Giáo án Địa lý Lớp 4 - Thủ đô Hà Nội - Năm học 2012-2013
- Nắm được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:
+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
+ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước
- Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam, lược đồ thành phố Hà Nội. Nêu được những dẫn chứng cho thấy: Hà Nội là đầu mối giao thông của cả nước; Hà Nội là thành phố cổ đang ngày càng phát triển; Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu nước ta.
- Thêm yêu quý, tự hào về thủ đô, có ý thức yêu quê hương đất nước.
Ba Đình đã diễn ra sự kiện lịch sử gì? Sau khi Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập thì Hà Nội chính thức là thủ đô của Việt Nam cho đến ngày nay. - GV: Các em ạ! Hà Nội cổ được biết đến với nhiều phố cổ, đây cũng là nét đặc trưng thu hút nhiều khách du lịch. Vậy bây giờ cô trò mình cùng tìm hiểu nội dung 2 : “Hà Nội – thành phố cổ đang ngày càng phát triển” như thế nào nhé! (Ghi bảng) - Đọc thầm sách giáo khoa cho cô biết các phố cổ tập trung ở vị trí nào của Hà Nội? + Giới thiệu hình ảnh hồ Hoàn Kiếm nằm ngay giữa trung tâm thành phố. - GV: Các em biết những con phố cổ của Hà Nội đã đi vào thơ ca, có một bài ca dao nhắc đến các phố cổ Hà Nội. Bạn nào thuộc 1 đoạn bài thơ không? - Cô mời các em cùng tham gia chuyến du lịch đến với những khu phố cổ và khu phố mới. Các em đã sẵn sàng chưa? - Vừa rồi các em đã được đi tham quan khu phố cổ và khu phố mới. Bây giờ các em thảo luận trong nhóm để hoàn thành phiếu học tập sau: Hãy cho biết khu phố cổ và khu phố mới có gì khác nhau ? Phố cổ Hà Nội Phố mới Hà Nội Đặc điểm nhà cửa Đường phố Tên một số phố Đặc điểm tên phố - Nhận xét, chốt đáp án đúng. - Giới thiệu: Chúng ta thấy rõ điểm khác biệt giữa phố cổ và phố mới. Hà Nội vừa mang vẻ đẹp cổ kính, vừa mang vẻ đẹp hiện đại. Bây giờ bạn nào có thể đóng vai 1 hướng dẫn viên du lịch nói về vẻ đẹp đó với du khách nước ngoài. - Hà Nội không chỉ biết đến là thành phố cổ đang ngày càng phát triển mà còn là trung tâm chính trị; văn hóa, khoa học, kinh tế cả nước . Các em cùng chuyển tiếp sang nội dung 3 (ghi bảng) HĐ 3: Hà Nội - trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước - Cô mời cả lớp cùng quan sát 1 số hình ảnh về thủ đô Hà Nội và cho cô biết đó là hình ảnh gì nhé? - Đưa ra một số hình ảnh thể hiện Hà Nội là trung tâm chính trị Chốt: Hà Nội là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước.Vì thế Hà Nội là trung tâm chính trị của đất nước. - YC thảo luận nhóm 4: Vì sao Hà Nội là trung tâm văn hóa khoa học, kinh tế của cả nước? - YC các nhóm báo cáo (GVđưa hình ảnh ứng với báo cáo của HS) - Nhận xét và cho HS quan sát hình ảnh thể hiện Hà Nội là trung tâm văn hóa khoa học, kinh tế của cả nước - Nêu nội dung chính hoạt động này? => Chốt (HS) Với các điều kiện trên thể hiện Hà Nội trở thành trung tâm chính trị, văn hóa khoa học, kinh tế của cả nước. Chốt: Hà Nội là thủ đô của cả nước, là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế cả nước. Năm 2000, Hà Nội được cả thế giới biết đến là thành phố vì hòa bình chúng ta tự hào về điều đó. - HS: Lăng Bác; Nhà Hát Lớn, cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám,... + Những hình ảnh trên có ở thủ đô Hà Nội. - Lắng nghe. - HĐ cả lớp + Ngôi sao màu đỏ - 1 em lên xác định vị trí thủ đô Hà Nội - HĐ nhóm - HS dựa vào lược đồ trên màn hình để trả lời. - HS lắng nghe - Đọc kĩ phần chú giải để nắm được các kí hiệu của lược đồ + Đường ô tô được kí hiệu bằng nét liền màu đỏ. - Báo cáo: HS chỉ trên lược đồ + Phía Bắc giáp với Thái Nguyên, Vĩnh Phúc + Phía Nam giáp với Hà Nam, Hòa Bình + Phía Đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên + Phía Tây giáp Phú Thọ, Hòa Bình + Thủ đô Tô-ki-ô của Nhật Bản. + HS: Sông Hồng chảy qua + Trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ - HS nhắc lại. - 1 nhóm khác báo cáo câu hỏi 2 trong phiếu học tập: Từ Hà Nội đi tới các địa phương khác có thể đi bằng: đường ô tô, đường sông, đường sắt, đường hàng không. + đường sắt, đường ô tô - HS nhắc lại - 1 em nêu - HĐ cả lớp + Năm 1010 + Thăng Long + ở tuổi 1006 + Vua Lí Công Uẩn dời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. - HS lắng nghe. + Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập + Gần khu vực Hồ Hoàn Kiếm - 1 Hs nêu Rủ nhau chơi khắp Long Thành Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai: Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay - HĐ nhóm, thảo luận hoàn thành phiếu học tập + 1 nhóm báo cáo khu phố cổ: Nhà cửa thấp, mái ngói cổ kính, tên gắn với hoạt động sản xuất buôn bán, đường phố nhỏ, chật hẹp + 1 nhóm báo cáo khu phố mới: Nhà cửa cao tầng, kiến trúc hiện đại, lấy tên các danh nhân, đường phố to rộng - 1 em đóng vai hướng dẫn viên du lịch. - HĐ cả lớp - HS nêu tên các hình ảnh: + Nhà Quốc Hội, Phủ Chủ Tịch, Trung tâm Hội nghị Quốc gia - HĐ nhóm, từng nhóm báo cáo: + Hà Nội là trung tâm văn hóa khoa học vì có trường đại học đầu tiên là Quốc Tử Giám, nhiều viện nghiên cứu, nhiều trường đại học: Đại học Sư phạm Hà Nội + Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn của cả nước vì có nhiều nhà máy, trung tâm thương mại, chợ lớn, siêu thị lớn,.. + Hà Nội - trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước - HS lắng nghe C- Củng cố dặn dò: - Các em thân mến, cô trò mình vừa có chuyến du lịch đến với thủ đô Hà Nội thật bổ ích. Hãy nói cho cô và các bạn biết sau chuyến du lịch này các em biết thêm điều gì về Hà Nội? ( HS nêu ghi nhớ) - Để thưởng cho tinh thần học tập tích cực, sôi nổi của các em, cô mời các em cùng lắng nghe ca khúc rất hay của nhạc sĩ Hoàng Hiệp đó là bài hát: “Nhớ về Hà Nội” - Tiết học kết thúc tại đây, cảm ơn các thầy cô giáo và các em. Trường tiểu học Liên Mạc Thiết kế bài dạy dự thi giáo viên giỏi cấp huyện Năm học : 2016-2017 Môn : Toán Tiết 77 : Thương có chữ số 0 Gv: Phạm Thị Thanh Huệ Lớp : 4 Tổ : 4+5 I. Mục tiêu: - Nắm được cách thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. - Rèn kỹ năng đặt tính và thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương; kĩ năng làm bài. BT cần làm: Bài 1 dòng 1, 2. - Giáo dục HS thông qua bài học có sử dụng và ý thức tiết kiệm nước. II. Đồ dùng dạy học: + GV: - Máy chiếu - Phiếu học tập + HS: Sách giáo khoa, bút, thước. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ : - Tiết trước các em đã biết cách chia cho số có 2 chữ số ? - Lấy ví dụ về 1 phép chia cho số có 2 chữ ? - YC thực hiện - Khi chia cho số có 2 chữ số, em làm thế nào? - Để bổ sung đầy đủ, mời 1 em khác nêu cụ thể hơn về cách chia cho số có 2 chữ số ? - Nhận xét, tuyên dương B. Bài mới : HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu bài a) Trường hợp có chữ số 0 ở tận cùng - GV: Trong tháng này có một ngày trọng đại của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Em biết đó là ngày gì không? - GV: Để kỉ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, huyện Thanh Hà dự định mời 3250 người đến tham dự. Em biết huyện mình có bao nhiêu xã, thị trấn không? - GV vừa nêu vừa viết số đến đó - Để biết trung bình mỗi xã được mời bao nhiêu người, em làm phép tính gì? - Hãy nêu tên phép chia? GV (ghi bảng) * VD1: 3250: 25 = ? - Đây là phép chia cho số có mấy chữ số? GV: Chúng ta đã biết cách chia cho số có 2 chữ số. - Với phép tính này các em làm việc cá nhân nếu gặp khó khăn thì các em có thể trao đổi với các bạn trong nhóm ? Các em có 3 phút để làm việc! - YC nhận xét - Mời 1 em nhắc lại cách thực hiện phép chia trên? - GV: Cô đã trình bày lại phép chia này, các em cùng quan sát để thấy rõ hơn: (Màn hình) Chia theo thứ tự từ trái sang phải: • 32 chia 25 được 1, viết 1 1 nhân 5 bằng 5; 12 trừ 5 bằng 7, viết 7 nhớ 1; 1 nhân 2 bằng 2, thêm 1 bằng 3; 3 trừ 3 bằng 0, viết 0. • Hạ 5 được 75; 75 chia 25 được 3, viết 3; 3 nhân 5 bằng 15; 15 trừ 15 bằng 0, viết 0 nhớ 1; 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7; 7 trừ 7 bằng 0, viết 0. • Hạ 0; 0 chia 25 được 0, viết 0. - Em hãy nhận xét về thương của phép chia? - Vì sao thương của phép chia này có chữ số 0 ở tận cùng? Các em cần lưu ý: (màn hình) Khi thực hiện xong những lượt chia trước mà còn chữ số 0 ở tận cùng số bị chia thì ta hạ chữ số 0 xuống rồi viết 0 sang thương. b) Trường hợp thương có chữ số 0 ở giữa - Tiếp theo cô có VD về phép chia sau: *Ví dụ 2: 2652 : 26 = ? - Các em tiếp tục hoạt động cá nhân thực hiện chia phép chia trên? Các em có 3 phút - Nhận xét kết quả của bạn? GV: Kết quả phép chia trên là bao nhiêu? Các em ạ, số 102 gợi cho cô liên tưởng đến số tuổi của 1 vị đại tướng, 1 người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Em có biết đó là ai không? GV: Đúng rồi đấy các em ạ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người sáng lập ra Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ngày 22/12 hàng năm là ngày kỉ niệm Quốc phòng toàn dân. Các em cần học tập thật tốt để xứng đáng với công ơn của Bác Giáp, Bác Hồ và những người có công với đất nước - Mời 1 bạn lên bảng nêu cách chia trong phép chia trên? (Màn hình) Chia theo thứ tự từ trái sang phải: • 26 chia 26 được 1, viết 1 1 nhân 6 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0, viết 0 ; 1 nhân 2 bằng 2; 2 trừ 2 bằng 0, viết 0. • Hạ 5; 5 chia 26 được 0, viết 0. • Hạ 2, được 52; 52 chia 26 được 2, viết 2; 2 nhân 6 bằng 12; 12 trừ 12 bằng 0, viết 0, nhớ 1; 2 nhân 2 bằng 4; thêm 1 bằng 5; 5 trừ 5 bằng 0, viết 0. - Nhận xét về thương của phép chia trên với phép chia ở VD 1? - Vì sao thương của phép chia này có chữ số 0 ở giữa? Vậy các em cần lưu ý: ở lượt chia tiếp theo, khi hạ 1 chữ số xuống mà không đủ chia thì ta viết 0 sang thương rồi hạ chữ số tiếp theo để chia tiếp. - Hãy nhận xét các phép chia vừa thực hiện thương có gì khác với các phép chia các em đã học? - Đây cũng là nội dung của tiết học hôm nay: Thương có chữ số 0 (ghi bảng) - Qua 2 phép chia vừa rồi hãy nhắc lại những lưu ý khi thực phép chia trên! Chốt: (màn hình) + Khi thực hiện xong những lượt chia trước mà còn chữ số 0 ở tận cùng số bị chia thì ta hạ chữ số 0 xuống rồi viết 0 sang thương. + ở lượt chia tiếp theo, khi hạ 1 chữ số xuống mà không đủ chia thì ta viết 0 sang thương rồi hạ chữ số tiếp theo để chia tiếp. - Để vận dụng kiến thức chúng ta vừa học, cô và các em cùng chuyển sang phần luyện tập - HĐ cả lớp VD : 4725 : 15 - HĐcá nhân, thực hiện phép chia - 1 em lên bảng - 2 bước: đặt tính và chia theo thứ tự từ trái sang phải. - ở lượt chia đầu tiên lấy đủ số các chữ số để chia ; từ lượt chia tiếp theo ta chỉ được hạ một chữ số xuống để chia ; mỗi lượt chia ta được 1 kết quả ở thương. - HĐ cả lớp + Ngày 22/12- ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam + Có 25 xã, thị trấn + Thực hiện phép chia 3250 : 25 + Đây là phép chia cho số có 2 chữ số. - HĐ cá n
File đính kèm:
- giao_an_dia_ly_lop_4_thu_do_ha_noi_nam_hoc_2012_2013.doc