Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 14 - Năm học 2014-2015

 * Nhận diện vần

 - GV viết(đính) vần eng lên bảng và giới thiệu: vần eng được tạo nên từ chữ e và âm ng.

 - Cho HS so sánh: eng và ong.

 + Giống: kết thúc bằng ng.

 + Khác: eng bắt đầu bằng e, ong bắt đầu bằng o.

 - Cho HS tìm và cài bảng cài vần ong.

 - GV nhận xét.

* Đánh vần

 - GV đánh vần mẫu: e – ngờ - eng

 - GV sửa phát âm.

 - GV cài thêm vần eng lên bảng và hỏi: có vần eng ghép thêm âm gì trước vần eng và dấu thanh gì để được tiếng xẻng?

 - GV viết(đính) thêm âm x và thanh hỏi để tạo tiếng xẻng.

 - Cho HS phân tích tiếng xẻng.

 - GV nhận xét, chốt lại: Tiếng xẻng( âm x đứng trước, vần eng đứng sau, dấu hỏi đặt trên chữ e.

 - GV đánh vần mẫu: xờ- eng – xeng – hỏi – xẻng

 - GV lắng nghe( sửa phát âm sai).

 - Cho HS xem tranh giới thiệu từ khóa: lưỡi xẻng

 + Tranh vẽ gì?

 + GV chốt lại: Tranh vẽ lưỡi xẻng. Chúng ta có từ khóa: Lưỡi xẻng.

 

doc33 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 14 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng từ khóa.
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
* Đọc từ ngữ ứng dụng
 - GV ghi từ ứng dụng lên bảng
Buôn làng bánh chưng
Hải cảng hiền lành
 - GV có thể giải thích từ ứng dụng, đọc mẫu.
 - GV sửa phát âm.
 * Hướng dẫn viết:
 - GV lần lượt vừa viết mẫu vần và từ khóa: ang, anh, cây bàng, cành chanh vừa nêu quy trình viết( lưu ý nét nối giữa các con chữ).
 - GV nhận xét, sửa chửa. 
4. Củng cố:
 - GV hỏi lại: Chúng ta vừa học vần gì?
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
5. Tổng kết:
 GV nhận xét tiết học.
- 2-4HS đọc bài, viết từ ứng dụng, lớp viết bảng con.
- 2HS đọc câu ứng dụng.
- HS đọc trơn
- HS so sánh
- HS đánh vần trên bảng cài vần ang ( cá nhân, lớp).
- HS tìm và ghép tiếng bàng.
- HS phân tích 
- HS đánh vần.
- HS đọc trơn từ khóa.
- HS đọc lại bài( cá nhân, lớp).
- HS nêu cấu tạo vần.
- HS so sánh
- HS đánh vần 
- HS đánh vần
- HS xem tranh và trả lời: Tranh vẽ gì?
- HS đọc trơn từ khóa
- HS đọc bài(cá nhân, lớp).
- HS nhẩm đọc, lên bảng gạch chân tiếng chứa vần vừa học.
- HS đọc từ ứng dụng( đọc trơn).
- HS đọc lại.
- HS viết bảng con.
- HS nhắc tựa bài
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 1-2HS đọc lại bài trên bảng.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
3. Luyện tập:
 a. Luyện đọc
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài tiết 1.
 - Đọc câu ứng dụng:
 + Cho HS xem tranh để giới thiệu câu ứng dụng: 
“Không có chân có cánh
Sao gọi là con sông?
Không có lá có cành
Sao gọi là ngọn gió?”.
 + Ghi câu ứng dụng lên bảng.
 + GV chỉnh sửa phát âm.
 + GV đọc mẫu câu ứng dụng.
 b. Luyện viết:
 - GV nêu yêu cầu luyện viết trong vở tập viết: ang, anh, cây bàng, cành chanh.
 - GV bao quát lớp, nhắc nhỡ tư thế ngồi viết, cách nối nét.
 c. Luyện nói:
 - Cho HS xem tranh giới thiệu chủ đề luyện nói: “Buổi sáng”.
 - GV đặt hệ thống câu hỏi giúp HS luyện nói:
 + Trong tranh vẽ gì? Đây là cảnh nông thôn hay thành phố?
 + Trong bức tranh buổi sáng mọi người đang đi đâu?.
 + Buổi sáng mọi người trong nhà em thường làm những vịêc gì?
 + Hàng ngày buổi sáng em làm gì?
 + Em thích buổi sáng, trưa, chiều? Vì sao?
 - GV nhắc nhỡ HS trả lời trọn câu.
 4. Củng cố, dặn dò:
 - GV hỏi lại tựa bài.
 - Cho HS đọc lại bài.
 - Dặn HS về nhà học bài, tìm vần ang, anh vừa học trong sách, báo.
5. Tổng kết:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Tuyên dương HS học tốt, nhắc nhỡ HS học chưa tốt.
- HS đọc lại bài.
- HS đọc bài tiết 1
- HS quan sát tranh và trả lời nội dung tranh.
- HS lên bảng gạch chân tiếng chứa vần vừa học.
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng ( cá nhân, lớp).
- HS luyện viết trong vở tập viết.
- HS đọc tên bài luyện nói.
- HS luyện nói theo tranh.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS đồng thanh đọc lại bài.
Tự nhiên xã hội
An toàn khi ở nhà
I- Mục tiêu: 
 - Kể tên một số vật trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu, gây bỏng, cháy.
 - Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra.
 * HS khá giỏi biết nêu được cách xử lí đơn giản khi bị đứt tay, bị bỏng
II. Các kĩ năng sống cơ bản được GD.
Kĩ năng ra quyết định: nên hay không nên làm gì để phòng tránh đứt tay chân, bỏng, điện giật.
Kĩ năng tự bảo vệ : Ứng phó với các tình huống khi ở nhà.
Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
III. Các phương pháp/ KT DH tích cực có thể sử dụng.
Thảo luận nhóm.
Thảo luận cặp đôi.
Đóng vai, xử lí tình huống.
II- Chuẩn bị: SGK 
III- Hoạt động dạy học
Họat động của giáo viên
Học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Công việc ở nhà.
 - GV hỏi lại tựa bài: Tiết trước chúng ta học bài gì?
 - GV hỏi: Hãy kể tên một số công việc của những người trong gia đình em? 
 - GV nhận xét.
3. Dạy bài mới: (khám phá)
 a. Giới thiệu bài: 
* Ở nhà các em có thấy ai bị đứt tay, bỏng, điện giật ... chưa ?
* Chốt lại và nêu vấn đề.
 - GV giới thiệu bài: An toàn khi ở nhà.
 - Ghi bảng tựa bài.
( kết nối)
 b. Họat động 1: Quan sát
 * Mục tiêu: Giúp HS biết cách phòng tránh đứt tay.
 * Cách tiến hành:
 - GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK trang 30:
 + GV nêu yêu cầu: Chỉ và nói xem các bạn trong từng tranh đang làm gì?.
 + Dự kiến xem điều gì có thể xảy ra với các bạn trong mỗi tranh.
 + Khi dùng dao, đồ nhọn cần chú ý điều gì?
- GV bao quát lớp và gợi ý giúp đỡ các nhóm.
 - Gọi HS trình bày trước lớp nội dung từng tranh.
 - GV lắng nghe, nhận xét.
 - GV kết luận: 
 + Khi dùng dao, những đồ vật dễ vỡ và sắc nhọn thì cần phải cẩn thận để tránh bị đứt tay.
 + Những đồ dùng trên cần để xa tầm tay trẻ em.
 c. Hoạt động 2: Đóng vai. ( thực hành)
 * Mục tiêu: HS biết nên tránh chơi gần lửa và những chất dễ gây cháy.
 * Cách tiến hành:
 - GV chia nhóm 4 HS.
 - Nêu yêu cầu: Quan sát các hình trang 31 SGK và đóng vai theo tình huống trong tranh(mỗi tổ 1 tranh).
 - GV hướng dẫn: Đóng vai thể hiện bằng lời nói và hành động sao cho phù hợp với tình huống trong tranh.
 - GV bao quát, giúp đỡ các nhóm.
 - Cho HS trình bày trước lớp.
 - GV nhận xét.
 - GV đưa ra câu hỏi gợi ý cho HS nhận xét vai diễn:
 + Em có suy nghĩ gì khi thể hiện vai diễn của mình?
 + Các bạn khác có nhận xét gì cách ứng xử của từng vai diễn?
 + Nếu là em, em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống này?
 + Các em rút ra được bài học gì qua bài tập này?
 - GV kết luận: Qua các tình huống này, chúng ta rút ra bài học:
 + Không để đèn dầu hoặc các vật dễ gây cháy trong màn hay để gần những đồ dễ bắt lửa.
 + Tránh xa những vật và những nơi có thể gây bỏng. Khi sử dụng đồ điện phải cẩn thận.
 - Cho HS liên hệ:
 + Trường hợp có lửa cháy trong nhà, em sẽ làm gì?
 - GV nhận xét.
4. Củng cố
 - GV hỏi lại tựa bài: Chúng ta vừa học xong bài gì?
 - GV hỏi: Ở nhà khi dùng dao, kéo em cần chú ý gì?
 - Nhận xét.
Vận dụng:
 - Dặn HS xác định một số vật trong nhà mình có thể gây đứt tay, bỏng và điện giật đến lớp kể cho bạn nghe.
 - GV nhận xét tiết học.
-HS nhắc lại tựa bài
- 2-3HS phát biểu ý kiến.
- trả lời
- Lắng nghe
- HS nhắc tựa bài.
- HS quan sát và thảo luận nhóm đôi theo gợi ý của GV.
- HS trình bày nội dung tranh vẽ, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận và thực hiện đóng vai trước lớp.
- HS phát biểu
- HS nêu ý kiến
- HS nhắc tựa
- HS phát biểu.
Thủ công
Gấp các đoạn thẳng cách đều
I. Mục tiêu:
- Biết cách gấp các đoạn thẳng cách đều.
- Gấp được các đoạn thẳng cách đều theo đường kẻ. Các nếp gấp có thể chưa thẳng, phẳng.
* HS khéo tay: Gấp được các đoạn thẳng cách đều. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều, giấy màu.
- HS: Giấy nháp, giấy màu.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Các quy ước cơ bản về gấp giấy và gấp hình.
 - GV cho HS xem lại mẫu các kí hiệu về gấp giấy ở tiết trước cho HS nêu tên các kí hịêu đó.
 - Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
 - GV giới thiệu trực tiếp bài mới.
 - Ghi bảng.
b/ Họat động 1: Quan sát nhận xét mẫu
- GV cho HS quan sát mẫu đã gấp sẵn các đoạn thẳng cách đều.
- Đặt hệ thống câu hỏi:
+ Các em quan sát xem nếp gấp thứ nhất so với nếp gấp thứ hai, thứ ba,như thế nào.
+ Khoảng cách giữa các nếp như thế nào?
+ Khi xếp lại thì các nếp gấp như thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt: Các nếp gấp bằng nhau và cách đều nhau. Khi xếp lại có thể chồng khít lên nhau.
c/ Hoạt động 2: GV thao tác mẫu
- GV vừa thao tác vừa nêu quy trình gấp:
+ Nếp thứ nhất: Lật mặt trắng của tờ giấy màu lên, gấp mép giấy vào 1ô.
+ Nếp thứ hai: Lật tờ giấy lại mặt màu, gấp vào 1ô tương tự như nếp thứ nhất sao cho nếp thứ nhất chồng lên nếp thứ hai.
+ Nếp thứ ba: Tiếp tục lật tờ giấy lại mặt trắng và gấp vào 1ô được nếp thứ ba.
+ Các nếp tiếp theo: Thực hiện tương tự, mỗi lần gấp đều lật mặt giấy lại và gấp vào 1ô theo giấy kẻ ô.
- Có thể mời HS lên gấp các nếp tiếp theo.
- Cho HS lấy giấy nháp thực hành (GV có thể làm lại thao tác gấp).
d/ Hoạt động 3: Thực hành
- Cho HS thực hành gấp các đoạn thẳng cách đều trên giấy màu.
- GV bao quát, giúp đỡ.
- Nhận xét một số sản phẩm của HS tại lớp.
4. Củng cố:
- GV hỏi lại: Chúng ta vừa học Thủ công bài gì?
- Gấp các đoạn thẳng cách đều các nét gấp như thế nào?
- Gấp các đoạn thẳng cách đều có thể áp dụng để gấp những đồ vật nào? (cái quạt)
- Nhận xét.
5. Tổng kết:
- Dặn HS chuẩn bị giấy trắng để tiết sau gấp cái quạt.
- Nhận xét tiết học.
- Hát vui
- HS quan sát và nhắc lại tên các kí hiệu.
- Nhận xét.
- HS nhắc tên bài
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS theo dõi thao tác của GV.
- HS thực hành
- HS nhắc lại tựa bài
- HS phát biểu
Thứ năm ngày 27 tháng 11 năm 2014
Học vần
 inh - ênh
I- Mục tiêu:
 - Đọc được: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh.
 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: “Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính”.
II- Đồ dùng dạy học
 - Bộ biểu diễn vần lớp 1; SGK.
III- Họat động dạy học
TIẾT 1 
Họat động của giáo viên
Học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 2-4 HS đọc và viết: buôn làng, hải cảng, bánh chưng, hiền lành.
 - Gọi 1-2HS đọc các câu ứng dụng: 
“Không có chân có cánh
Sao gọi là con sông?
Không có lá có cành
Sao gọi là ngọn gió?”.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu: Hôm nay chúng ta học thêm hai vần mới đó là vần inh - ênh. Trước tiên chúng ta học vần inh.
 - GV cài (viết) lên bảng vần: inh.
 b. Dạy vần mới:
 ►Vần inh:
 * Nhận diện vần
 - GV viết(đính) vần inh lên bảng và giới thiệu: vần inh được tạo nên từ chữ i và âm nh.
 - Cho HS so sánh: inh và anh
 + Giống: kết thúc bằng nh.
 + Khác: inh bắt đầu bằng i, anh bắt đầu a.
 - GV nhận xét.
* Đánh vần
 - GV đánh vần mẫu: i – nhờ - inh
 - GV sửa phát âm.
 - GV viết(cài) thêm vần inh lên bảng và hỏi: có vần inh ghép thêm âm gì trước vần inh và dấu thanh gì để được tiếng tính?
 - GV viết(đính) thêm âm t và thanh sắc để tạo tiếng tính.
 - Cho HS phân tích tiếng tính.
 - GV chốt cấu tạo tiếng tính( âm t đứng trước, vần inh đứng sau, dấu sắc đặ

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_14_nam_hoc_2014_2015.doc
Giáo án liên quan