Giáo án giảng dạy Lớp 3 - Tuần 20

Bài: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU

A. MỤC TIÊU:

1.Tập đọc:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi).

- Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: Đảm nhận trách nhiệm; tư duy sáng tạo: bình luận nhận xét; lắng nghe tích cực; thể hiện sự tự tin.

2.Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý.

B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV : Tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn đọc.

- HS : SGK.

 

doc30 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp 3 - Tuần 20, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an sát tranh. 
 + Bước 1. Yêu cầu quan sát.
-Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhìn thấy trong hình?
-Theo bạn hành vi nào đúng? Hành vi nào sai?
- Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sinh sống không?
 + Bước 2. Nêu nhiệm vụ cho các nhóm.
-Ở hình 1, hoạt động nào đúng, hđ nào sai ?
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
 + Bước 3. Thảo luận nhóm.
- Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ con người?
- Theo bạn các loại nước thải gia đình, bệnh viện  cần cho chảy ra đâu?
-Một số nhóm trình bày.
 + Bước 4. 
-GV nhận xét và kết luận SGV/93.
Trong nước bẩn có chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho con người. Nếu để  làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước.
-Gọi một số HS đọc mục bạn cần biết.
3.3. Hoạt động 2: Thảo luận về cách xử lý nước thải hợp vệ sinh.
 + Bước 1.
- Theo em, cách xử lý như vậy hợp vệ sinh chưa?
 + Bước 2. Quan sát, thảo luận hình 3,4.
- Hệ thống cống nào hợp vệ sinh? Tại sao?
- Theo bạn, nước thải có cần xử lý không?
 + Bước 3. Đại diện.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Giáo viên kết luận: Việc xử lý các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết.
4. Củng cố: 
- Hãy cho biết nước thải của gia đình mình và địa phương mình thải ra ở đâu?
-Hệ thống lại mục bạn cần biết. Yêu cầu HS phải có ý thức vệ sinh môi trường.
5.Dặn dò:
- Chuẩn bị : bài 40: Thực vật.
- GV nhận xét tiết học.
- HS chơi trò chơi.
Học sinh trình bày.
- Từ cóng rảnh rồi ra dòng sông.
- Lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
 SGK/72;73.
- Học sinh quan sát hình 1;2/SGK/72 và trả lời theo gợi ý.
+ Một số bạn đang tắm sông, 1 người đổ rác bẩn và nước thải xuống sông, người gánh nước sông về dùng rửa thức ăn (giặt quần áo).
- Bạn trẻ tắm (Đ) ; Đổ rác bẩn và gánh nước về dùng (S).
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Chất bẩn, độc hại và các vi khuẩn gây bệnh cho con người.
- Đưa về hệ thống thoát nước và xử lý trước khi chảy ra sông, ao, hồ 
- Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
-Lắng nghe.
- Vài học sinh nêu lại mục “Bạn cần biết” SGK/73.
-Hợp vệ sinh rồi.
- Hợp vệ sinh: hình 4,chưa hợp vệ sinh là hình 3.
- Cần được xử lý.
- Các nhóm trình bày nhận định của nhóm mình.
-Lắng nghe.
- nhà: thải vào hầm rút.Thải vào cống rãnh ra sông.
Học sinh lắng nghe. 
- Chú ý.
-Lắng nghe.
******************************************************************
Thứ tư, ngày tháng 1 năm 2013
Môn: Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ TỔ QUỐC. DẤU PHẨY
A. MỤC TIÊU:
- Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm (BT1).
- Bước đầu biết kể về một vị anh hùng (BT2).
- Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
* Bác Hồ là tấm gương trọn đời phấn đấu, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
/GV : bảng phụ viết nội dung ở BT1, 2, 3.
/HS : VBT.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Ổn định tổ chức:
- Cho lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ:Nhân hoá.
 Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào ?
Giáo viên gọi HS nhắc lại : Nhân hoá là gì ? Nêu ví dụ về những con vật được nhân hoá trong bài “Anh đom đóm” hoặc một bài thơ, văn bất kì. Gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối, bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người là nhân hoá.
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
3.1.Giới thiệu bài : Trong giờ luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được học để mở rộng vốn từ về Tổ quốc. Các em sẽ có hiểu biết thêm về một số vị anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. Bài học còn giúp các em Luyện tập cách đặt dấu phẩy trong câu văn.
Ghi bảng.
3.2.Mở rộng vốn từ: Tổ quốc. 
Bài tập 1:
Giáo viên cho HS mở SGK và nêu yêu cầu. 
Giáo viên cho học sinh làm bài.
Cho 3 HS làm bài trên bảng phụ; gọi HS đọc bài làm : 
Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc 
Đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn 
Những từ cùng nghĩa với bảo vệ 
Giữ gìn, gìn giữ 
Những từ cùng nghĩa với xây dựng 
Dựng xây, kiến thiết 
Bài tập 2:
Giáo viên cho HS đọc yêu cầu .
GV nhắc học sinh : kể tự do, thoải mái và ngắn gọn những gì em biết về một số vị anh hùng, chú ý nói về công lao to lớn của các vị đó đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước. Có thể kể về vị anh hùng các em đã biết qua các bài tập đọc, kể chuyện. Cũng có thể kể về vị anh hùng các em được biết qua đọc sách báo, sưu tầm ngoài nhà trường.
Giáo viên cho học sinh làm bài.
Cho học sinh thi kể.
* KL: Bác Hồ là một trong những vị anh hùng có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.
 * Bài tập 3:
Giáo viên cho HS đọc yêu cầu.
GV giảng thêm về anh hùng Lê Lai : Lê Lai quê ở Thanh Hoá, là một trong 17 người cùng Lê Lợi tham gia hội thề Lũng Nhai. Năm 1419, ông giả làm Lê Lợi, phá vòng vây và bị giặc bắt. Nhờ sự hi sinh của ông, Lê Lợi cùng các tướng sĩ khác đã được thoát hiểm. Các con của ông là Lê Lô, Lê Lộ và Lê Lâm đều là tướng tài, có nhiều công lao và đều hi sinh vì việc nước.
Giáo viên cho học sinh làm bài.
Giáo viên cho học sinh gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào?
Gọi học sinh đọc bài làm : 
Bấy giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần, giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi.
 4.Củng cố:
Cho HS nêu một số từ ngữ về Tổ quốc.
Nhận xét, khen ngợi.
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài : Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ?
GV nhận xét tiết học.
- Lớp hát.
Học sinh trả lời.
- Lắng nghe.
- Chú ý.
- Nhắc lại tựa bài.
- Mở SGK.
- Thực hiện yêu cầu.
- HS làm bài.
Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp: 
-Đọc yêu cầu:
Hãy viết vắn tắt những điều em biết về một vị anh hùng có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước để chuẩn bị cho bài nói về vị anh hùng đó. 
Học sinh làm bài.
Cá nhân.
-Lắng nghe.
Đặt thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu in nghiêng: 
-Lắng nghe.
HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS đọc lại.
- HS nêu: đất nước, giang sơn, ..
- Chú ý.
- Lắng nghe.
- Chú ý.
Môn: Tập viết
ÔN CHỮ HOA N (TIếP THEO)
A. MỤC TIÊU:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng chữ Ng), V, T (1 dòng); Viết đúng tên riêng Nguyễn Văn Trỗi (1 dòng ) và câu ứng dụng: Nhiễu điềuthương nhau cùng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1/GV : chữ mẫu N ( Ng ), tên riêng : Nguyễn Văn Trỗi và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
2/HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức:
- Cho lớp hát.
2 .Kiểm tra bài cũ:
GV nhận xét bài viết của học sinh.
Cho học sinh viết vào bảng con : Nhà Rồng
Nhận xét, khen ngợi.
3 .Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài :
GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh :
- Đọc tên riêng và câu ứng dụng.
Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi : 
- Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
GV : trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa N ( Ng ), tập viết tên riêng Nguyễn Văn Trỗi và câu tục ngữ:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng 
Ghi bảng : Ôn chữ hoa : N ( Ng )
 3. 2.Hướng dẫn viết trên bảng con:
Luyện viết chữ hoa.
GV viết chữ Ng trên bảng.
Giáo viên cho học sinh quan sát, nhận xét, trả lời câu hỏi : Chữ N được viết mấy nét ?
- Độ cao chữ N hoa gồm mấy li ?
- Chữ g cao mấy li ?
Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết V, T.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con.
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng)
GV cho HS đọc tên riêng : Nguyễn Văn Trỗi.
Giới thiệu: Nguyễn Văn Trỗi (1940 – 1964) là anh hùng liệt sĩ thời chống Mĩ, quê ở huyện điện bàn, tỉnh Quảng Nam. Anh Nguyễn Văn Trỗi đặt bom trên cầu Công Lí (Sài Gòn), mưu giết Bộ trưởng Quốc phòng Mĩ Mắc-na–ma–ra. Việc không thành, anh bị địch bắt, tra tấn dã man, nhưng vẫn giữ vững khí tiết cách mạnh. Trước khi bọn giặc bắn anh, anh còn hô to: “Việt Nam muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! 
Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
-Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?
- Đọc lại từ ứng dụng.
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc HS Nguyễn Văn Trỗi là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 3 chữ cái đầu N, V, T.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Nguyễn Văn Trỗi 2 lần.
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng :
GV viết câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc : 
Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng 
- Câu tục ngữ ý nói gì ?
Giáo viên chốt: Nhiễu điều là mảnh vải đỏ, người xưa thường dùng để phủ lên giá gương đặt trên bàn thờ. Đây là hai vật không thể tách rời. Câu tục ngữ trên muốn khuyên người trong một nước cần phải biết gắn bó, thương yêu, đoàn kết với nhau. 
- Các chữ đó có độ cao như thế nào ?
- Câu tục ngữ có chữ nào được viết hoa ?
Giáo viên yêu cầu học sinh Luyện viết trên bảng con chữ Nhiễu, Người. 
Giáo viên nhận xét, uốn nắn.
 3.3.HD HS viết vào vở Tập viết :
Giáo viên : trước khi viết bài, cô sẽ cho các em tập những động tác giúp cho các em bớt mệt mỏi và sau đó sẽ viết chữ đẹp hơn.
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ Ng : 1 dòng cỡ nhỏ;
+ Viết chữ V, T : 1 dòng cỡ nhỏ;
+ Viết tên Nguyễn Văn Trỗi: 1 dòng cỡ nhỏ;
+ Viết câu tục ngữ : 1 lần.
Cho học sinh viết vào vở. 
GV theo dõi, giúp đỡ kịp thời.
Chấm, chữa bài:
Tthu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài.
Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung.
 4. Củng cố: 
GV cho 4 tổ thi đua viết : “ Nguyễn Văn Trỗiø”
Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
5.Dặn dò:
Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp; Chuẩn bị : bài : Ôn chữ hoa : O, Ô, Ơ. 
GV nhận xét tiết học.
- Lớp hát.
- Lắng nghe.
- Viết vào bảng con.
- Lắng nghe.
- Thực hiện yêu cầu.
Cá nhân đọc.
HS quan sát và trả lời.
Các chữ hoa là: N (Ng, Nh), V, 

File đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_3_tuan_20.doc
Giáo án liên quan