Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 7

TOÁN(31) TGDK:35’

 Luyện tập

A.Mục tiêu: Giúp HS:

- Củng cố và rèn luyện kĩ năng giải toán về nhiều hơn, ít hơn.

- Ý thức tính cẩn thận chính xác khi làm toán.

B. Đồ dùng dạy - học:

 Bảng phụ làm bài tập.

C.Các hoạt động dạy - học:

1.Bài cũ: (5phút) - Gọi 1 HS lên bảng làm bài .

Ngăn tủ trên có 17 quyển sách,ngăn tủ dưới có ít hơn ngăn tủ trên 6 quyển sách.Hỏi ngăn tủ dưới có mấy quyển sách?

- HS dưới lớp làm nháp - Cả lớp nhận xét.

- GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc19 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảng
-Lần 2:h dẫn hs cách ngắt,nghỉ hơi 
- Thi đọc đoạn giữa các nhóm 
- Lớp nhận xét - Gv nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
* Hoạt động 2: ( 15’) Tìm hiểu bài 
HS TLCH 1,2,4 sgk.
Câu 3: (HS K,G) 
- Tiết học chính là 23 tiết: tiếng việt 10 tiết; Toán 5 tiết; Đạo đức 1 tiết; TN&XH 1 tiết; Nghệ thuật 3 tiết; Thể dục 1 tiết; Hoạt động tập thể 1 tiết.
3. Củng cố, dặn dò: (5’) - 2 HS đọc thời khóa biểu của lớp.
- GV nhắc nhở HS rèn luyện thói quen mang đúng thời khóa biểu.
- Tiết sau: Người mẹ hiền
Bổ sung :
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU (7) TGDK:40’ 
 TỪ NGỮ VỀ MÔN HỌC .TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG.
A.Mục tiêu : HS biết :	
-Tìm được một số từ ngữ về các môn học và hoạt động của người (Bt1 ,bt2).
-Kể được nội dung mỗi tranh (SGK ) bằng 1 câu (Bt3 ).
-Chọn được từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu ( BT4).
-Rèn kĩ năng đặt câu với từ chỉ hoạt động .
B.Đồ dùng dạy học :
-Tranh minh họa hoạt động của người.
-Bảng phụ ghi Bt4.
C. Các hoạt động dạy- học
1. Bài cũ : (5’) 2Hs đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được gạch dưới (mẫu Ai là gỉ ? ).
 Lan là hs giỏi nhất lớp.Môn học em yêu thích là Tiếng Việt.
-Gv nhận xét – ghi điểm .
2.Bài mới : (30’)
-Giới thiệu bài .
Bài tập 1 : (miệng) (5’) 
-1Hs đọc yêu cầu (Kể tên các môn học ở lớp 2)-HS phát biểu ý kiến- GV ghi trên bảng -2,3Hs đọc lại -Nhận xét đúng sai – GV gút .
Bài tập 2: (Miệng ) (7’) 
1 Hs đọc yêu cầu quan sát tranh trong Sgk- Tìm từ ghi vào bảng con- GV nhận xét ghi nhanh các từng đúng lên bảng.
-Tranh 1 : đọc; tranh 2: viết ; tranh 3: giảng giải ; tranh 4: trò chuyện .
->đây là những từ chỉ hoạt động
Bài tập3: Viết .( 9’) 
1Hs đọc yêu cầu -Kể lại nội dung mỗi tranh bằng 1 câu.
-GV giúp HS nắm vững yêu cầu- GV cho làm mẫu 1 câu -Cả lớp làm bài vào vở.
GV sửa bài nhận xét-.
Bài tập 4: Viết .(9’)
-Chọn từ chỉhoạt động thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đậy.
-Gv giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài- HS làm bài vào vbt- Gv nhận xét Đ –S.
3.Củng cố ,dặn dò: (5’)
Yêu cầu HS về nhà tìm thêm các từ chỉ hoạ động học tập ,văn nghệ, thể thao.
Chuẩn bị:Từ chỉ hoạt động,trạng thái.Dấu phẩy
- Nhận xét tiết học
Bổ sung
 TOÁN (32) TGDK:40’
 LUYỆN TẬP
A.Mục tiêu : 
-Biết dụng cụ đo khối lượng : cân điã, cân đồng hồ (cân bàn)
- Biết làm tính cộng ,trừ và giải toán với các số kèm theo đơn vị kg.
B.Đồ dùng dạy học :
-GV : Một cái cân đồng hồ , cân bàn.
C. Các hoạt động dạy- học :
1. Bài cũ : (5’) 2 HS làm bài:13kg+4kg= 26kg-16kg=
 10kg-6kg= 33kg+9kg=
-Nhận xét bài trên bảng- GV nhận xét, ghi điểm .
2. Bài mới :(30’) -Giới thiệu bài:Luyện tập
Bàí 1:( 9’) Số 
Hs làm miệng- cả lớp quan sát GV cân-TLCH. GV nhận xét –gút:túi cam nặng 1kg
 -quan sát tranh-TLCH.GV gút:bạn gái nặng 25kg
GV cho hs n xét giữa cân đồng hồ và cân bàn.
Bài 3 : (10’) tính ( cột 1)
-Gv hưóng dẫn cách tính –Hs làm bài- sửa bài –GV nhận xét- gút cách làm.
Bài 4: ( 10’) Gọi Hs đọc đề toán –Tóm tắt đề toán trên bảng- HS nêu dạng toán.
HS làm bài –Gv kèm 1 số em yếu làm bài
 Bài giải
 Số ki lô gam gạo nếp có là :
 26 - 16 = 10(kg )
 Đáp số :10kg
3. Củng cố ,dặn dò: (5’) Học sinh nhắc lai nội dung bài.
Chuẩn bị:6 cộng với một số 6+5
Nhận xét tiết học.
Bổ sung: 
. 
 Tự nhiên và Xã hội(7) TGDK:35’ 
 Ăn uống đầy đủ 
A. Mục tiêu:
-Biết ăn uống đủ chất ,uống đủ nước sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khoẻ mạnh.
-Biết đượcăn buổi sáng nên ăn nhiều,buổitối ăn ít ,không nên bỏ bữa ăn.
-Giáo dục HS có ý thức ăn uống đầy đủ.
 -GDKNS:KN ra quyết định(KN1)
 Quản lý thời gian để đảm bảo ăn uống hợp lí(KN2)
 Kĩ năng làm chủ bản thân(KN3)
B. Đồ dùng dạy – học: 
Tranh vẽ trong Sgk / 17. bảng phụ ghi câu hỏi cho hoạt động 1.
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: ( 5’) 2 HS : Nêu vai trò của răng, lưỡi và nước bọt khi ta ăn? Trình bày sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non và ruột già?
- GV nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới: (25’) - Giới thiệu bài.
Hoạt động 1:( 9’) Thảo luận nhóm về các thức ăn và các bữa ăn hằng ngày.(KN1)
* Mục tiêu: HS kể về các bữa ăn và các thức ăn em thường ăn hàng ngày. HS hiểu thế nào là ăn uống đầy đủ.
* Cách tiến hành: HS thực hiện theo nhóm đôi. Quan sát tranh 1, 2, 3, 4/ tr 16 và trả lời câu hỏi:GV gắn bảng phụ ghi câu hỏi Sgk/ 16
- HS trả lời trong nhóm theo từng câu hỏi. 
- Đại diện 1 số nhóm hỏi - đáp trước lớp.
- Lớp nhận xét – Bổ sung. GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương.
Kết luận: Ăn uống đầy đủ là chúng ta cần phải ăn đủ cả về số lượng ( ăn đủ no) và đủ cả về chất lượng ( ăn đủ chất) và ăn đúng bữa.
*Hoạt động 2: ( 9’) Ích lợi của việc ăn uống đầy đủ.(KN2)
* Mục tiêu: HS hiểu được tại sao cần ăn uống đầy đủ và có ý thức ăn uống đầy đủ.
* Cách tiến hành: - Giáo viên nêu câu hỏi ( sgv/ 33) cho Hs trả lời.
- HS trả lời – HS khác nhận xét, bổ sung
Kết luận: Chúng ta cần ăn đủ các loại thức ăn và ăn đủ lượng thức ăn, uống đủ nước để chúng biến thành chất bổ dưỡng nuôi cơ thể, làm cho cơ thể khỏe mạnh chóng lớn... Nếu để cơ thể bị đói, khát sẽ bị bệnh, mệt mỏi, gầy yếu làm việc và học tập kém.
Hoạt động 3: (7’) Trò chơi “ Đi chợ”(KN3)
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khỏe.
* Cách tiến hành: GV nêu cách chơi, luật chơi.
- HS trong lớp đã có số thứ tự - GV là người đi chợ.
- HS cả lớp đều tham gia chơi.
- GV nhận xét, đánh giá trò chơi. Kết luận: Trong bữa ăn hằng ngày, chúng ta cần ăn uống đúng bữa, đầy đủ chất để đảm bảo sức khỏe.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)Ăn đủ chất,uống đủ nước co ích lợi gì?
Chuẩn bị:Ăn uống sạch sẽ
Bổ sung:
 Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011
 TOÁN(34) TGDK:40’ 
6 cộng với một số 6 + 5
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 6 + 5. Lập và thuộc bảng cộng 6 cộng với một số.
-Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
-Dựa vào bảng 6 cộng với một số để tìm được số thích hợp điền vào chỗ trống.
B. Đồ dùng dạy - học: GV: Bảng phụ bài tập; đồ dùng dạy toán.
 HS: bảng con, que tính.
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: (5’) - 1HS trả lời c/hỏi theo y/cầu:GV t/hiện cân 1 số đồ vật.
- GV nhận xét bài trên bảng, ghi điểm.
2.Bài mới: ( 30’) - Giới thiệu bài.
Hoạt động 1:(10’) Giới thiệu phép tính 6 + 5 và thàng lập bảng cộng 6.
Bước 1: Giới thiệu phép tính 6 + 5. 
- GV yêu cầu HS lấy 6 que tính, Gv kiểm tra - GV lấy 6 que tính cài bảng.
- Yêu cầu HS lấy thêm 5 que tính- Gv kiểm - GV lấy thêm 5 que tính cài bảng.
- GV yêu cầu HS gộp que tính lại - Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? (11 que tính)
- GV gộp que tính lại và thực hiện như Sgk/ 34.
- GV hướng dẫn HS cách đặt tính rồi tính như Sgk/ 34.
* Gv nêu câu hỏi: Khi đổi chổ các số hạng trong phép cộng thì tổng như thế nào?
Bước 2: Hướng dẫn HS lập bảng cộng và học thuộc bảng cộng. 
- GV yêu cầu HS thao tác trên que tính và nêu kết quả - Gv ghi bảng. 
 6 + 5 = 11	6 + 7 = 13 	6 + 9 = 15
 6 + 6 = 12 	6 + 8 = 14
- HS học thuộc bảng cộng. GV xóa dần kết quả gọi HS luyện đọc.
Hoạt động 2: Thực hành (20’)
Bài 1; Tính nhẩm. (3’)
- HS nêu miệng kết quả - HS theo dõi, sửa sai.
Bài 2: ( 7’) Tính 
- HS tự làm bài- GV kèm HS yếu làm bài 
- HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 3: (5’) số? 
- HS nhẩm và tự làm bài – 2 HS lên bảng làm bài.
- GV kèm HS yếu làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài.
3.Củng cố, dặn dò:(5’) - Gọi HS đọc lại bảng cộng 6 cộng với một số.
- Tiết sau: 26 + 5
Bổ sung:
 CHÍNH TẢ (Nghe-viết)(14) TGDK:40’ 
 Cô giáo lớp em
A. Mục tiêu:
- HS nghe –viết chính xác bài chính tả ,trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài Cô giáo lớp em.
- HS làm đúng bài tập chính tả phân biệt tiếng và từ ngữ, tìm đúng các từ chứa iên/ iêng.
- HS có ý thức rèn luyện chữ viết đúng, đẹp.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Bảng phụ bài tập 1/vbt.
HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t1, vbtTV2/t1
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: (5’) GV đọc các từ ngữ: xúc động, cổng, khung, cửa sổ, nghĩ, mắc lỗi...
2 HS lên bảng viết - HS còn lại viết nháp. 
- HS nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: (30’) - Giới thiệu bài
Hoạt động 1:(20’) Hướng dẫn HS nghe-viết chính tả.
Bước 1: GV đọc mẫu bài chính tả: Cô giáo lớp em.
- 1 HS khá đọc lại bài chính tả.
Bước 2: GV đặt câu hỏi để HS nắm nội dung bài chính tả.
- HS trả lời câu hỏi sgk/61.
- GV đọc các từ khó trong bài: thoảng, nhài, ghé, giảng, ấm, ngắm mãi, điểm mười - HS viết bảng con các từ ngữ khó.
* HS nhắc lại cách trình bài khổ thơ.
Bước 3: GV đọc câu, cụm từ,... HS viết bài. 
Bước 4:- HS tự đổi vở soát lại bài - GV chấm bài.
* GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: (10’) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 /vbt: Tìm các tiếng và từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống: 
- GV gắn bảng phụ bài tập – giải thích yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài vào vbt – HS nêu các tiếng và từ tìm được.
- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
Bài tập 2 b/ vbt: Tìm 2 từ ngữ có tiếng mang vần iên, 2 từ ngữ có tiếng mang vần iêng.
- 1 HS đọc từ mẫu – HS tự tìm từ vào vbt và nêu trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.Ví dụ: tiên tiến; thiếu niên – mắt kiếng, tiếng Việt.
- Tuyên dương HS tìm từ đúng.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Về nhà tìm thêm từ ngữ bài tập 2 b.
-Chuẩn bị:Người mẹ hiền
Bổ sung
TẬP VIẾT (7) TGDK:35’ 
 Chữ hoa E, Ê
A. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng viết chữ :
- Viết đúng chữ cái viết hoa E, Ê ( 1 dòng cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ )
-Viết chữ và câu ứng dụng :Em (1 dòng cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ) .Em yêu trường em (3 lần).
-Có ý thức cẩn thận, chăm chỉ rèn luyện chữ viết.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Mẫu chữ hoa E, Ê.Phiếu viết chữ Em, cụm từ Em yêu trường em trên dòng kẻ ô li. 
HS: Vở tập viết (vtv1), bảng con.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: (5’) Cả lớp viết bảng con chữ hoa Đ - GV nhận xét.
- HS đọc câu ứng dụng , nêu ý nghĩa của câu.
- 2 HS lên bảng viết từ Đẹp – Cả lớp viết bảng con – GV nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: (25’) Giới thiệu bài : Chữ hoa E, Ê
Hoạt động 1:( 5’) Quan sát và nhận xét chữ hoa E và Ê.
Bước 1: GV gắn chữ mẫu E, Ê – HS nhận xét và nêu: 
- Chữ E: Cao 5 li, gồm 3 nét (1 nét cong dưới và 2 nét cong trái.)
- HS so sánh chữ Ê giống chữ EChỉ thêm dấu mũ trên đều c

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_7.doc