Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 19 - Lê Thị Hưng

I. Mục đích yêu cầu:

A.Tập đọc

- Đọc đúng, rành mạch.

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.

- Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

* GD kĩ năng đặt mục tiêu; đảm nhận trách nhiệm; kiên định; giải quyết vấn đề

B. Kể chuyện

- Kể lại được từng đoạn câu chuyên dựa theo tranh minh họa.

* Giáo dục kĩ năng lắng nghe tích cực; tư duy sáng tạo

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ SGK

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

 

doc23 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 19 - Lê Thị Hưng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Kết nghĩa với thiếu nhi Quốc tế.
+ Tìm hiểu về cuộc sống và học tập của thiếu nhi các nước.
+ Tham gia các cuộc giao lưu
+ Viết thư gửi ảnh gửi quà cho các bạn.
* GNKL: 
Liên hệ: Chúng ta tự liên hệ xem bản thân, lớp, trường về những việc đã làm để bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiêú nhi quốc tế.
* HS nói về cảm xúc của mình, qua đó GDKNS cho các em.
C. Củng cố dặn dò:
- HD thực hành: Các nhóm lựa chọn và thực hiện các hoạt động phù hợp với khả năng để bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- Sưu tầm tranh ảnh, truyện, báo vẽ tranh làm thơ.
Thứ tư ngày 24 tháng 12 năm 2014
TẬP ĐỌC:
 BÁO CÁO KẾT QUẢTHÁNG THI ĐUA “NOI GƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI”
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc đúng, rành mạch: noi gương, đoạt giải, khen thưởng, 
- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ
- Bước đầu biết đọc đúng giọng đọc một bản báo cáo.
- Hiểu ND: Một báo cáo hoạt động của tổ, lớp. (trả lời được các câu hỏi SGK).
* Giáo dục kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
- 4 băng giấy ghi chi tiết nội dung các mục (học tập, lao động, các công tác khác, đề nghị khen thưởng, của báo cáo.)
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
- 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn câu chuyện Hai Bà Trưng - GV nhận xét
B. Bài mới: Giới thiệu bài (Sử dụng tranh SGK)
1. Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu cả bài: Giọng rõ ràng rành mạch dứt khoát.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Đọc từng đoạn trước lớp
+ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong báo cáo (hai lượt)
+ GV theo dõi HS đọc, kết hợp hướng dẫn các em cách ngắt nghỉ hơi rõ ràng, rành mạch sau các dấu câu, đọc đúng giọng báo cáo.
+ HD HS hiểu một số từ ngữ các em chưa hiểu.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Hai HS thi đọc cả bài
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Cả lớp đọc thầm, đọc lướt bản báo cáo và nêu được: 
+ Báo cáo trên là của bạn lớp trưởng
+ Bạn đó báo cáo với tất cả các bạn trong lớp về kết quả thi đua cuả lớp trong tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”
- 1 HS đọc lại bài - Cả lớp đọc thầm và nêu được
+ Bản báo cáo gồm nhận xét các mặt hoạt động của lớp: Học tập, lao động, các công tác khác. Cuối cùng là đề nghị khen thưởng những tập thể và cá nhân tốt nhất.
+ Báo cáo kết qủa thi đua đã thấy lớp thực hiện đợt thi đua như thế nào? 
- Để biểu dương những tập thể và cá nhân hưởng ứng tích cực phong trào thi đua 
- Tổng kết những thành tích của lớp, của tổ, của cá nhân. Nêu những khuyết điểm còn mắc để sửa chữa - Để mọi người tự hào về lớp, tổ, về bản thân.
* HD HS đóng vai, làm việc nhóm, trình bày một phút để giáo dục kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực.
3. Luyện đọc lại: 
- GV tổ chức cho HS thi đọc bằng nhiều hình thức
- Trò chơi gắn đúng với nội dung báo cáo. Cách chơi:
+ GV chia lớp thành 4 phần, Mỗi phần gắn tiêu đề của 1 nội dung (học tập - lao động - công tác khác - Đề nghị khen thưởng)
+ GV chuẩn bị 4 băng giấy viết 4 nội dung chi tiết của từng mục.
+ Bốn HS dự thi nghe hiệu lệnh, mỗi em phải gắn nhanh băng chữ thích hợp với tiêu đề trên từng phần bảng - Sau đó từng em nhìn bảng đọc kết quả
+ Cả lớp và GV nhận xét bình chọn bạn thắng cuộc, là bạn gắn đúng nhanh, phát âm chính xác, đọc đúng giọng của người đọc báo cáo.
- Vài HS thi đọc toàn bài. Cả lớp bình chọn bạn đọc đúng nhất giọng báo cáo.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học - Nhắc HS về nhà đọc lại bài, nhớ lại những gì tổ, lớp mình đã làm được trong tháng vừa qua để chuẩn bị cho học tốt tiết tập làm văn cuối tuần 20.
MĨ THUẬT:
(Cô Dung dạy)
TOÁN:
CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, 
hàng trăm là 0) và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn chữ số.
- Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3
II. Chuẩn bị: GV kẻ bảng sẵn như sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- 3 HS đọc, viết bảng: 1236, 4154, 4255
2. Bài mới:
a. Giới thiệu số có 4 chữ số, các trường hợp có chữ số 0
- HS qua sát bảng (Trên bảng lớp) - nhận xét
- HS tự viết số ra vở nháp, đọc số
- 5 HS lên bảng nối tiếp viết số - 1 số em đọc các số trên bảng 
- Lớp đọc đồng thanh một lần 
b. Thực hành 
Bài 1: Đọc (theo mẫu)
- Nhiều HS đọc các số có 4 chữ số - Lớp đọc đồng thanh
- HS nêu giá trị các chữ số trong số
Bài 2: Số
- HS quan sát các dẫy số - nhận ra qui luật của các dãy
- HS làm bài vào vở - 3 HS nối tiếp nhau lên bảng chữa bài 
- Lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 3: Số ?
- HS rút ra qui luật của từng dãy số 
- HS làm bài cá nhân vào vở
- 1 số HS đọc bài làm - GV nhận xét chữa bài 
C. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét học - Dặn HS làm thêm trong vở bài tập
HÁT NHẠC: HỌC HÁT: BÀI EM YÊU TRƯỜNG EM
 Nhạc và lời: Hoàng Vân 
I. Mục tiêu: 
- Biết hát theo giai điệu và lời 1 của bài.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
* Mở rộng: Biết bài hát Em yêu trường em do nhạc sĩ: Hoàng Vân sáng tác. Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Hát thuộc bài hát Em yêu trường em - Nhạc cụ gõ. Học sinh: SGK, thanh phách, vở ghi.
III. Hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: Học sinh hát tập thể bài Lớp chúng ta đoàn kết
B. Bài mới:
HĐ1: Dạy bài hát Em yêu trường em. 
a. Giới thiệu Nhạc sĩ Hoàng Vân là một nhạc sĩ rất nổi tiếng. Ông sáng tác nhiều thể loại âm nhạc, về nhạc thiếu nhi ông có rất nhiều bài hát hay như bài: Con chim vành khuyên, Mùa hoa phợng nở,  Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các con bài Em yêu trường em. Bài hát có giai điệu vui tươi, nhí nhảnh, với hình tượng đẹp và gợi cảm trong lời ca, thể hiện tình cảm của các bạn nhỏ với mái trường thân yêu. 
b. GV hát mẫu 1 lần.
c. Học sinh đọc lời ca (lời 1) 
- Đọc trơn lần 1, lần 2 đọc theo tiết tấu.
d. Khởi động giọng: Cho học sinh đọc bằng âm la theo thang âm: Đồ - Mi - Son.
e. Dạy hát:
- Dạy từng câu cho học sinh theo lối móc xích đến hết lời1. Mỗi câu cho học sinh hát lại 2- 3 lần để thuộc lời và giai điệu. 
* Lưu ý học sinh những tiếng hát luyến 2 âm: 
Cô giáo hiền; cắp sách đến trường; muôn vàn yêu
 thương; trong nắng thu vàng; của chúng em.
* Những tiếng luyến 3 âm: Nào sách nào vở; nào phấn nào bảng; yêu sao yêu thế.
- Sau khi tập xong cho học sinh hát lại một số lần để thuộc lời ca và giai điệu của bài.
- Cho học sinh luyện tập theo tổ nhóm, cá nhân.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau, giáo viên sửa sai (nếu có).
HĐ2: Hát kết hợp gõ đệm 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp vỗ tay đệm cho bài hát theo nhịp. 
 Em yêu trường em với bao bạn thân .
  x . x . 
- Giáo viên thực hiện mẫu sau đó tập cho học sinh.
- Cho học sinh luyện tập theo tổ, nhóm..
- Gọi một số nhóm, cá nhân thực hiện trước lớp. Nhận xét - Đánh giá
- Hướng dẫn học sinh gõ đệm theo tiết tấu: 
 Em yêu trường em với bao bạn thân 
 x  x x  xx x x x  
- Cho học sinh hát và gõ đệm theo hướng dẫn.
- Sau khi thuần thục chia nhóm cho học sinh luyện tập. Kiểm tra một số nhóm, cá nhân.
* Khuyến khích học sinh tìm các động tác phụ hoạ cho lời ca.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Cho học sinh hát lại bài hát vừa học kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về học thuộc lời 1 và xem trước lời 2 của bài hát.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO ?
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hoá (BT1, BT2)
- Ôn tập cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi Khi nào ? Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào ?; Trả lời được câu hỏi Khi nào? (BT3, BT4).
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ viết nội dung BT3
- HS: Vở bài tập Tiếng việt 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài 1: Nhận biết hiện tượng nhân hoá
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm SGK
- Nhiều học sinh nối tiếp nhau đọc 2 khổ thơ đầu của bài Anh đom đóm (SGK)
- Trả lời các câu hỏi SGK theo cặp (1 HS hỏi 1 HS trả lời) Sau đó đại diện vài nhóm trả lời trước lớp:
a. Con đom đóm được gọi bằng anh (từ dùng để gọi cho con người) 
b. Tính nết và những hoạt động của con đom đóm được tả bằng những từ ngữ: Chuyên cần, đi gác, đi rất êm, .
- HS làm bài cá nhân ra giấy nháp 
- 1 HS lên bảng chữa bài - Lớp nhận xét, chữa bài vào vở bài tập 
Bài 2: - Lớp đọc thầm bài tập 2
- 1 HS đọc lại bài thơ “Anh Đom Đóm”
- HS suy nghĩ, làm bài cá nhân vào vở bài tập
- 1 số em đọc to bài làm trước lớp. Lớp nhận xét
- Vài học sinh nhắc lại ND bài tập: Những con vật trong bài thơ Anh đom đóm được gọi và tả như con người: Cò bợ được gọi bằng chị, họat động ru con: Vạc được gọi bằng thím, hoạt động: Lặng lẽ mò tôm
Bài 3: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “Khi nào ?”
- 1 HS đọc yêu cầu - lớp đọc thầm - Lớp làm bài cá nhân vào vở nháp
- 3 HS nối tiếp nhau lên gạch dưới các bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào ?” 
- GV nhận xét kết luận đúng sai
a. Khi trời đã tối
b. Tối mai
c. Trong học kì 1
Bài 4: Trả lời câu hỏi - Một HS đọc yêu cầu bài 
- Một số em trả lời trước lớp 
- GV chốt lại lời giải đúng - HS chữa bài vào vở bài tập
a. Lớp em bắt đầu vào học kì 2 từ ngày 8 tháng1
b. Ngày 31 tháng 5 học kì 2 kết thúc
c. Đầu tháng 6 chúng em nghỉ hè 
C. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học - Dặn HS về làm bài tập trong VBT
Thứ năm ngày 25 tháng 12 năm 2014
TẬP VIẾT:
ÔN CHỮ HOA: N (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng chữ Nh), R, L (1 dòng); viết đúng tên riêng Nhà Rồng (1 dòng) và câu ứng dụng: Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng/ Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; Bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng
* Mở rộng: HS viết đúng và đủ các dòng tập viết trên lớp trong trang vở Tập viết 3.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Chữ hoa mẫu N, Nhà Rồng; câu ứng dụng viết bảng kẻ ô li 
- HS: vở TV; bảng con; phấn.
III. Các hoạt động dạy

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_19_le_thi_hung.doc