Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Nghề xây dựng ?

I/MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

* Cung cấp kiến thức – Rèn luyện kỹ năng – Giáo dục tình cảm, hành vi phù hợp cho từng độ tuổi:

- Kiến thức :

+ Trẻ biết gọi tên nghề, các dụng cụ và vật liệu của nghề xây dựng , trẻ biết được công dụng của các dụng cụ của nghề .

+ Trẻ biết được việc làm, sản phẩm và lợi ích của nghề xây dựng .

- Kỹ năng :

+ Trẻ tích cực trò chuyện về chú thợ xây.

+ Trẻ tích cực tham gia các hoạt động đầy đủ

- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc

- Trẻ hứng thú chơi đồ chơi.

+ Rèn luyện và phát triển kỹ năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định .

+ Rèn luyện kỹ năng khéo léo và nhanh nhẹn.

- Thái độ:

+ Giáo dục trẻ biết quý trọng và giữ gìn sản phẩm lao động do chú công nhân xây dựng làm ra.

 

doc67 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Nghề xây dựng ?, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
on.
* Cô khái quát : Các chú công nhân rất vất vả để làm ra được những sản phẩm cho chúng ta sử dụng hàng ngày, để phục vụ chúng ta hàng ngày, vì vậy các con phải biết giữ gìn những sản phẩm đó không được vẽ bậy lên tường, Ngoài ra, các con phải biết vâng lời, yêu thương và kính trọng các chú thợ nữa nhé!
* Trò chơi củng cố: 
+ Trò chơi 1 : "Lấy nhanh nói đúng "
- Cách chơi : Cô phát mỗi trẻ 1 rổ trong đó có các dụng cụ của người thợ xây . Khi cô nói tìm cho cô cái xẻng thì trẻ lấy giơ lên và đọc " cái xẻng "
+ Cô cho trẻ chơi nhiều lần để trẻ phân biệt được dụng cụ của thợ xây .
+ Trò chơi 2 : "Nối tranh "
- Cách chơi : Cô chia thành 3 tổ . Mỗi tổ 1 bức tranh có chú thợ xây và các dụng cụ và vật liệu của thợ xây và của nghề khác , các bạn thay nhau lên nối xem dụng cụ nào của chú thợ xây .
c, Kết thúc hoạt động:
- Cô nhận xét giờ học và tuyên dương trẻ
3. Hoạt động ngoài trời: 
a, Mục đích – yêu cầu : 
- Nhằm thay đổi trạng thái hoạt động cho trẻ , tạo điều kiện cho trẻ thỏa mãn nhu cầu vận động vui chơi , hít thở không khí trong lành , góp phần rèn luyện và thể lực cho trẻ .
- Dạy trẻ biết cách chơi của trò chơi : " Thi xem đội nào nhanh "
- Mở rộng cho trẻ vốn hiểu biết về thiên nhiên 
- Phát triển khả năng vận động, khả năng phản xạ nhanh nhẹn 
- Giáo dục trẻ biết mặc quần áo khi thời tiết thay đổi 
b, Nội dung : 
* Quan sát có chủ đích : Quan sát thời tiết .
* Trò chơi : Thi xem đội nào nhanh 
* Chơi tự do theo ý thích .
c, Chuẩn bị : 
+ Địa điểm : Sân trường đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ 
+ Đồ dùng học tập, đồ chơi : Xắc sô, 4 cái chậu nhỏ ( 2 cái có cát và 2 cái chưa có cát ), 2 cái xô, cát ( đồ chơi xây dựng ) 
d, Tiến hành : 
- Cô tập trung trẻ xếp thành 3 hàng ra sân .
- Cô giới thiệu tóm tắt nội dung hoạt động ngoài trời .
* Tổ chức cho trẻ hoạt động : 
+ Quan sát có chủ đích : 
- Cô hướng dẫn trẻ quan sát thời tiết hôm nay và hỏi trẻ :
+ Cô tập trung trẻ thành nhóm đứng xung quanh cô và hỏi :
+ Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào ? ( Thời tiết nóng )
+ Bầu trời hôm nay ra sao ? (Bầu trời có mây , ông mặt trời và có nắng ).
+ Khi trời nắng nóng các con phải làm gì ? ( Phải đội mũ khi đi nắng ) .
Cô : Khi thời tiết nóng, nắng ra ngoài các con phải đội mũ và đeo khẩu trang để không bị ốm các con nhớ chưa ? 
+ Trò chơi : 
- Cô giới thiệu trò chơi : Thi xem đội nào nhanh ( các chú thợ xây hết cát rồi , các con giúp các chú vận chuyển cát đến công trình )
- Cách chơi : Cô chia lớp thành 2 đội đứng thành 2 hàng dọc . Khi có tín hiệu bắt đầu thì bạn ở đầu hàng chạy lên lấy xô xúc cát của xô của tổ mình phải qua vòng và chạy lên đổ vào chậu sau đó chạy về hàng đưa xô cho bạn tiếp theo và chạy về cuối hàng (Dùng sô trong đồ chơi xây dựng). Tiếp tục như thế cho đến hết hàng , đội nào xong trước và vận chuyển được nhiều cát thì đội đó chiến thắng .
- Luật chơi : Phải để bạn của mình về chỗ đưa sô cho thì mới được lên chơi . 
- Cô gọi vài trẻ lên nói cách chơi .
- Cô chơi cùng trẻ 1 -2 lần đến khi trẻ biết chơi 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi .
- Trong khi trẻ chơi cô động viên , khuyến khích trẻ .
+ Chơi tự do : - Cô cho trẻ chơi với các đồ chơi ở sân trường .
+ Kết thúc : Cô nhận xét chung về hoạt động .
4. Hoạt động chuyển tiếp.
- Trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ 
5/ Hoạt động góc :
a, Mục đích – yêu cầu : 
- Thỏa mãn nhu cầu chơi , nhu cầu hoạt động với đồ vật
- Mở rộng vốn hiểu biết , biết được hoạt động của con người, quan hệ giao tiếp , ứng xử , sử dụng kỹ năng giao tiếp , kỹ năng tô màu, kỹ năng xây dựng, ...
- Phát triển toàn diện các mặt trong khi chơi : nhu cầu tâm lý, nhu cầu khẳng định mình, tư duy trực quan hành động, năng lực cảm thụ âm nhạc ...
 5/ Hoạt động góc ,yêu cầu từng góc:
 a. Góc phân vai: Chơi đóng vai “ Người tài xế, bố, mẹ, con”.
 * Chuẩn bị: Chọn vai “1 trẻ làm bác tài xế, 1trẻ vai bố, 1trẻ vai mẹ, 2 trẻ vai con).
 * Yêu cầu: Khi chơi trẻ biết vai của mình đóng, biết cách ứng xử chuẩn mực trong khi chơi, giao tiếp đúng vai mà mình đóng.
 * Cách tiến hành: 
- Cô cho trẻ nhận vai mà mình thích, cho trẻ chơi, cô theo dõi trong quá trình chơi của trẻ, trẻ đóng vai tài xế có nhiệm vụ chở gia đình đi chơi du lịch theo đúng yêu cầu. Gia đình sẽ trả tiền cho bác tài xế...( Sau đó có thể cô thay đổi vai chơi) 
 b. Góc xây dựng: xây cửa hàng.
 * Chuẩn bị: Nguyên vật liệu xây dựng như: gạch thẻ bằng xốp, cổng, hàng rào, đồ lắp ráp, cây xanh.
 * Yêu cầu: Trẻ biết dùng các khối gỗ, gạch, xốp để xây được hàng rào, cổng, sắp xếp bố cục hợp lý. Nhóm khác lắp ráp ngôi nhà theo nhiều kiểu khác nhau.
 * Cách tiến hành: Cô cùng trẻ nói về cách xây cửa hàng, xây như thế nào cho hợp lý, để người đứng bán, và người đến mua cho thuận tiện, trẻ tự nhận vai làm kỹ sư thiết kế, trẻ làm đội trưởng xây dựng, nhóm trẻ còn lại làm công nhân. Trẻ cùng nhau xây, 
dưới sự “chỉ đạo” của người “ Đội trưởng” nhóm lắp ráp ngôi nhà và xếp vào cho phù hợp...( Cô theo dõi trẻ rong quá trình chơi).
 c. Góc sách + Tạo hình: 
 * Chuẩn bị: Quyển sách catôlô về các ngôi nhà. Giấy thủ công, kéo, hồ, màu... 
 * Yêu cầu: Trẻ biết cách lật từng trang để xem, biết nhận xét sản phẩm, cùng nhau hoàn thành bức tranh.
 * Cách tiến hành: Cô cho trẻ về góc sách + tạo hình, cô tham gia chơi cùng với trẻ, cho trẻ lựa chọn tranh vẽ về các ngôi nhà trong cuốn catôlô, cùng nhau bàn bạc xem nên bắt chước kiểu dáng nào, cô cho nhóm trẻ cắt dán làm thành một ngôi nhà mà trẻ đã chọn
 e. Góc âm nhạc: 
 * Chuẩn bị: Áo, quần, quạt, phách gõ, trống lắc, bài hát, bài thơ về chủ đề.
 * Yêu cầu: Trẻ biết tự “Trang điểm” cho nhau, biết cách cầm các dụng cụ âm nhạc để gõ nhịp theo bài hát, hát đúng nhạc, hát theo nhóm, cá nhân. Đọc thơ diễn cảm.
 * Cách tiến hành: Cô cùng trẻ chơi ở góc này, cô cho 1 trẻ làm MC huớng dẫn và giới thiệu chương trình văn nghệ cho các bạn hát.
 d. Góc khoa học toán: .
 * Chuẩn bị: Dụng cụ nghề xây dựng, bút chì, bút màu, giấy vẽ.
 * Yêu cầu: Trẻ biết in dụng cụ nghề, tô màu, viết số tương ứng.
 * Cách tiến hành: Cô cùng trẻ chơi ở góc này, cô hướng dẫn nhóm trẻ in dụng cụ nghề vào giấy vẽ, trẻ khác sẽ tô và đếm có bao nhiêu dụng cụ, viết số tương ứng.
	6/ Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ, ăn chiều:
- Trẻ tự làm vệ sinh, xếp hàng theo tổ không chen lấn.
- Sử dụng đồ dùng của mình đúng ký hiệu.
- Trẻ có thói quen trước khi ăn vệ sinh tay, chân, mặt, mũi sạch sẽ, mời cô và bạn. Khi ăn hết xuất, không làm rơi vãi, không nói chuyện trong khi ăn..
- Đánh răng theo đúng qui cách, đánh sau mỗi bửa ăn.
 7/ Hoạt động chiều: 
- Cô cho trẻ tập tô u, ư theo hình thức chơi: Ai tô đẹp.
- Cho trẻ nhắc lại các thao tác vệ sinh.
- Nêu gương trẻ cuối ngày.
	III/ Đánh giá: 
1.Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày:
- Trẻ tích cực học và chơi ở các góc tham gia nhiệt tình trong học và chơi tiêu biểu có cháu: Nhã Ca, Gia Huy, Minh Sơn, Hạnh Nhi, Long, Trung Kiên, Bảo Trân, Hạnh Ngân.
 Ý kiến của tổ chuyên môn( Ban giám hiệu) . 
	Phùng Thị Oanh
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHĂM SÓC – GIÁO DỤC "MỘT NGÀY TÍCH HỢP"
Thời gian thực hiện : Thứ 3 ngày 23 tháng 11 năm 2010
Chủ đề nhánh : Nghề xây dựng 
Hoạt động có chủ đích: : Âm nhạc : Dạy hát bài " Cháu yêu cô chú công nhân" . Sáng tác : Hoàng Văn Yến
 Nghe hát : Bài ca xây dựng . 
I/MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
* Cung cấp kiến thức – Rèn luyện kỹ năng – Giáo dục tình cảm, hành vi phù hợp cho từng độ tuổi:
- Kiến thức : 
+ Trẻ nhớ tên bài hát, hiểu nội dung bài , hát đúng hát rõ lời của bài hát 
- Kỹ năng : 
+ Trẻ có kỹ năng trả lời câu hỏi to, rõ ràng.
+ Qua bài hát trẻ biết yêu quí các nghề làm ra các sản phẩm cho xã hội
+ Qua trò chơi trẻ thể hiện được tính tự nhiên, tự tin khi hát.
+ Rèn luyện và phát triển kỹ năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định .
+ Rèn luyện kỹ năng hát,phát triển ngôn ngữ khả năng nghe nhạc cho trẻ
+ Trẻ biết cách chơi và hứng thú với trò chơi.
- Thái độ: 
+ Trẻ biết yêu quý các cô chú công nhân . 
II/CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1.Đón trẻ, thể dục sáng, trò chuyện đầu giờ,điểm danh, :
- Cô đón trẻ niềm nở với phụ huynh, nhắc trẻ chào cô, chào người thân khi đến lớp
- Rèn cho trẻ thói quen tự phục vụ, cất đồ dùng, cất dép vào đúng nơi quy định
- Hướng dẫn trẻ vào chỗ ngồi
- Thể dục sáng: Hướng dẫn cháu ra sân xếp hàng tập theo bài tập thể dục tháng 11.
- Điểm danh : Gọi tên thứ tự trong sổ theo dõi hàng ngày 
- Trò chuyện đầu giờ : Hôm nay bạn nào nghỉ học các con ? Các con có biết tại sao bạn không đến lớp được không ? ( Bạn bị đau )
2. Hoạt động có chủ đích :
2.1. Chuẩn bị môi trường cho hoạt động có chủ đích:
* Không gian tổ chức : - Trong lớp học
- Đồ dùng phương tiện dạy học : Băng nhạc, sắc sô, phách tre ,tranh vẽ cô chú công nhân , mũ chóp kín
2.2. Phương pháp cho hoạt động có chủ đích
- Phương pháp trò chuyện, thực hành
2.3 . Tiến hành tổ chức cho hoạt động có chủ đích.
* Mở đầu hoạt động : 
Cho trẻ chơi : trò chơi " trời tối trời sáng"
+ Cô có tranh vẽ gì ? Cô chú công nhân đang làm gì?
Ai xây lớp cho các con học ? (Thưa cô, Chú công nhân )
+ Áo các con mặc do ai may ? ( Thưa cô, Cô công nhân )
 * Hoạt động trọng tâm :
- Trong xã hội có rất nhiều nghề, mỗi nghề đều làm ra sản phẩm để phục vụ cho con người. Có một bài hát nói về các cô chú công nhân làm các ngành nghề khác nhau, để xem các cô chú công nhân làm các nghề gì thì hôm nay cô và các con cùng hát bài hát “cháu yêu cô chú công nhân” sáng tác của Hoàng Văn Yến nhé!
-> Dạy hát : Cô hát mẫu 2 lần 
+ Lần 1 : Cô hát + Kết hợp điệu bộ 
+ Lần 2 : Cô hát + giảng giải nội dung : Bài hát nói đến các cô chú công nhân, cô công nhân dệt may áo mới, còn chú công nhân xây nhà, các bạn luôn nhớ ơn và thương yêu kính trọng các cô chú công nhân đó các con .
* Trẻ thực hiện : Cả lớp hát 3 lần .
- Các con vừa hát bài hát gì? ( Bài hát Cháu yêu cô chú công nhân )
- Bài hát do ai sáng tác? ( Bài hát do Hoàng Văn Yến sáng tác )
- Bài hát nói lên điều gì? 
- Cô chú công nhân làm nghề gì các con ? ( Chú công nhân xây nhà cao tầng, cô công nhân thì may áo mới .
+ Mời lớp -> tổ - > nhóm

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_choi_chu_de_nhanh_nghe_xay_dung.doc