Giáo án dạy học Lớp 3 - Tuần 16 - Nguyễn Thị Hòa

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN

TIẾT 46 – 47 ĐÔI BẠN

 I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc.

 - HS Đọc đúng, rành mạch cáctừ câu bài tập đọc” Đôi bạn.” - Biết phân biệt lời dẫn truyện và lời nhân vật.

 - Hiểu: Từ ngữ, dung câu chuyện, trả lo9ì câu hỏi SGK.

 - Giáo dục HS biết đoàn kết yêu thương, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

B. Kể Chuyện.

- Biết sắp xếp tranh theo đúng thứ tự trong truyện.

- Biết dựa vào tranh kể lại toàn bộ câu truyện.

- Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

GDKNS: KN tích cực lắng nghe,và nhận xét.

 KN tự nhận thức bản thân, xác định giá trị.

 II/ Chuẩn bị:

* GV: Tranh chủ đề, tranh minh họa bài học.

 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc22 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học Lớp 3 - Tuần 16 - Nguyễn Thị Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- MT: Củng cố cách giải bài toán về gấp một số lên nhiều lần, giải bài toán bằng hai phép tính.
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài.
+ HS tóm tắt bài toán.
+ 1 HS làm bảng lớp cón lại làm tập.
Bài tập 4 Giải toán
- MT: giải toán dạng tìm một phần mấy.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
+ HS tóm tắt đề toán làm bảng lớp, tập.
Giải
Số cái áo len đã dệt
: 5 = 90 (cái)
Số cái áo len còn lại
- 90 = 360 (cái)
Đáp số: 360 cái áo.
Nếu còn thời gian làm bài tập 5: Tính độ dài đường gấp khúc.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết : 31 HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI
I/ Mục tiêu:
- HS biết kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sinh sống.
Nêu được ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại.
- Có thái độ biết yêu quí các hoạt động công nghiệp.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 60, 61.
	* HS: SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp.
- Mục tiêu: HS Biết được những hoạt động công nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu từng cặp Hs kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp.
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời một số Hs lên kể trước lớp.
- Gv nhận xét.
=> Gv giới thiệu thêm một số hoạt động như: khai thác quặng kim loại, luyện thép, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, đều gọi là động công nghiệp.
* Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm.
- Mục tiêu: Biết được các hoạt động công nghiệp và ích lợi của hoạt động đó.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Từng cá nhân quan sát hình trong SGK.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình ở SGK trang 60, 61.
Bước 2: Mỗi Hs nêu tên một hoạt động đã quan sát được trong hình.
Bước 3: Một số em nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp.
- Gv nhận xét và giới thiệu , phân tích về các hoạt động và sản phẩm từ các hoạt động đó:
+ Khoan dầu khí cung cấp nhiên liệu, chất đốt để chạy máy.
+ Khai thác than cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy, chất đốt sinh hoạt. + Nhà máy dệt cung cấp vải, lụa.
=> Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt  gọi là hoạt động công nghiệp.
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
- Mục tiêu: Kể tên được một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó.
Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu thảo luận. Câu hỏi:
+ Những hoạt động mua bán như trong hình 5 trang 61 SGK thường gọi là hoạt động gì?
+ Hoạt động đó các em nhìn thấy ở đâu?
+ Hãy kể tên một số chợ, siêu thị ở quê em?
Bước 2: Một số nhóm lên trình bày kết quả.
- Gv yêu cầu một số nhóm lên trình bày kết quả.
- Gv nnhận xét.
=> Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại.
* Nhận xét dặn dò: xem lại bài.
Thứ tư ngày 05 tháng 12 năm 2012
TẬP ĐỌC
Tiết : 48 VỀ QUÊ NGOẠI
I/ Mục tiêu:
- HS đọc đúng các từ câu bài tập đọc: Về quê ngoại.Ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, câu thơ lục bát..
- Hiểu các từ ngử, nội dung bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Giáo dục HS yêu quý quê hương, yêu lao động, yêu cảnh vật thiên nhiên.
 IIChuẩn bị:
GV: Tranh minh hoạ , bảng phụ ghi đoạn 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc. 
- Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu dòng thơ.
Gv đọc diễm cảm toàn bài.
+ HS luyện đọc nối tiếp câu, mỗi em đọc 2 dòng thơ, đọc từ khó.
+ HS luyện đọc nối tiếp đoạn mỗi em đọc 1 khổ thơ, tìm hiểu từ.
Gv cho Hs đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm bài thơ. Và hỏi:
 + Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Câu nào cho em biết điều đó?
+ Quê ngoại bạn ở đâu?
+ Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ?
- Gv yêu cầu Hs đọc các đoạn 2. Trả lời câu hỏi.
+ Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm nên hạt gạo?
- Cả lớp trao đổi nhóm.
- Gv chốt lại: Bạn ăn gạo đã lâu, nay mới gặp những người làm ra hạt gạo. Họ rất thật thà. Bạn thương họ như những người ruột thịt, thương bà ngoại mình.
- Gv hỏi tiếp:
+ Chuyến về thăm ngoại đã làm cho bạn nhỏ có gì thay đổi ?
* Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài thơ.
- Mục tiêu: Giúp các em nhớ và đọc thuộc bài thơ.
+ HS luyện đọc thuộc long bài thơ.
+ HS thi đọc thuộc lòng các nhóm.
- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
Nhận xét dặn dò: về nhà luyện đọc thuộc lòng.
TOÁN
Tiết: 76 LUYỆN TẬP CHUNG
A/ Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép nhân, chia số có ba chữ số cho số có một chữ số .
- Tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.Giải toán có hai phép tính liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.Gấp, giảm một số đi một số lần. Thêm, bớt một số đi một số đơn vị.
- Rèn Hs tính các phép tính nhân, chia chính xác, thành thạo.
Yêu thích môn toán, tích cực thi đua trong học tập.
B/ Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, phấn màu.
HS Bảng con.
C/ Các hoạt động dạy học:
* Luyện tập
- MT: Hs biết cách tìm thừa số, tích chưa biết trong phép nhân.
Bài 1: Điền số
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
+ HS đọc thầm bài toán, thảo luận nhóm đôi.
+ Vài HS nêu miệng.
- Gv nhận xét.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- Mục tiêu: HS biết cách đặt tính rồi tính đúng.
+ HS làm bảng lớp, bảng con.
- GV nhận xét
Bài 3: Giaỉ toán.
- MT: Giúp Hs giải toán có hai phép tính liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số .
+ HS đọc đề toán, tóm tắt đề toán.
+ 1 Em làm bảng lớp, còn lại làm tập.
Giải
Số máy bơm đã bán.
36 : 9 = 4 (cái)
Số máy bơm còn lại
36 – 4 = 32 (cái)
	Đáp số: 32 cái máy bơm.
- GV nhận xét.
Bài 4: Thi tiếp sức.
- MT: Giúp cho các em củng cố về bài toán gấp hoặc giảm đi một số lần , thêm hoặc bớt đi một số đơn vị .
+ HS đọc yêu cầu đề bài.
+ HS thảo luận nhóm 5.
+ Thi tiếp sức, mỗi đội cử 4 bạn.
- Gv nhận xét, chốt lại. Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
* Nhận xét dặn dò: 
- Về xem lại bài.
LUYỆN TỪ- CÂU
Tiết: 16	MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ THÀNH THỊ,
NÔNG THÔN. DẤU PHẨY
I/ Mục tiêu: 
- HS nêu được một số từ ngữ về thành thị nông thôn.
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
- Qua bài học HS thấy được sự phát triển của quê hương và yêu quý quê hương mình, yêu lao động.
II/ Chuẩn bị: 
 * GV: Bản đồ Việt Nam. Bảng lớp viết BT2.
III/ Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ thành thị nông thôn.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết được tên các thành phố, vùng quê mà em biết.
- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.
+ HS thảo luận nhóm 5. ghi kết quà bìa ép
+ HS trình bày các nhóm.
- GV giới thiệu bản đồ Việt Nam.
- Gv chốt lại: Gv treo bản đồ , kết hợp chỉ tên từng thành phố.
+ Các thành phố lớn tương đương một tỉnh : Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
+ Các thành phố thuộc tỉnh tương đương với quận huyện: Điện Biên, Thái Nguyên, Việt Trì, Nam Định, Hải Dương, Hạ Long, Thanh Hoá, Vinh, Quy NHơn, Nha Trang, Đà Lạt..
Hoạt động 2: Kể tên sự vật công việc ở thành thị nông thôn.
+ HS suy nghĩ
+ Thi nói, nhận xét.
- Gv kết luận:Ở thành phố.
+ Sự vật: đường phố, nhà cao tầng, công viên, rạp xiếc, rạp chiếu bóng, bể bơi, cửa hàng lớn, trung tâm văn hóa, bến xe buýt, tắc xi.
+ Công việc: kinh doanh, chế tạo máy móc, chế tạo ô tô, lái xe, nghiên cứu khoa học, biểu diễn nghệ thuật 
- Ở nông thôn:
+ Sự vật: nhà ngói, nhà lá, ruộng vườn, cánh đồng, lũy tre, cây đa, ao cá, giếng nước, con ngan, trâu bò, hồ sen 
+ Công việc: cấy lúa, cày bừa, gặt hái, cắt rạ, phơi thóc, xay thóc, giã gạo, trồng vườn, phun thuốc sâu bảo vệ lúa.
* Hoạt động 3: Đặt dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp..
- Gv mời hs đọc yêu cầu đề bài.
+ HS thảo luận nhóm đôi.
+Vài HS điền dấu vào ô trống thích hợp.
 Gv yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng.
- Gv nhận xét chốt lới giải đúng.
- Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay tày, Mường hay Dao, Gia – rai hay Ê – đê, Xơ – đăng hay Ba – na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
* Nhận xét dặn dò: Về xem lại bài: 
Thứ năm ngày 06 tháng 12 năm 2012
 TẬP VIẾT
Tiết: 16 ÔN CHỮ HOA M
I/ Mục tiêu:
 HS viết đúng mẫu chữ hoa M và các chữ trong bài. 
 Rèn Hs viết đẹp, đúng quy trình, khoảng cách đều giữa các con chữ, từ và câu đúng.
 Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở.
II/ Chuẩn bị:	
	* GV: Mẫu viết hoa M, T, B
	Viết sẵn từ, câu ứng dụng bảng lớp
 * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết bảng con.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận biết cấu tạo các chữ hoa và viết đúng.
- Gv giới thiệu chữ hoa M, T, B.
+ HS nêu cấu tạo chữ mẫu.
- Gv viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.
+ HS viết bảng con. 
Hs luyện viết từ ứng dụng.
- Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng: 
 Mạc Thị Bưởi .
 - Gv giới thiệu: Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương, là một nữ du kích hoạt động ở vùng địch tạm chiếm trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Bị địch bắt, tra tấn dã man, chị vẫn không khai. Bọn giặc tàn ác đã cắt cổ chị.
+ HS viết bảng con.
Luyện viết câu ứng dụng.
Gv mời Hs đọc câu ứng dụng.
 Một cây làm chẵng nên non.
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Gv giải thích câu tục ngữ: Khuyên con người phải đoàn kết. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
+ HS viết bảng con Một cây.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
- Gv nêu yêu cầu:
+ HS viết vào vở tập viết:
 + Viết chữ M: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết chữ T, B: 1 dòng.
 + Viế chữ Mạc Thị Bưởi : 2 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết câu tục ngữ 2 lần.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ..
- GV cchấm sốbài viết.
- Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
Nhận xét dặn dò: 
Về luyện viết thêm phần bài ở nhà.
TOÁN
 Tiết: 77 LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC
A/ Mục tiêu:
- Bước đầu HS làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức.
- Biết tính giá trị biểu thức đơn giản. giá trị của biểu thức đơn giản.
- Rèn Hs tính các các biểu thức, chính xác, thành thạo.
- HS thi đua trong học tập.
B/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
C/ Các hoạt động dạy học

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_3_tuan_16_nguyen_thi_hoa.doc
Giáo án liên quan