Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 20
TẬP ĐỌC(58,59) TGDK:70’
Ông Mạnh thắng Thần Gió
A. Mục tiêu:
-Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ: đọc to lời nhân vật trong bài.
- Biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật ( ông Mạnh, Thần Gió)
- Đọc hiểu được nội dung bài: Ông Mạnh tượng trưng cho con người. Thần gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm lao động. Nhưng con người cần biết sống thân ái ,hoà thuận với thiên nhiên. (Trả lời được câu hỏi 1,2,3,4 )
-GD KNS:Giao tiếp:ứng xử văn hoá(KN1)
Ra quyết định:ứng phó,giải quyết vấn đề(KN2)
Kiên định(KN3)
- học: GV: Bảng phụ ghi câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc. C.Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ:(5’) Gọi 3HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi bài Ông Mạnh thắng Thần Gió. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Luyện đọc (10’) Bước 1: Luyện đọc câu - GV đọc diễn cảm bài văn - HS nghe, theo dõi sgk. - HS đọc nối tiếp mỗi em 1 câu - GV rút từ khó và hướng dẫn HS đọc đúng. Bước 2: Luyện đọc đoạn - GV chia bài thành 3 đoạn - HS luyện đọc đoạn nối tiếp (2- 3lần) - GV theo dõi, sửa sai+giảng từ mới sgk/17 - GV đưa bảng phụ ghi câu khó và hướng dẫn HS đọc đúng. *Nhưng trong trí thơ ngây của chú /còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng, / biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới..... Bước 3: Luyện đọc đoạn theo nhóm đôi. - Đại diện một vài nhóm thi đọc đoạn 1,2. - GV cùng lớp theo dõi, nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay. Bước 4: Lớp đồng thanh cả bài Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (7’) HS đọc thầm và TLCH sgk/17 - GV nhận xét, chốt ý đúng từng câu trả lời của HS. * Bài văn ca ngợi điều gì? - HS suy nghĩ, phát biểu – GV chốt ý nghĩa của bài. Hoạt động 3: Luyện đọc lại(10’) - GV hướng dẫn giọng đọc – HS luyện đọc theo nhóm. - Đại diện một vài nhóm thi đọc cả bài. - GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc hay. 3. Củng cố, dặn dò:(3’) - Gọi 1 HS đọc lại bài văn. - Bài văn giúp em hiểu gì về mùa xuân? Bổ sung: TOÁN (98) TGDK:35’ Bảng nhân 4 A. Mục tiêu: Giúp HS: - Lập bảng nhân 4 và học thuộc bảng nhân 4 -Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 4) -Biết đếm thêm 3. Làm được bài tập 1, 2 ,3. - Rèn tính cẩn thận, chính xác khi học toán. B. Đồ dùng dạy - học: GV: phiếu ghi bài tập. Các tấm bìa mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. HS: Đồ dùng học toán. C. Các hoạt động dạy - học: 1.Bài cũ(5’): Gọi HS đọc bảng nhân 3- Nhận xét ,sửa sai. 2.Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Lập bảng nhân 4(10’) Bước 1: GV yêu cầu HS lấy 1 tấm bìa có 4 chấm tròn để lên bàn. - Giáo viên kiểm tra – Giáo viên lấy 1 tấm bìa có 4 chấm tròn cài bảng. Hỏi: tấm bìa có mấy chấm tròn? - 4 được lấy 1 lần ta viết: 4 x 1 = 4 * HS nhắc lại. - Tương tự với 2, 3 tấm bìa – GV hình thành phép nhân.Các nhóm thảo luận nhóm đôi . Ghi phép tính. Bước 2: GV ghi các phép nhân còn lại lên bảng - HS thao tác trên tấm bìa và nêu kết quả - GV giới thiệu bảng nhân 4 - Tổ chức cho HS học thuộc bảng nhân 3.( nhóm, tổ) Hoạt động 2: Thực hành (15’) Bài 1: tính nhẩm:(M) - HS làm bài và nêu miệng kết quả. - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. Bài 2: Gọi hs đọc bài toán – GV tóm tắt, hướng dẫn giải. - HS làm vở - GV kèm HS yếu làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài. 4 x 5=20(bánh xe) Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống. - HS nhận xét về các số liên tiếp cho trong ô vuông. - HS tự viết tiếp các số còn lại vào chỗ trống. -GV gút: Trong dãy số này bắt đầu số thứ hai ,mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng với 4 - 1 HS làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài. 3.Củng cố, dặn dò: (5’) - Thi đọc thuộc bảng nhân giữa các tổ. Lớp nhận xét, tuyên dương. - Về nhà học thuộc lòng bảng nhân 4 - Tiết sau: Luyện tập. Bổ sung: Tự nhiên và Xã hội.(20) TGDK:35’ An toàn khi đi các phương tiện giao thông A.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nhận xét một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông -Thực hiện đúng qui định khi đi các phương tiện giao thông. - Một số điều cần lưu ý khi đi trên các phương tiện giao thông. - Có ý thức chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông. -GD KNS:Kĩ năng ra quyết định(KN1) Kĩ năng tư duy phê phán(KN2) Kĩ năng làm chủ bản thân(KN3) B. Đồ dùng dạy - học: GV: Tranh vẽ trong Sgk / tr 42, 43. C. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: (5’) 3HS trả lời câu hỏi:- Kể tên các loại đường giao thông mà em biết? - Hãy kể các phương tiện giao thông và phương tiện đó đi trên đường nào? - Nhận xét đánh giá- Nhận xét bài cũ. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Thảo luận tình huống(10’) *Mục tiêu: HS nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.(KN1) * Cách tiến hành: Bước 1: GV chia nhóm – nêu yêu cầu thảo luận cho các nhóm. + Điều gì có thể xảy ra ? + Đã có khi nào em em có hành động như trong tình huống đó không? + Em sẽ khuyên các bạn đi như thế nào? Bước 2: Làm việc cả lớp - Gọi đại diện các nhóm nói trước lớp. Lớp nhận xét, bổ sung. GV kết luận: Để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe đạp, xe máy phải bám chắc người ngồi trước. Không đi lại trên tàu, thuyền, không bám ở cửa ra vào, thò tay, đầu ra ngoài khi tàu xe đang chạy. Hoạt động 2: Làm việc với Sgk (10’) * Mục tiêu: HS nắm một số điều cần lưu ý khi đi các phương tiện giao thông.(KN2) * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV nêu yêu cầu thảo luận. + Hình 4,5,6,7: khách hàng đang làm gì? Ở đâu? Họ đứng gần hay xa mép đường? Họ lên xe ô tô khi nào? Xe dừng hay xe chạy?Theo bạn, hành khách phải như thế nào khi đi trên xe? - HS quan sát tranh và trả lời theo câu hỏi gợi ý của GV. Bước 2: Đại diện 1 số cặp nói trước lớp. Lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt ý: Khi đi xe buýt( xe khách), chúng ta chờ xe ở bến và . 3. Củng cố, dặn dò: (5’)(KN3) Giáo dục HS chấp hành tốt luật giao thông. - Tuyên truyền cho mọi người biết an toàn khi đi các phương tiện gthông Bổ sung: MỸ THUẬT (20) TGDK:35’ Vẽ theo mẫu: vẽ túi xách A. Mục tiêu: - Hiểu hình dáng ,đặc điểm của một vài loại túi xách -Biết cách vẽ cái túi xách. -Vẽ được cái túi xách theo mẫu.HS khá sắp xếp ,hình vẽ cân đối ,thể hiện rõ hoạt động. - Yêu thích môn học. B. Đồ dùng dạy – học: GV: vài kiểu túi xách làm mẫu, Một vài bài vẽ về cái túi xách. HS: Màu vẽ, vở tập vẽ, bút chì C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: (3’)Kiểm tra đồ dùng học tập. GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.(5’) - GV cho HS quan sát một vài kiểu túi xách. - HS quan sát và nêu nhận xét về hình dáng, màu sắc, cách trang trí, các bộ phận của túi xách GV chốt: Có rất nhiều kiểu túi xách khác nhau, mỗi kiểu có hình dáng, màu sắc và hoa văn trang trí khác nhau. Hoạt động 2: Cách vẽ cái túi xách.(5’) - GV chọn mẫu 1 cái túi xách, vẽ phát lên bảng cho cả lớp quan sát. - GV hướng dẫn cách vẽ: + Phát phần chính của cái túi xách, quai xách. + Vẽ tay xách. + Vẽ nét đáy túi. + Trang trí theo ý thích ( tránh cầu kì) Hoạt động 3: Thực hành(17’) - GV cho quan sát một số bài vẽ về túi xách. - HS tự vẽ cái túi xách tùy thích vào vở tập vẽ. - GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng. - Gợi ý các em trang trí và tô màu tránh cầu kì. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá(5’) - GV chọn một số bài vẽ của HS. - Cùng lớp nhận xét, xếp loại bài vẽ đẹp, vẽ cân đối. 3. Củng cố, dặn dò:(2’) - Về nhà vẽ thêm cái túi xách và trang trí cho đẹp hơn. - Nhận xét tiết học. - Tiết sau: vẽ hình dáng người. Bổ sung: Tiếng Việt(bs)(59) TGDK:35’ Rèn viết chính tả 1/GV rèn đọc và TLCH bài Mùa xuân đến 2/GV đọc cho hs viết 1 đoạn trong bài Mùa xuân đến 3/GV chấm 1 số vở-n/xét,tuyên dương. Tự nhiên và Xã hội(bs)(20) TGDK:35’ Ôn và làm bài tập:An toàn khi đi các phương tiện giao thông 1/Yêu cầu hs nêu lại những điều cần lưu ý khi tham gia giao thông 2/HD hs làm các bài trong VBT-Sửa bài. 3/Chuẩn bị bài sau:LT và C:Từ ngữ về thời tiếtKC:Ông Mạnh thăng Thần Gió;Ctả:Mưa bóng mây ;Toán:Luyện tập. Sinh hoạt tập thể(bs)(20) TGDK:35’ Sinh hoạt Sao 1/GV cho hs ra sân-ổn định lớp 2/Tổ chức cho hs hát,chơi cùng các hs lớp 5 3/GV nhận xét tiết sinh hoạt. Thứ sáu ngày 14 tháng 1 năm 2011 LUYỆN TỪ VÀ CÂU (20) TGDK:35’ Từ ngữ về thời tiết. Đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào? Dâú chấm ,dấu chấm than. A. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết được một số từ ngữ chỉ thời tiết 4 muà (BT1) -Biết dùng cụm từ bao giờ ,lúc nào, tháng mấy ,mấy giờ thay cho cụm từ Khi nào để hỏi về thời điểm(BT2). Điền đúng dấu câu vào đoạn văn(bt3) B. Đồ dùng dạy – học: GV: phiếu cho HS chơi trò chơi bt1. C.Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ(5’): 2 HS hỏi- đáp về các muà trong năm. Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : Giới thiệu bài * Hướng dẫn HS làm bài tập(25’) Bài tập 1/vbt: (M) - 1 HS đọc yêu cầu bài tập và các từ mẫu trong bài. - GV hướng dẫn cách nối với từ đúng-Gọi Hs nhận xét và chữa bài. Bài tập 2/vbt: (viết) - HS đọc yêu cầu bài tập – 1 HS đọc các câu hỏi trong bài. - GV yêu cầu HS hỏi- đáp theo cặp. - GV gọi 1 vài cặp HS hỏi - đáp trước lớp. - GV cùng lớp nhận xét, chốt câu trả lời đúng. * GV chốt: Câu hỏi có cụm từ ở đâu dùng để đặt câu hỏi về nơi chốn. Bài tập 3/vbt: ( Viết) - HS đọc yêu cầu bài tập và các câu trả lời trong bài. - GV hướng dẫn HS xác định dấu chấm ,dấu chấm than. -GVhỏi: Khi nào ta dùng dấu chấm? Khi nào ta dùng dấu chấm than? Gút:Đặt ở cuồi câu kể.Dấu chấm than Ở cuối các câu văn biểu lộ thái độ cảm xúc. - HS hỏi- đáp theo cặp. - Một vài cặp hỏi- đáp trước lớp. - GV cùng lớp nhận xét, chốt câu hỏi đúng. 3.Củng cố, dặn dò: (5’) - Ghi nhớ kiểu câu hỏi có cụm từ: ở đâu? - Nhận xét tiết học. Bổ sung: KỂ CHUYỆN (20) TGDK:35’ Ông Mạnh thắng Thần Gió A. Mục tiêu: 1. HS biết sắp xếp lại thứ tự các tranh theo đúng nội dung truyện.(BT1) 2. Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh đã sắp xếp theo trình tự, học sinh K,G biết kể lại toàn bộ câu chuyện(BT2). Đặt được tên khác phù hợp với nội dung câu chuyện.(BT3) 3. Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. B. Đồ dùng dạy – học: GV: 4 Tranh minh hoạ từng đoạn câu chuyện. C. Các hoạt động dạy - học : 1.Bài cũ: (5’)2HS kể lại câu chuyện : Chuyện bốn mùa - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn theo tranh(10’) Bước 1 : 1 HS đọc yêu cầu – GV gắn 4 tranh minh hoạ lên bảng - HS quan sát và nói rõ cụ thể cảnh vật trong mỗi tranh. - HS quan sát tranh sắp xếp lại theo đúng thứ tự từng tranh. - GV chốt ý nội dung từng tranh – HS theo dõi. - 1 HS kể nội dung theo tranh 1 – GV nhận xét. Bước 2: HS kể chuyện trong nhóm theo nội dung từng tranh– GV hướng dẫn thêm cho nhóm yếu. - Đại di
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_2_tuan_20.doc