Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8

A. Mục tiêu cần đạt:

- Ôn tập lại các kiến thức về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, trưòng từ vựng.

- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua bài “Tôi đi học” của Thanh Tịnh.

B. Chuẩn bị:

Thầy: Các dạng bài tập

Trò: Ôn tập

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra: sự chuẩn bị

2. Ôn tập

 

doc110 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4579 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bài
* Khổ 1
 - Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt được biểu hiện qua những từ ngữ: Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt, bị nhục nhằn tù hãm, làm trò lạ mắt, đồ chơi Đang được tung hoành mà giờ đây bị giam hãm trong cũi sắt bị biến thành thứ đồ chơi, nỗi nhục bị ở chung với những kẻ tầm thường, thấp kém, nỗi bất bình.
- Từ “gậm”, “Khối căm hờn” (Gậm = cắn, dằn … , Khối = danh từ chuyển thành tính từ) trực tiếp diễn tả hành động, và tư thế của con hổ trong cũi sắt ở vườn bách thú. Cảm xúc hờn căm kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát, đành nằm dài trông ngày tháng dần qua, buông xuôi bất lực
 - Nghệ thuật tương phản giữa hình ảnh bên ngoài buông xuôi và nội tâm hờn căm trong lòng của con hổ thể hiện nỗi chán ghét cuộc sống tù túng, khao khát tự do.
*Khổ 2
- Cảnh sơn lâm ngày xưa hiện nên trong nỗi nhớ của con hổ đó là cảnh sơn lâm bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi,thét khúc trường ca dữ dội... Điệp từ ''với'', các động từ chỉ đặc điểm của hành động gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao phi thường, hùng vĩ, bí ẩn chúa sơn lâm hoàn toàn ngự trị…
- Trên cái nền thiên nhiên đó, hình ảnh chúa tể muôn loài hiện lên với tư thế dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân ...Vờn bóng ... đều im hơi. Từ ngữ gợi hình dáng, tính cách con hổ (giàu chất tạo hình) diễn tả cảm xúc vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm. Tâm trạng hổ lúc này hài lòng, thoả mãn, tự hào về oai vũ của mình
* Khổ 3
- Cảnh rừng ở đây được tác giả nói đến trong thời điểm: đêm vàng, ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, bình minh cây xanh bóng gội, chiều lênh láng máu sau rừng thiên nhiên rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ
 - Giữa thiên nhiên ấy con hổ đã sống một cuộc sống đế vương: - Ta say mồi ... tan- Ta lặng ngắm ...Tiếng chim ca ...- Ta đợi chết ... điệp từ ''ta'': con hổ uy nghi làm chúa tể. Cảnh thì chan hoà ánh sáng, rộn rã tiếng chim, cảnh thì dữ dội. ... cảnh nào cũng hùng vĩ, thơ mộng và con hổ cũng nổi bật, kiêu hùng, lẫm liệt. Đại từ “ta” được lặp lại ở các câu thơ trên thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ, tạo nhạc điệu rắn rỏi, hào hùng.
- Điệp ngữ, câu hỏi tu từ: nào đâu, đâu những, tất cả là dĩ vãng huy hoàng hiện lên trong nỗi nhớ đau đớn của con hổ và khép lại bằng tiếng than u uất ''Than ôi!”. Con hổ bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do của chính mình.
*Khổ 4
- Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả suối ... mô gò thấp kém, ... học đòi bắt chước cảnh đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. Tất cả chỉ là người tạo, do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên nó rất đơn điệu, nhàm tẻ, giả dối, tầm thường chứ không phải thế giới của tự nhiên, mạnh mẽ, bí hiểm.
 - Giọng thơ giễu nhại, sử dụng một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, ngắt nhịp ngắn, dồn dập thể hiện sự chán chường, khinh miệt, đáng ghét…, tất cả chỉ đơn điệu, nhàn tẻ không thay đổi, giả dối, nhỏ bé, vô hồn.
- Cảnh vườn bách thú tù túng đó chính là thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội. Tâm trạng chán chường của hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn và của người dân Việt Nam mất nước trong hoàn cảnh nô lệ nhớ lại thời oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc
* Khổ 5
- Giấc mộng ngàn của con hổ hướng về một không gian oai linh, hùng vĩ, thênh thang nhưng đó là không gian trong mộng (nơi ta không còn được thấy bao giờ) - không gian hùng vĩ. Đó là nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do. Đó cũng là khát vọng giải phóng của người dân mất nước.Đó là nỗi đau bi kịch. Điều đó phản ánh khát vọng được sống chân thật, cuộc sống của chính mình, trong xứ sở của chính mình. Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.
c. Kết bài
- Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn: mạch cảm xúc sôi nổi, cuồn cuộn tuôn trào thể hiện tâm trạng
chán ghét của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú, qua đó thể hiện khát vọng về cuộc sống tự do, cao cả chân thật. Đó cũng là tâm trạng của thế hệ con người lúc bấy giờ.
3. Viết bài 
4.Đọc và chữa bài
 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, chuẩn bị ôn tập các kiến thức về câu nghi vấn, Quê hương
Tuần 22
Ngày soạn: 2/08
Ngày dạy: 
Buổi 20
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại kiến thức về câu nghi vấn 
- Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Quê hương
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: sự chuẩn bị
2. Ôn tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Thế nào là câu nghi vấn? Các chức năng của câu nghi vấn?
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh? 
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài
GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh
1. Bài tập 1
 - Câu nghi vấn là câu có các từ nghi vấn, có chức năng chính là dùng để hỏi, khi viết thường kết thúc bằng dấu hỏi.
+Nó ở đâu ?
+Tiếng ta đẹp như thế nào?
+Ai biết ?
+Nó tìm gì ?
+Cá bán ở đâu ?
- Trong nhiều truờng hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ t/c cảm xúc…và không cần người đối thoại trả lời.
- Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm than, dấu chấm, dấu chấm lửng.
2. Bài tập 2
*.Tìm hiểu đề
- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học
- Nội dung cần làm sáng tỏ: Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của TH đã vẽ lên một bức tranh tươi sáng về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên h/a khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho ta thấy t/c quê hương trong sáng tha thiết của nhà thơ.
 - Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng khổ thơ.
*. Dàn ý
a. Mở bài
- Giới thiệu về bài thơ và nội dung chính
b. Thân bài
1 Hình ảnh quê hương
a. Giới thiệu chung về làng quê 
- H/a quê hương được tác giả giới thiệu: làm nghề chài lưới, nước bao vây ... sông. Cách giới thiệu rất tự nhiên bình dị về nghề nghiệp và vị trí địa lí của làng ta thấy đây là một làng chài ven biển.
b. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá
- Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh: trời trong, gió …hồng => một buổi sáng đẹp trời hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi. 
 -Trên đó nổi bật là h/a chiếc thuyền và cánh buồm, chiếc thuyền được diễn tả thật ấn tượng: 
 Chiếc thuyền nhẹ ….mã
 Phăng mái…..giang 
khí thế băng tới dũng mãnh làm toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn.
- Cánh buồm được tác giả so sánh, nhân hoá: giương to như……gió. Sự cảm nhận tinh tế, cùng sự liên tưởng độc đáo cánh buồm căng hiện lên với một vẻ đẹp lãng mạn, bất ngờ, h/a cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở lên lớn lao, thiêng liêng và rất thơ mộng. TH như nhận ra đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ chính xác cái hình vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật.
c. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
- Dân làng đón đoàn thuyền đánh cá trở về trong không khí ồn ào, tấp nập => cảnh đông vui náo nhiệt
.Cảnh làng chài đón đoàn thuyền cá trở về là bức tranh sinh động, náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống và họ như thầm cảm ơn trời biển đã cho người dân làng chài trở về an toàn và cá đầy ghe
- Người dân làng chài được miêu tả với làn da ngăm rám nắng, thân ….vị xa xăm.Với bút pháp vừa tả thực vừa sáng tạo độc đáo, người lao động làng chài thật đẹp với nước da nhuộm nắng gió, thân hình vạm vỡ thấm đậm vị mặn mòi, nồng toả vị xa xăm của biển, trở nên có tầm vóc phi thường.
 - Con thuyền sau chuyến đi vất vả được tác giả miêu tả: im …nằm, nghe …vỏ. Nghệ thuật nhân hoá miêu tả con thuyền có hồn như một phần sự sống lao động của làng chài. Con thuyền cũng giống như con người sau một chuyến ra khơi đầy mệt mỏi, nó nằm nghỉ ngơi và cảm nhận vị mặn mòi của biển khơi đang lan toả trong thớ vỏ
- Người viết có tâm hồn tinh tế, tài hoa và nhất là có tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương
2. Nỗi nhớ quê hương(khổ cuối)
- Xa quê nhưng tác giả “luôn tưởng nhớ” quê hương. Lối biểu cảm trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ chân thành, tha thiết của nhà thơ nên lời thơ giản dị, tự nhiên.
- Nhớ về quê hương tác giả nhớ về: Nhớ màu nước ….vôi.Nhớ con …quá đặc biệt là về ''cái mùi nồng mặn''. Dù đi xa, đứa con hiếu thảo của quê hương luôn tưởng nhớ ''mùi nồng mặn'' đặc trưng của quê hương - Đó là hương vị riêng đầy quyến rũ, mùi riêng của làng biển rất đặc trưng... 
* Quê hương là nỗi nhớ thường trực trong tâm hồn tác giả, ông luôn nhớ tới những h/a thân thuộc trong cuộc sống của người dân làng chài.
c. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật
 3. Viết bài
 a. Mở bài
- TH có mặt trong phong trào thơ mới với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và t/y quê hương đất nước. 
''Quê hương'' là bài thơ được in trong tập ''Hoa niên'' xuất bản năm 1945 mở đầu cho nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh.
b. Thân bài
c. Kết bài
 Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của TH đã vẽ lên một bức tranh tươi sáng về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên h/a khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho ta thấy t/c quê hương trong sáng tha thiét của nhà thơ.
4.Đọc và chữa bài
 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, chuẩn bị ôn tập các kiến thức Khi con tu hú
Tuần 23
Ngày soạn: 2/08
Ngày dạy: 
Buổi 21
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Khi con tu hú
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: sự chuẩn bị
2. Ôn tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu? 
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bà

File đính kèm:

  • docGIAO AN DAY THEM VAN 8 37tuan.doc
Giáo án liên quan