Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 năm học 2013-2014

-Ôn tập các truyện truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy,Thánh Gióng.

-Làm bài tập về từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt, từ mượn.

-Tìm hiểu chung về văn tự sự.(chủ đề, tìm hiểu đề, dàn bài)

-Nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

-Cách làm bài văn tự sự.

-Ôn tập truyện: Sơn Tinh Thủy Tinh và Thạch Sanh.

-Chữa lỗi dùng từ

-Ôn tập các truyện dân gian thế giới.

-Ôn tập danh từ.

 

doc78 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4545 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 năm học 2013-2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch hợp( Trăng đã lên rồi, cơn gió nhẹ, từ từ lên ở chân trời, vắt ngang qua, rặng tre đen, những hương thơm ngát) điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
 Ngày chưa tắt hẳn …………. ………….Mặt trăng tròn to và đỏ, …………… 
sau………………………của làng xa. Mấy sợi mây con……………….mỗi lúc một mãnh dần rồi tắt hẳn. Trên quãng đồng ruộng, hiu hiu đưa lại, thoang thoảng ……………………….
BT 4 : Vì sao các câu thơ sau không tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh?
 Ngày xuân con én đưa thoi
 Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
 Long lanh đáy nước in trời
 Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
 Sè sè nắm đất ven đường
 Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
Gợi ý: Vì chúng có vần nhưng ý giữa các câu không liên kết với nhau
BT 5 : Đọc kĩ đề văn sau và trả lời câu hỏi
 EM hãy viết bức thư cho một người chiến sĩ ngoài đảo xa để kể về một hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở chi đội em.
a. Em hãy xác định những yêu cầu cụ thể sau
? Thư viết cho ai?
?Thư viết về cái gì?
? Em sẽ xưng hô như thế nào trong bức thư?
? Câu chuyện em sẽ kể là câu chuyện gì?
b. Câu văn nào sau đây phù hợp với phần mở đầu của bức thư?
 1. Chúng em xin hứa sẽ luôn cố gắng học tập chăm ngoan và làm thật nhiều việc tốt để những người bà, người mẹ ở hậu phương vợi bớt đi những nỗi vất vả và nỗi nhớ thương về những người con đang chiến đấu nơi xa.
2. Chúng em là những đội viên của trường Lê Văn Tám, ngổitường mà anh đã gắn bó suốt những năm tháng tuổi thơ; do vậy chúng em đã được biết về anh và những chiến công của anh ngoài đảo xa.
Ngày soạn
Buổi 16+17 ôn tập tổng hợp
I. Mục tiêu cần đạt
Hệ thống toàn bộ kiến thức văn bản, tiếng việt, tập làm văn
Làm các đề thi
II. Tổ chức ôn tập
A.Phần văn bản 
1. Truyện dân gian 
a. Truyền thuyết
- Khái niệm
- Các văn bản đã học: Con rồng cháu tiên,
 Bánh chưng bánh giầy, 
 Thánh Gióng, 
 Sự tích Hồ Gươm,
 Sơn Tinh Thuỷ Tinh.
b. Cổ tích.
- Khái niệm.
- Các văn bản đã học: Thạch Sanh,
 Em bé thông minh, 
 Cây bút thần, 
 Ông lão đánh cá và con cá vàng.
c. Ngụ ngôn.
-Khái niệm.
- Các văn bản đã học: ếch ngồi đáy giếng,
 Thầy bói xem voi,
 Chân tay tai mắt miệng.
d. Truyện cười.
-Khái niêm.
- Các văn bản đã học: Treo biển, 
 Lợn cưới áo mới.
- Yêu cầu học sinh so sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích,Truyện ngụ ngôn và truyện cười.
- Yêu cầu H/s nắm được sự việc, nhân vật chính, nội dung ý nghĩa của các văn bản
Gợi ý: Nội dung ý nghĩa
+ Truyền thuyết giải thích nguồn gốc dân tộc, phong tục, tập quán, hiện tượng thiên nhiên. Mơ ước chinh phục thiên nhiên và chiến thắng giặc ngoại xâm.
+ Truyện cổ tích: Ca ngợi dũng sĩ vì dân diệt ác, người nghèo, thông minh, tài trí, ở hiền gặp lành. Kẻ tham ác bị trừng trị.
+ Truyện ngụ ngôn: Nêu lên những bài học đạo đức lẽ sống. Phê phán những cách nhìn thiển cận hẹp hòi.
+ Truyện cười: Chế giễu châm biếm phê phán những tính xấu người tham thích khoe bủn xỉn.
2. Truyện trung đại:
a.Khái niệm
b. Các văn bản đã học: Con hổ có nghĩa,
 Mẹ hiền dạy con, 
 Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
c. H/s kể tóm tắt nắm nội dung và nghệ thuật, sự việc và nhân vật.
B. Phần tiếng việt
1.Từ.
- Khái niệm.
- Phân loại
- Nghĩa của từ
- Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ 
2. Danh từ cụm danh từ
- Khái niệm
- Phân loại
- Chức vụ
- Mô hình cấu tạo
3. Số từ, lượng từ, chỉ từ
- Khái niệm
- Chức vụ
- Vai trò
4. Động từ cụm động từ
- Khái niệm
- Phân loại
- Chức vụ
- Mô hình cấu tạo
5. Tính từ cụm tính từ
- Khái niệm
- Phân loại
- Chức vụ
- Mô hình cấu tạo
C. Tập làm văn: Văn tự sự
1. Khái niệm
2. Các yếu tố
- Sự việc 
- Nhân vật
- Lời văn đoạn văn
- Ngôi kể lời kể
- Thứ tự kể
3. Các loại bài tự sự
- Kể chuyện đời thường
- Kể chuyện sáng tạo
Hs làm các đề kiểm tra học kì dưới dạng trắc nghiệm và tự luận: Sách kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì, Thiết kế, Một số kiến thức kĩ năng và bài tật D- Rút kinh nghiệm giờ dạy: …………………………………………………………………………….………...……………………………………………………………………....................................................................................................................................................... 
 ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ 
 Khung kế hoạch bồi dưỡng Ngữ văn 6a- Học kì II
Buổi 
Nội dung
thời gian
18+19
20
21
22
23
24
25
26
27
28+29
30+ 31
32+33+34
35 
Văn kể chuyện tưởng tượng
Ôn tập Truyện kí 1 ( Bài học đường đời đầu tiên, Sông nước Cà Mau)
Từ loại : Phó từ
Văn miêu tả
Văn tả cảnh( Sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn tả cảnh)
Truyện kí 2( Bức tranh của em gái tôi, Vượt thác, Buổi học cuối cùng)
Văn tả người
Ôn tập thơ
Các biện pháp tu từ
Văn bản kí( Cô Tô, Cây tre Việt Nam, Lòng yêu nước, Lao xao)
Các thành phần chính của câu. Câu trần thuật đơn
Chữa câu sai ngữ pháp
Ôn tập tổng hợp toàn bộ chương trình
Kĩ nănglàm bài kiểm tra học kì, làm các đề thi học kì
Ôn thi học kì II
Tuần 20
Tuần 21
Tuần 22
Tuần 23
Tuần 24
Tuần 25
Tuần 26
Tuần 27
tuần 28
Tuần 29
Tuần 30+31
Tuần 32
Tuần 33+34
Tuần 35
 Ngày soạn 
Buổi 18: Ôn tập văn kể chuyện tưởng tượng
I. Lý thuyết
- Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể sáng tạo ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay thực tế, nhưng nó vẫn có một ý nghĩa nào đó.
Ví dụ: Hạt lúa tự kể chuyện mình
 Hãy kể về giấc mơ của một bông hoa
 Hàng cây xanh nói chuyện về mình
- Lưu ý khi làm bài kể chuyện tưởng tượng( Khi làm văn tự sự)
+ Xác định cốt truyện và tình huống
 . Cốt truyện cần phải có nhiều tình tiết với những diễn biến phong phú. Không nên chọn cốt truyện quá đơn giản. Cốt truyện phải bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống.
 . Xác định tình tiết chính, tình tiết phụ. Nhấn vào những tình tiết quan trọng và lướt qua những tình tiết phụ, dùng tình tiết phụ tạo nền để làm nổi bật tình tiết chính. Số lượng tình tiết chính cũng không nên quá nhiều.
 . Cần tạo tình huống cho cốt truyện. Tình huống phải thật bất ngờ. Đưa tình huống và xử lí tình huống phải linh hoạt khéo léo.
+ Cách xây dựng nhân vật
 . Lựa chọn số lượng nhân vật phù hợp với cốt truyện, đồng thời xác định rõ nhân vật chính, nhân vật phụ.
 . Nhân vật phải được miêu tả với một chân dung cụ thể( tên tuổi, vóc dáng, trang phục, diện mạo, tính tình)
 . Nhân vật được xây dựng phải xuất phát từ nguyên mẫu ngoài đời
+ Cách viết lời kể, lời thoại
 . Lời kể phải rõ ràng nhưng kín đáo ý nhị. Lời kể phải làm toát lên được nội dung cốt truyện, chủ đề của câu chuyện cũng như thái độ tình cảm của mình.
 . Lời kể phải hết sức linh hoạt. Phối hợp các kiểu câu, các loại từ ngữ.
 . Lời kể phải phù hợp với ngôi kể. Dùng ngôi 1 lời kể thiên về tự thuật( những cảm nhận, suy nghĩ, thái độ, lời bình phẩm về các sự việc). Ngôi 3 thì lời kể phải mang tính khách quan.
Lời thoại tạo nên sức hấp dẫn cho bài văn tự sự. Lời thoại không quá nhiều, quá ít, lời thoại phải được chọn lọc, phù hợp với nhân vật( phải nắm được tính cách, tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính của các nhân vật tham gia hội thoại)
+ Cách sắp xếp bố cục. Có thể kể xuôi theo trình tự thời gian nhưng không hay nên có thể kể theo thứ tự kể đan xen các sự việc: từ hiện tại( nêu kết quả) quay trở về lần lại quá khứ( lí giải nguyên nhân diễn biến). Ví dụ
Mở bài bằng những câu giới thiệu không gian, thời gian, miêu tả cảnh vật, nêu tâm trạng, ý nghĩ của nhân vật… Cũng có thể mở đầu câu chuyện bằng một tiếng gọi, một vài câu đối thoại ngắn.
Kết bài bằng một vài câu giới thiệu không gian, thời gian, miêu tả cảnh vật, hình ảnh, nhân vật, cảm nghĩ nhân vật hoặc có thể kết thúc theo lối mở( không khép lại vấn đề mà mở ra thêm một hướng suy nghĩ, một hướng cảm xúc, một chặng đời khác đang chờ đợi nhân vật.
+ Vận dụng miêu tả trong văn tự sự. Miêu tả rất quan trọng trong văn tự sự. tả cảnh thiên nhiên làm nền cho câu chuyện, tả cảnh sinh hoạt, tả chân dung nhân vật. Miêu tả phải đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí, phải có sự lựa chọn.
II. Bài tập vận dụng
1. Hãy chuyển đoạn văn tự sự dùng ngôi kể thứ nhất sau đây thành đoạn văn tự sự dùng ngôi kể thứ 3 sao cho hợp lí và nêu rõ việc thay đổi ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn.: 
" Anh Xiến Tóc vểnh hai cái sừng dài như hai chiếc lưng cong cong có khấc từng đốt, chõ xuống mắng tôi:
- Dế Mèn nghếch ngác kia! Mày to đầu thế mà mày nỡ đánh thằng bé bằng ngần ấy à? Không được quen thói bắt nạt.
 Tôi ngoảnh nhìn lên: Anh Xiến Tóc lực lưỡng và uy nghi bọc mình trong bộ giáp đồng hun rất cứng, bộ hung tợn dữ dội lắm. Nhưng tôi cóc sợ. Coi bộ chẳng làm gì nổi tôi tốt! Bởi tôi biết anh ta cũng hãi lũ trẻ, chỉ đứng trên cây không giám xuống"
2. Có một cậu bé tính tình luộm thuộm, lười biếng. Một buổi sáng cậu ta ngủ dậy muộn, cuống cuồng đi tìm các đồ dùng vật dụng của mình để chuẩn bị trang phục đến trường. Quần dài thì nhét nơi này, áo thì vứt nơi kia, dép lại mỗi chiếc mỗi góc. Tìm mãi mới thấy. Thế là cậu bé đến trường chậm giờ.
 Từ cốt truyện trên đây, hãy dùng biện pháp nhân hoá, biến các đồ dùng của cậu bé thành nhân vật biết nói, biết tỏ thái độ và viết thành một mẩu chuyện ngắn có câu hội thoại trực tiếp.
3. Hãy viết một đoạn văn tự sự ghi lại cuộc đối thoại lí thú giữa quyển sách giáo khoa mới còn thơm mùi mực với một quyển sách giáo khoa cũ đã bị nhàu nát, đầy những vết mực và hình vẽ.
4. Viết một đoạn văn hội thoại ghi lại cuộc trò chuyện giữa hai bạn học sinh về đề tài bảo vệ môi trường( Bảo vệ cây xanh, không được vứt rác bừa bãi). ngoài các dấu câu thông thường trong đoạn phải dùng các kiểu dấu câu: dấu chấm hỏi, dấu chấm lửng, dấu chấm than.
5. Có một bạn học sinh không biết cách viết câu hội thoại trực tiếp nên đã tạo ra một đoạn văn tự sự đầy lỗi như sau: 
 " Sáng nay khi đến lớp, tôi phát hiện ra trên bàn học của mình đầy những nét vẽ kèm theo những lời bình thô lỗ, bất lịch sự. Khi thấy, trong lớp mới chỉ có mỗi mình Sơn. Tôi xẳng giọng hỏi có phải cậu vẽ bậy lên bàn tớ không. Sơn chối rằng không phải tớ. Tôi gắt lên là nếu không phải cậu thì ai vào đây. Sơn vẫn khăng khăng chối phắt. Tôi chẳng buồn cãi, lặng lẽ láy giẻ ướt lau những vết bẩn.Hình nhưi Sơn cảm thấy hối hận. Cậu ta đi l

File đính kèm:

  • docgiao an day them van 6.doc