Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 32 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Tươi

Tiết 2: TOÁN

Luyện tập (T. 168)

I. Mục tiêu:

- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100; bước đầu nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ.

- Rèn kĩ năng cộng, trừ số có hai chữ số trong phạm vi 100 (không nhớ).

- Yêu thích học toán.

- HSKT làm được bài dạng đơn giản

II. Đồ dùng: GV: Tranh bài 4, 7 bó và 6 que tính rời. HS: Bộ đồ dùng học toán.

III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ.

- Đặt tính rồi tính: 76- 70; 45- 5; 3+ 23; 67- 23.

- Nêu lại cách đặt tính.

 

doc22 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 32 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Tươi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
__________________________________________
Buổi chiều
Đ/c La soạn giảng
________________________________________________________________
 Thứ tư ngày 15 tháng 4 năm 2015
Buổi sáng GV chuyên soạn, giảng
__________________________________________
Buổi chiều
Tiết 1: CHÍNH TẢ
Hồ Gươm
I. Mục tiêu:
- HS tập nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng đoạn: “Cầu Thê Húc màu soncổ kính: 20 chữ trong khoảng 8- 10 phút.
- Điền đúng vần ươm hay ươp; chữ c hay k vào chỗ trống. Bài tập 2, 3 SGK.
- Yêu thích môn học, say mê luyện viết.
- HSKT chép tương đối đúng kĩ thuật
II. Đồ dùng: - Giáo viên: Bảng phụ ghi các bài tập. Học sinh: Vở chính tả.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Hôm trước viết bài gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: ầm ĩ, chăng dây, chó vện.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tập chép.
- GV viết bảng đoạn cần chép.
- Gọi HS đọc lại đoạn đó.
- GV yêu cầu tìm và viết tiếng khó: màu son, cổ kính khổng lồ, long lanh
- Gọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn.
- Theo dõi.
- Đọc đoạn.
- HS viết bảng con. 
- Nhận xét.
- Cho HS tập chép vào vở.
- Nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế. 
- GV đọc lại bài viết để HS soát lỗi chính tả.
- GV chữa lỗi khó trên bảng, yêu cầu HS đổi vở cho nhau để kiểm tra. 
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài tập. 
- Điền vần: ươm hay ươp.
- Điền chữ: c hoặc k.
- Yêu cầu HS làm vào vở và chữa bài.
5. Hoạt động 5: Chấm bài.
- Thu một số bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
6. Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò.
- Đọc lại bài chính tả vừa viết.
- Nhận xét giờ học. 
- HS viết bài thơ vào vở.
- HS soát lỗi chính tả và chữa lỗi bằng bút chì trong vở.
- Đổi vở.
- HS làm.
- HS làm.
- Nhận xét và sửa sai cho bạn. 
- Lắng nghe.
__________________________________________
Tiết 2: TẬP VIẾT 
Tô chữ hoa: S, T
I. Mục tiêu:
- Tô được các chữ hoa: S, T.
- Viết đúng các vần: ươm, ươp, iêng, yêng, các từ ngữ: lượm lúa, nườm nượp, tiếng chim, con yểng kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở TV- T2.
- Rèn kỹ năng viết đúng kỹ thuật, đúng tốc độ các dấu đưa bút theo đúng qui trình viết.
- Say mê luyện viết chữ đẹp.
- HSKT chép tương đối đúng kĩ thuật
II. Đồ dùng: GV: Chữ mẫu. HS: Vở luyện chữ.
III. Hoat động dạy- học chủ yếu.
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Viết: màu sắc, dìu dắt.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
3. Hoạt động 3: GV treo các chữ mẫu và y/c HS quan sát và nhận xét.
- GV nêu qui trình viết và tô chữ hoa: S, T trong khung chữ mẫu.
- Gọi HS nêu lại qui trình viết.
- Yêu cầu HS viết bảng.
- Y/c HS đọc các vần và từ ứng dụng.
- Hướng dẫn HS viết các vần, từ ứng dung: tương tự.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập tô, tập viết vở.
- Hướng dẫn tương tự như viết bảng con.
- Quan sát hướng dẫn từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết...
Lưu ý HS chậm.
- Thu, chấm một số bài và nhận xét bài viết của HS
5. Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò.
- Nêu lại các chữ vừa viết.
- Nhận xét giờ học.
- HS viết vào bảng con.
- Nắm yêu cầu của bài.
- Quan sát và nhận xét.
- Theo dõi.
- Nêu lại qui trình viết.
- Viết bảng, nhận xét, sửa sai.
- Đọc bài
- HS tập viết trên bảng con.
- HS viết vở.
- Theo dõi.
__________________________________________
Tiết 3: TOÁN(tăng)
Luyện tập 
 I. Mục tiêu: Ôn tập: Giải bài toán có lời văn
- Củng cố kiến thức về giải bài toán có lời văn sử dụng phép tính trừ.
- Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn.
- Có ý thức học tập, yêu thích học toán.
- HSKT làm được bài dạng đơn giản
II. Đồ dùng: Giáo viên: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Các bước khi giải bài toán có văn.
2. Hoạt động 2: Làm bài tập. 
Bài 1: “ Lam có 8 viên bi, Lam cho Ban 5 viên bi. Hỏi Lam còn lại mấy viên bi?”
- HS đọc đề bài, nêu câu lời giải, phép tính giải, sau đó làm vào vở.
- HSKT làm bài 1
- Gọi HS lên chữa bài.
- Em khác nhận xét bổ sung cho bạn.
Bài 2: “ Gà nhà Linh đẻ được 10 quả trứng, mẹ đem biếu bà 7 quả. Hỏi nhà Linh còn lại mấy quả trứng?”
- HS đọc đề bài, nêu câu lời giải, phép tính giải, sau đó làm vào vở.
- HSKT làm bài 2
- Gọi HS lên chữa bài.
- Em khác nhận xét bổ sung cho bạn.
Bài 3: “Đàn gà có 17 con, 7 con đã vào chuồng. Hỏi còn bao nhiêu con gà chưa vào chuồng?”
- HS đọc đề bài, nêu câu lời giải, phép tính giải, sau đó làm vào vở.
- Gọi HS lên chữa bài.
- Em khác nhận xét bổ sung cho bạn.
Bài 4 : Giải bài toán theo tóm tắt sau:
	Có : 50 cái kẹo
	Chia cho các bạn: 30 cái kẹo
	Còn lại :  cái kẹo?
- GV gọi HS đọc tóm tắt, nêu thành đề toán, yêu cầu HS tự nêu lời giải sau đó làm vào vở.
- Gọi HS chữa bài, em khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò.
- Thi viết số tính nhanh.
- Nhận xét giờ học.
__________________________________________
Thứ năm ngày 16 tháng 4 năm 2015
Tiết 1: THỂ DỤC
 GV chuyên soạn, giảng 
__________________________________________
Tiết 2: TOÁN
 Kiểm tra
I. Mục tiêu:
 - Kiểm tra kết quả học tập của HS về kĩ năng làm tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100, giải toán có lời văn có phép trừ; Xem giờ đúng.
- HSKT làm bài 1 dòng 1, bài 2, bài 3
II. Đồ dùng dạy - học:- GV: Giấy kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
B. Giáo viên chép đề lên bảng.
1. Đặt tính rồi tính:
 32 + 45 76 – 55	40 + 20
 46 – 13 48 – 6 	64 - 61
2. Đồng hồ chỉ mấy giờ:
· º ½ À Â ¼ Á
  . . . . . ..
3. Lớp 1A có 37 học sinh, sau đó có 3 học sinh chuyển sang lớp khác. Hỏi lớp 1A còn bao nhiêu học sinh?
4. Số ? + 21 	- 21 
 35
5. Điền dấu > , < , = ?
	35 – 5  35 – 4	43 + 3  43 – 3
	30 – 20  40 – 30	31 + 42  41 + 32
C. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài – Học sinh làm bài.
D. Giáo viên thu bài đánh giá.
__________________________________________
Tiết 3+4: TẬP ĐỌC 
Sau cơn mưa
I. Mục tiêu;
- Đọc trơn cả bài, phát âm đúng các tiếng từ: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, mặt trời, quây quanh, vườn, biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.
- Hiểu được: Bầu trời, mặt đất, mọi vật đều tươi vui sau trận mưa rào..Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên.
- Chú trọng KN đọc trơn, HD HS ngắt nghỉ đúng dấu câu nhưng chưa đánh giá KN đọc
- HSKT đọc được bài
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Học sinh: Bộ đồ dùng Tiếng Việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Đọc bài: Luỹ tre.
- Đọc SGK.
- Hỏi một số câu hỏi của bài.
- Trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
- Giới thiệu bài tập đọc kết hợp dùng tranh, ghi đầu bài, chép toàn bộ bài tập đọc lên bảng.
- Đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Luyện đọc.
- Đọc mẫu toàn bài.
- Theo dõi.
- Bài văn gồm có mấy câu? GV đánh số các câu.
- Có 5 câu.
-Luyện đọc tiếng, từ: “trận mưa rào, đoá râm bụt, giội rửa, nhởn nhơ, quây quanh”.GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc.
- GV giải thích từ: “ mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, quây quanh”.
- HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó.
- Theo dõi.
- Luyện đọc câu: Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng 
- Gọi HS đọc nối tiếp.
- Luyên đọc cá nhân, nhóm.
- Đọc nối tiếp một câu.
- Luyện đọc đoạn, cả bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp các câu.
- Luyện đọc cá nhân, nhóm.
- Thi đọc nối tiếp các câu trong bài.
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
- HS đọc; Đọc đồng thanh.
*Giải lao
4. Hoạt động 4: Ôn tập các vần cần ôn trong bài.
- Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK
- 1;2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm..
- Tìm cho cô tiếng có vần “ây” trong bài?
- HS nêu.
- Gạch chân tiếng đó, đọc cho cô tiếng đó?
 - Cá nhân, tập thể.
- Tìm tiếng có vần “ây, uây” ngoài bài?
- HS nêu tiếng ngoài bài.
- Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ?
- HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng và cài bảng cài.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Hôm nay ta học bài gì? Gọi 2 em đọc lại bài trên bảng.
- Bài: Sau cơn mưa.
- Các em khác theo dõi, nhận xét bạn. 
2. Hoạt động 2: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài.
- GV gọi HS đọc câu 2, 3, 4.
- Nêu câu hỏi 1 ở SGK.
- Nêu câu hỏi 2 SGK.
- 2 em đọc.
- 2em trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- Cá nhân trả lời, lớp nhận xét.
- GV nói thêm: bài văn cho ta thấy sau trận mưa rào mọi vật đều sáng và sạch sẽ
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Cho HS luyện đọc SGK chú ý rèn cách ngắt nghỉ đúng cho HS.
*Giải lao
- Theo dõi.
- Theo dõi.
- luyện đọc cá nhân, nhóm trong SGK.
3. Hoạt động 3: Luyện nói.
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- Trò chuyện về mưa.
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- Luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò.
- Hôm nay ta học bài gì? Bài văn đó nói về điều gì?
- Qua bài tập đọc hôm nay em thấy cần phải làm gì?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Cây bàng.
__________________________________________
Buổi chiều
Tiết 1: TIẾNG VIỆT (tăng )
Ôn tập 
 I. Mục tiêu: Luyện đọc bài: Hồ Gươm
- Thấy được: Hồ Gươm là một cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội 
- Đọc lưu loát bài tập đọc và nghe viết được một số từ ngữ khó trong bài.
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu bạn bè.
- HSKT đọc được bài
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Một số từ ngữ khó: long lanh, lấp ló, xum xuê, thê húc, giữa, cổ kính
- Học sinh: SGK
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Đọc bài: Hồ Gươm.
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc. 
- GV gọi chủ yếu là HS đọc chậm, HS chưa mạnh dạn đọc lại bài: Hồ Gươm.
- GV gọi em khác nhận xét bạn đọc trôi chảy chưa, có diễn cảm hay không, sau đó cho điểm.
- Kết hợp hỏi một số câu hỏi có trong nội dung bài tập đọc.
3. Hoạt động 3: Luyện viết.
- Đọc cho HS viết: long lanh, lấp ló, xum xuê, thê húc, giữa, cổ kính
- Tìm thêm những từ chứa tiếng có vần: ươm, ươp.
- Nói câu chứa từ vừa tìm được.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_32_nam_hoc_2014_2015_nguyen_thi_t.doc
Giáo án liên quan