tính: Đổi chỗ các thừa số để tính tích theo cách thuận tiện nhất.

a) 5 x 74 x 2 4 x 5 x 25

b) 125 x 3 x 8 2 x 7 x 500

- Nhận xét, đánh giá.

2.Bài mới

-Giới thiệu bài:

a) Nhân một số với 10.

- HD HS nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10.

- Ghi lên bảng: 35 x 10

- Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân, 35 x 10 bằng mấy?

- 10 còn gọi là mấy chục?

- 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu?

- 35 chục là bao nhiêu?

- Vậy 35 x 10 = 350.

- Khi nhân một số tự nhiên với 10 ta thực hiện như thế nào ?

 

doc24 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp 4 - Tuần 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SGK.
- KNS: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; hợp tác; tìm kiếm và xử lý thông tin.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng lớp viết nội dung BT1
- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2, 3.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ
- Động từ là gì? Cho ví dụ.
- Nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới
a) Giới thiệu bài: 
b) HD luyện tập:
Bài tập 1
- Gọi 1 HS đọc Yêu cầu của bài tập (Không hỏi ý 2).
- Gọi HS lên gạch chân các động từ được bổ sung ý nghĩa.
- Kết luận lời giải đúng.
- Từ sắp bổ sung ý nghĩa gì cho động từ đến? Nó cho biết điều gì?
-GV kết luận.
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát bảng nhóm cho 2 HS. 
- Gọi 2 HS gắn bài lên bảng và đọc kết quả.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
Bài tập 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và truyện vui Đãng trí.
- Các em suy nghĩ tự chữa lại cho đúng 
- Gắn bảng nhóm lên bảng, gọi 4 HS lên bảng thi làm bài.
- Gọi HS lần lượt đọc truyện vui, giải thích cách sửa bài của mình.
- Tại sao lại thay đã bằng đang (bỏ đã, bỏ sẽ)? 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Truyện đáng cười ở điểm nào? 
- Những từ nào thường được bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ?
3.Củng cố-Dặn dò
- Về xem lại bài, tập và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng trả lời (Huyền, Thuỷ)
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc Yêu cầu.
- 1HS lên bảng làm. Cả lớp làm bài ở vở.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến. Nó cho biết sự việc sẽ gần tới lúc diễn ra.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- 2 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 2 HS làm trên bảng nhóm,cả lớp làm bài vào vở.
- Gắn bảng nhóm và đọc kết quả
- 2 HS nối tiếp nhau đọc
- HS làm bài vào vở bài tập.
- 4 HS thi làm bài.
- Lần lượt đọc truyện vui và giải thích: đã thay bằng đang, bỏ từ đang, bỏ sẽ hoặc thay sẽ bằng đang.
+ Thay đã bằng đang vì nhà bác học đang làm việc trong phòng.
+ Bỏ đang vì người phục vụ đi vào phòng rồi.
+ Bỏ sẽ vì tên trộm đã lẻn vào phòng rồi.
 - Ở chỗ vị giáo sư rất đãng trí. Ông đang tập trung làm việc nên được thông báo có trộm lẻn vào thư viện thì ông chỉ hỏi tên trộm đọc sách gì? ông nghĩ vào thư viện chỉ để đọc sách mà quên rằng tên trộm đâu cần đọc sách, nó chỉ cần những đồ đạc quí của ông.
- Đã, đang, sẽ 
- Lắng nghe và thực hiện.
..
Tiết3 Luyện toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép nhân (chia) một số tự nhiên với 10, 100, 1000 (BT1), nhân với số tròn chục (BT3
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo độ dài (BT2) và giải toán (BT4).
- Giải được bài đố vui (BT5)
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác và yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy-học: 
- Sách thcj hành Toán 4 - Tập 1. 
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2HS làm lai BT 3,4 tiết 2 - Tuần 10
- Nhận xét, đánh giá
2.Bài mới
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn thực hành:
Bài 1: Tính nhẩm
a) 35 x10 = 125 x 100 = 4127 x 1000 = 
b) 5000 :10 = 7000 : 100 = 190 000:1000 = 
- Gọi HS lần lượt nêu miệng kết quả
- GV và HS nhận xét, chữa.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a)100kg = tạ 1000g = kg 1000kg =tấn
 500kg = tạ 2000g = kg 4000kg = tấn
b)100cm =m 1000m = km 1000mm = m
 300cm = m 6000m =.km 7000mm=m
- Y/C HS làm bài vào vở
- Gọi 3HS lên bảng làm
- Hướng dẫn HS nhận xét chữa và đánh giá.
Bài 3: Đặt tính rồi tính
a) 2416 x 60 b) 1362 x 300 c) 4700 x 50
- Gọi 3HS lên bảng làm
- Cả lớp làm bảng con
- Hướng dẫn HS nhận xét chữa và đánh giá.
Bài 4:
+ Có 4 trường tiểu học, mỗi trường được nhận 5 thùng sách, mỗi thùng có 124 quyển sách. Hỏi 4 trường đó được nhận tất cả bao nhiêu quyển sách?
- Hướng dẫn HS phân tích và tóm tắt bài toán.
- Y/C HS làm bài vào vở
- Gọi 1HS lên bảng làm
- Hướng dẫn HS nhận xét chữa và đánh giá.
Bài 5: Đố vui:
+ Tính bằng cách thuận tiện nhất
a) 1999 x 2 x 5 =  b) 2 x 19 x 50 = 
 =  =
- Chia nhóm thi giải, nhóm nào xong trước, đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
- Nhận xét, đánh giá.
3.Củng cố - Dặn dò
- Hệ thống kiến thức vừa luyện
- Dặn HS về luyện lại và chuẩn bị bài tiết sau
- 2HS lên bảng làm( Hoàng, Hạnh)
- Lắng nghe.
- 2HS đọc Y/C BT
 - HS tính nhẩm và nêu miệng kết quả
- Lớp nhận xét, chữa.
- 2HS đọc Y/C BT
- Cả lớp làm bài vào vở
- 3HS lên bảng làm
- Lớp nhận xét, chữa.
- 1HS đọc Y/C BT
- 3HS lên bảng làm
- Lớp làm bảng con
- HS nhận xét, chữa.
- 3HS đọc bài toán
-HS phân tích và tóm tắt bài toán 
- 1HS lên bảng làm, lớp giải vào vở. . Bài giải 
4 trường nhận được số thùng sách là:
 5 x 4 = 20 (thùng)
Số sách 4 trường nhận được là:
 124 x 20 = 2480 (quyển)
 Đáp số: 2480 quyển 
- Các nhóm thi giải câu đố.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét đánh giá
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Thực hiện
..
 Ngày soạn: 05/11/2011
 Ngày dạy:Thứ tư, 09/11/2011
Tiết1 Toán: 
NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0
I.Mục tiêu: 
- Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0; vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
- Bài tập cần làm: Bài 1; 2.
- KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ
- Tính bằng cách thuận tiện:
 2 x 26 x 5 5 x 9 x 3 x 2 
- Nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới .
a. Giới thiệu bài: 
b.Hdẫn nhân với số có tận cùng là chữ số 0 
- Viết lên bảng phép tính: 1324 x 20 = ?
- Có thể nhân 1324 với 20 như thế nào?
-Hướng dẫn cách nhân và ghi bảng như SGK/61.
 1324 (nói và viết như SGK)
 x 20
 26480
 1324 x 20 = 26480 
- Gọi HS nhắc lại cách nhân 
- Ghi lên bảng 230 x 70 = ?
- Tách số 230 thành tích của một số nhân với 10.
- Tách số 70 thành tích của một số nhân với 10. 
- Hai thừa số của phép nhân 230 x 70 có tất cả mấy chữ số 0 ở tận cùng? 
- Khi nhân 230 với 70 ta thực hiện như thế nào? 
- Hãy đặt tính và thực hiện tính 
 230 x 70
- Gọi HS nhắc lại cách nhân 230 x 70. 
c.Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Ghi lần lượt từng phép tính lên bảng, Yêu cầu HS thực hiện vào vở, Gọi 1 HS lên bảng thực hiện. 
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Gọi 3 HS lên bảng tính, cả lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, đánh giá.
3.Củng cố-Dặn dò
- Nêu lại cách nhân
-Dặn HS về ôn lại và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm (Hoàng, Hạnh)
- Lớp nhận xét, chữa.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Ta nhân 1324 với 2 sau đó thêm 0 vào bên phải kết quả vừa tìm được.
- Ta nhân 1324 với 2 sau đó nhân với 10 (vì 20 = 2x10) 
- 2 HS nhắc lại.
- 230 = 23 x 10
- 70 = 7 x 10 
- 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp.
 ( 23 x 10 ) x (7 x 10) = (23x 7) x (10 x 10)
 = 161 x 100 = 16100 
- 2 chữ số 0 ở tận cùng .
- Ta chỉ việc thực hiện 23 x 7 rồi viết thêm 2 chữ số 0 vào bên phải của tích 23 x 7. 
- 1 HS lên bảng tính và nêu cách thực hiện 
- 2 HS nhắc lại.
- HS thực hiện vào vở.
- 1HS lên bảng làm 
- Cả lớp nhận xét, chữa.
- 3 HS lên bảng tính 
a) 1326 x 300 = 397800
b) 3450 x 20 = 69000 
c) 1450 x 800 = 1160000
- Lắng nghe 
- Thực hiện.
.
Tiết2 Thể dục
đ/c Cường dạy
Tiết3 Khoa học: 
MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
MƯA TỪ ĐÂU RA?
I.Mục tiêu: 
- Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
- KNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác; Trình bày - giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ
- Nước tồn tại ở những thể nào?
- Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước?
- Nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động1:
Tìm hiểu sự hình thành mây, mưa.
- Y/C HS quan sát các hình trong SGK trao đổi nhóm đôi vẽ sơ đồ hình thành mây và nhìn vào sơ đồ nói sự hình thành mây. 
- Gọi HS lên vẽ sơ đồ 
- Kết luận sơ đồ đúng.
- Mây được hình thành như thế nào?
- Nước mưa từ đâu ra?
Kết luận: Mây được hình thành từ hơi nước bay vào không khí khi gặp nhiệt độ lạnh. các đám mây lên cao kết hợp thành những giọt nước lớn hơn và rơi xuống tạo thành mưa.
- Thế nào là vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên? 
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
Hoạt động 2:
Trò chơi đóng vai tôi là giọt nước 
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Y/C các nhóm thảo luận và phân các vai: giọt nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa.
- Áp dụng những kiến thức đã học các nhóm hãy tìm lời thoại cho từng vai trong nhóm. 
- Gọi lần lượt các nhóm lên trình diễn
- Gọi các nhóm khác nhận xét, góp ý xem nhóm nào trình bày sáng tạo đúng nội dung 
- Tuyên dương nhóm trình bày hay.
3.Củng cố-Dặn dò
- Tại sao chúng ta phải giữ gìn môi trường nước?
- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
- 3 HS lần lên bảng thực hiện (Huyền, Kiên, Lan).
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Quan sát hình trong SGK
- Trao đổi nhóm đôi.
- 2 HS lên vẽ.
- Nước ở sông, hồ, biển bay hơi vào không khí. Càng lên cao gặp không khí lạnh, hơi nước ngưng tụ thành những hạt nhỏ li ti. Nhiều hạt nước nhỏ kết hợp với nhau tạo thành mây.
- Các đám mây được bay lên cao hơn nhờ gió. Càng lên cao càng lạnh.Các hạt nước nhỏ kết hợp thành những giọt nước lớn hơn, trĩu nặng và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa lại rơi xuống sông, ao, hồ, đất liền. 
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- Hiện tượng nước biển đổi thành hơi nước rồi thành mây, mưa. Hiện tượng đó luôn lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
- 3 HS đọc to trước lớp. 
- HS lắng nghe, thực hiện.
- Thảo luận tìm lời thoại.
- Lần lượt từng nhóm lên biểu diễn.
- Nhận xét. 
- Vì nước rất quan trọng, cần thiết cho mọi sinh vật trên trái đất.
- Lắng nghe, thực hiện.
..
Tiết4 Kể chuyện: 
BÀN CHÂN KÌ DIỆU
I.Mục tiêu: 
- Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu ( Do GV kể ).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện. 
- KNS: Thể hiện sự tự tin; giao tiếp; hợp tác; quan sát; tư duy sáng tạo. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh SGK phóng to.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới

File đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_4_tuan_11.doc
Giáo án liên quan