Giáo án lớp 3 - Tuần 6, thứ tư

I/ Mục tiêu:

N3: - Bước đầu đọc đúng bài văn.

 - Hiểu nội dung: Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

N4:

-Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.

-Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng. thời gian.

-Đọc được các thông tin trên biểu đồ cột.

-Tìm được số trung bình cộng.

II/ Chuẩn bị:

N3: - SGK, Các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài học.

N4: - SGK.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 6, thứ tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2010
TẬP ĐỌC 3: 	 NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
TOÁN 4: LUYỆN TẬP CHUNG ( TT)
I/ Mục tiêu:
N3: - Bước đầu đọc đúng bài văn.
 - Hiểu nội dung: Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
N4:
-Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
-Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng. thời gian.
-Đọc được các thông tin trên biểu đồ cột.
-Tìm được số trung bình cộng. 
II/ Chuẩn bị:
N3: - SGK, Các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài học.
N4: - SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC: - Gọi 2 HS lên đọc lại bài: Bài tập làm văn.
 - Nhận xét ghi điểm, tuyên dương các em.
2/ Bài mới:
GV: - Giới thiệu bài mới – ghi đề
 - Đọc bài lần 1 và HD các em luyện đọc theo yêu cầu bài tập.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi các em đọc bài, nghe và chỉnh sữa nhịp đọc của các em. HD các em đọc và tìm hiểu bài dựa vào các câu hỏi gợi ý SGK.
HS:- Đọc và tìm hiểu bài theo yêu cầu các câu hỏi SGK.
+ Điều gì gợi tác giả nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường ?
+ Trong ngày tựu trường đầu tiên, vì sao tác giả thấy cảnh vật xung quanh có sự thay đổi lớn?
+ Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường?
GV:- Gọi các em đọc bài và trả lời các câu hỏi SGK, GV nhận xét và giảng bài giải nghĩa từ và rút ra nội dung bài học.
 - Đọc bài lại lần 2 và yêu cầu các em luyện đọc bài.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi HS đọc bài theo yêu cầu, nhận xét tuyên dương các em .
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục tập đọc thuộc bài và chuẩn bị bài mới: Trận bóng dưới lòng đường.
HĐ1: KT bài tập 4SGK.
HĐ2: Luyện tập
BT1: Hình thức trắc nghiệm.
1a) đọc, viết số tự nhiên.
1b) Nêu giá trị số của chữ số.
1c) So sánh số tự nhiên.
1d) Đổi đơn vị đo khối lượng.
1e) Đổi đơn vị đo thời gian.
HS: Tự làm bài rồi nêu kết quả.
Cả lớp và GV nhận xét.
BT2: Củng cố biểu đồ hình cột.
GV: Đính biểu đồ lên bảng.
HS: Dựa vào biểu đồ để trả lời câu hỏi SGK.
GV: Gọi hs trình bày.
Cả lớp và GV nhận xét.
*BT3: Giải toán.
HS: Đọc đề.
GV: hướng dẫn phân tích đề toán.
HS:1em giải trên bảng, các em còn lại giải vào vở.
GV: Thu vở chấm, chữa bài.
KQ: Số mét vải ngày thứ hai bán được:
 120 : 2 =60 (m)
 Số mét vải ngày thứ ba bán được:
 120 x 2= 240 (m)
 Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được:
 (120+60+240) : 3= 140(m)
3. củng cố:
GV: Nhận xét tiết học, hướng dẫn chuẩn bị tiết sau.
TOÁN 3: LUYỆN TẬP
CHÍNH TẢ 4: NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ ( Nghe- viết)
I/ Mục tiêu:
N3:- Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số(chia hết ở tất cả các lược chia) 
 - Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng trong giải toán.
 - Làm được các bài tập 1,2,3.
N4:-Nghe- viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài. Làm đúng BT2, BTCT3 a)
II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK, vở bài tập.
N4:
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC:
-Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau: 
 48 : 4 = ? 96 : 3 = ?
 68 : 2 = ? 26 : 2 = ?
- Nhân xét ghi điểm.
2/ Bài mới: 
HS:- Chuẩn bài mới.
GV:- Giới thiệu bài –ghi đề
 - HD biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số(chia hết ở tất cả các lược chia) 
 - Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng trong giải toán.
:- HD bài tập 1,2,3 và cho các em làm bài vào vở tập. Gọi HS lên bảng làm bài 1
HS: - Lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở tập.
B1/ Đặt tính theo mẫu:
24 ; 21 ; 11; 32.
Thực hiện theo mẫu: 9; 8; 7; 9
B2/ Tìm ¼ của : 20cm ; 40km; 80kg.
 5cm; 10km; 20kg
B3/ Số trang mà My đã đọc được là
 84 : 2 = 42 (trang)
 Đáp số: 42 trang
GV:- Quan sát và hướng dẫn thêm giúp các em làm đúng theo yêu cầu của từng bài học.
HS: Làm bài theo hướng dẫn của GV.
GV:- Thu vở chấm bài và nhận xét bài làm của học sinh.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà làm bài và chuẩn bị bài mới: Phép chia hết và phép chia có dư
1.KT: 2 em lên bảng viết lại các chữ mắc phải tiết trước.
2.Bài mới: GTB
HĐ1: Hướng dẫn HS nghe viết GV: Đọc toàn bài chính tả, HS theo dõi SGK.
Y/c hs nêu nội dung đoạn viết.
HS: Phát biểu
HS: Đọc lại đoạn văn, chú ý những từ ngữ dễ viết sai.
HS:Luyện viết trên bảng con.
GV: Theo dõi sửa chữa. 
HS: Viết bài vào vở.(1 em viết trên bảng lớp)
HS: Tự chữa lỗi theo bài viết trên bảng.
GV: Thu vở chấm bài, nhận xét chung.
HĐ2: hướng dẫn hs làm BT
BT2: Tập phát hiện và sửa lỗi chính tả.
HS: Làm vào VBT, một em làm trên bảng.
Cả lớp và GV nhận xét.
BT3: Tìm các từ láy có tiếng chứa thanh hỏi/ ngã.
GV: Chia lớp thành hai nhóm ( Mỗi nhóm tìm 5 từ)
GV: Nhận xét nhóm trả lời đúng, nhanh.
4. Củng cố :
GV: Nhận xét tiết học, dặn CB tiết sau.
TOÁN * 3: LUYỆN TẬP 
TẬP LÀM VĂN 4: TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ
I/ Mục tiêu:
N3:- Giúp các em ôn lại bảng nhân, chia đã học và giải toán có liên quan về bảng nhân, chia.
N4:
-Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết thư (đúng ý, bố cục rõ ràng, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả...).Tự sữa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK, vở bài tập.
N4:- .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS:- Luyện đọc lại bảng nhân , bảng chia đã học.
GV:- Ra bài tập về bảng nhân, bảng chia đã học.
HS:- Làm bài tập theo yêu cầu.
B1/ Tính nhẩm:
5x2= 5x7= 6x8= 3x4= 4x6=
6x3= 2x8= 3x9= 4x9= 2x10=
B2/ Tính:
86: 2= 63 : 3= 96 : 3= 84 : 4=
42 : 2= 25 : 5= 54 : 6= 27: 3 =
B3/ Tìm 1/5 của: 25cm; 40kg; 45km.
B4/ Một quyển sách có 30 trang. Hồng đã đọc được 1/5 số trang đó. Hỏi Hồng đã đọc được bao nhiêu trang?
GV: Quan sát và hướng dẫn thêm giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài tập.
HS:- Làm bài tập vào vở.
GV:- Thu vở chấm và chũa bài, HD lại các bài tập HS làm sai.
3/ Củng cố, dặn do: Về nhà làm lại bài tập và học thuộc các bảng nhân, chia đã học, chuẩn bị bài mới: Phép chia hết, phép chia có dư.
1.KĐ: 
2. Bài mới:
HĐ1: Nêu MĐ, YC của tiết học.
HĐ2: Nhận xét chung và hướng dẫn hs chữa một số lỗi điển hình.
GV: Đính bảng phụ đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình.
-Nhận xét chung về kết quả bài viết của lớp.
-Hướng dẫn hs chữa một số lỗi điển hình về ý.
HS: Lần lượt lên bảng chữa lỗi. 
 Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
GV: Chữa lại bằng phấn màu.
HĐ3: Trả bài và hướng dẫn hs sửa bài.
HS: Sữa lỗi trong bài
-Đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi.
-Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát việc sửa lỗi.
GV: đọc một đoạn văn hay.
HS: Trao đổi thảo luận để tìm ra cái hay.
HS: viết lại đoạn văn trong bài làm.
HS: trình bày đoạn văn đã viết lại.
3. Củng cố:
GV: Nhận xét tiết học, hướng dẫn CB tiết sau
TNXH 3: VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
ĐỊA LÝ 4: TÂY NGUYÊN
I/Mục tiêu:
N3:- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
 - Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
 - Nêu cách phòng tránh các bệnh kể trên.
N4:
-Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên:
+Các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau Kon Tum, Đăk Lăk, Lâm Viên, Di Linh.
+Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa muă, mùa khô.
-Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ: Kon Tum, Plây Ku, Đăk Lăk, Lâm Viên, Di Linh.
II/ Đ D D H:
N3: - Tranh vẽ về hệ bài tiết nước tiểu, sách giáo khoa.
N4: - SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/KTBC:
2/ Bài mới:
HS: Chuẩn bị bài mới
GV:- Giới thiệu bài ghi đề.
 - HD HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi gợi ý. 
Bạn có biết cơ quan nào trong cơ thể có chức năng bài tiết nước tiểu không?
Gọi HS trả lời, nhận xét và giảng bài. Nêu cầu hỏi tiếp.
HS:- Trả lời câu hỏi gợi ý :
+ Kể tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu?
+ Nêu cách phòng tránh các bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu?
GV: - Nhận xét và giảng giải giúp các em hiểu được nội dung bài.
 - Rút ra phân ghi nhớ (SGK trang 23) cho các em đọc lại.
3/ Củng cố 
HS: - Đọc phần ghi nhớ (SGK)
4/ Dặn dò: Về nhà học bài chuẩn bị bài: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
1.KT: HS trả lời câu hỏi trong PBT.
2.Bài mới: GTB
HĐ1: Tìm hiểu tây nguyên-xứ sở của các cao nguyên xếp tầng.
GV: Treo bản đồ, chỉ vị trí của khu vực Tây nguyên.
HS: quan sát và cho biết Tây Nguyên là vùng đất như thế nào?
HS: Trình bày
KL: Tây Nguyên là vùng đất cao rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
GV:Gọi hs chỉ vị trí các cao Nguyên trên lược đồ Và đọc tên các cao nguyên từ thấp đến cao.
GV: Nhận xét.
HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm của từng cao nguyên.
GV: giao việc cho hs.
HS: Trao đổi thảo luận theo nhóm đôi.
Đại diện nhóm trình bày.
GV: Sửa chữa bổ sung.
HĐ3: Tìm hiểu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt
GV: yc hs dựa vào mục 2 và bảng số liệu ở mục 2SGK và trả lời các các câu hỏi trong PHT.
HS: Làm việc cá nhân, Trình bày trước lớp.
GV: Sửa chữa và giúp hs hoàn thiện câu trả lời.
3. Củng cố:
HS: Trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình và khí hậu ở Tây nguyên.
GV:Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docTHỨ TƯ.doc
Giáo án liên quan