Giáo án Đại số lớp 9 Tiết 27: hệ số góc của đường thẳng y = ax +b

I- Mục tiêu:

1.Kiến thức: HS nắm vững khái niệm góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox, khái niệm hệ số góc của đường thẳng y = ax + b, hiểu được hệ số góc liên quan mật thiết với góc tạo bởi đường thẳng đó với trục Ox.

2. Kĩ năng: HS biết tính góc hợp bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox trong trường hợp hệ số góc a > 0 theo công thức a = tan .

3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học

II. Chuẩn bị:

Giáo viên chuẩn bị bảng phụ để vẽ sẵn hình 10 SGK.

III. Tiến trình giờ dạy:

1. Ổn định lớp: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (3p) Hãy vẽ đồ thị của hàm số y = 2x - 1 ; y = 3x + 1 trên cùng mp tọa độ.

3. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số lớp 9 Tiết 27: hệ số góc của đường thẳng y = ax +b, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng
Tiết 27: 	HỆ SỐ GÓC CỦA ĐƯỜNG THẲNG y = ax +b.
I- Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS nắm vững khái niệm góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox, khái niệm hệ số góc của đường thẳng y = ax + b, hiểu được hệ số góc liên quan mật thiết với góc tạo bởi đường thẳng đó với trục Ox.
2. Kĩ năng: HS biết tính góc hợp bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox trong trường hợp hệ số góc a > 0 theo công thức a = tan . 
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị bảng phụ để vẽ sẵn hình 10 SGK.
III. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p) Hãy vẽ đồ thị của hàm số y = 2x - 1 ; y = 3x + 1 trên cùng mp tọa độ.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (19) Khái niệm về hệ số góc của đường thẳng 
y = ax + b (a 0):
Gv: Khi vẽ đường thẳng 
y = ax + b trên mặt phẳng toạ độ thì đường thẳng này tạo với đường trục Ox bốn góc phân biệt.
Vậy góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là góc nào?
Trên hình vẽ hãy chỉ ra góc giữa các đường thẳng với trục Ox.
Có nhận xét gì về góc khi hệ số a > 0 và khi hệ số a < 0
Khi hai đường song song thì hệ số a như nhau.
khi hai đường song song thì góc tạo bởi các đường đó với trục Ox có bằng nhau không ?
?: hãy vẽ đồ thị của 3 hàm số đã cho trên cùng mặt phẳng toạ độ ( hình 11a và 11 b )
 Hãy so sách các góc
 1 ,2 ,3
Rút ra kết luận gì về hệ số a.
HoạT động 2: (19p)Củng cố
Câu hỏi tương tự như trên đối với hình 11b.
Cho HS đọc ví dụ 1.
Chia nhóm cho học sinh thảo
luận
HS: tự vẽ đồ thị của hàm số đã cho
- Chỉ ra góc tạo bởi đường thẳng trên với trục Ox.
- Hãy tính bằng cách áp dụng tỉ số lượng giác
tg = 3 hãy tính 
1.Khái niệm về hệ số góc của đt y = ax + b (a 0):
a) Góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox:
y
 T
 A
x
Là góc tạo bởi tia AT và tia Ax.
Khi a > 0 thì là góc nhọn. Khi a < 0 thì là góc tù.
b) Hệ số góc: Các đường thẳng có cùng hệ số a (a là hệ số của x) thì tạo với Ox các góc bằng nhau.
Cho đồ thị của các hàm số (với hệ số a > 0 )
y = 0,5x + 2; y = x + 2; y = 2x + 2
 y
 2
 1 2 3
 -4 -2 -1 0 x
Ta có:
1 < 2 < 3
Vậy: 
- Khi a >0 thì góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b với trục Ox là góc nhọn. Hệ số a càng lớn thì góc càng lớn nhưng vẫn nhỏ hơn 900. 
- Khi a < 0 thì góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b với trục Ox là góc tù. Hệ số a càng lớn thì góc càng lớn nhưng vẫn nhỏ hơn 1800. 
Do đó:
Gọi a là hệ số góc của đường thẳng y = ax + b
Chú ý: Khi b = 0 thì a cũng là hệ số góc của đường y = ax.
2. Ví dụ:
Ví dụ 1: cho hàm số y = 3x + 2
a) Vẽ đồ thị của hàm số
b) Tính góc tạo bởi đường thẳng y = 3x + 2 và trục Ox ( làm tròn đến phút )
Bài giải:
a) Khi x = 0 thì y = 2 ta được điểm A ( 0; 2)
Khi y = 0 thì x = -2/3 ta được điểm B ( -2/3; 0)
Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B ta được đồ thị của hàm số đã cho
b) Ta có ABO = 
Xét tam giác vuông OAB ta có tan = 3
(3 chính là hệ số góc của đường thẳng y = 3x + 2) 
Từ tan= 3 ta có 71034’
 (chú ý: 3 chính là giá trị tuyệt đối của hệ số góc )
4. Củng cố:(2p) cho HS nhắc lại hệ số góc của đường y = ax + b (tại sao a được gọi là hệ số góc)
- Phương pháp tính độ lớn của góc tạo bởi đường y = ax + b với a > 0?
5. Hướng dẫn dặn dò(1p)
- Học bài theo SGK và vở ghi, làm các bài tập 27 - 31 SGK trang 58 - 59.
Ngày giảng
Tiết 28: LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về đồ thị hàm số bậc nhất, hệ số góc ...
2.Kĩ năng: Rèn luyện giải các bài tập về hàm số bậc nhất.
- Cho HS được tiếp xúc với các dạng bài tập về đồ thị hàm số bậc nhất.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên soạn giáo án đầy đủ
- HS làm đủ bài tập được giao.
III. Tiến trình giờ dạy:
1) Ổn định lớp: 1p
2) Kiểm tra: ( 4p)Nêu khái niệm về hệ số góc, xét xem hàm số y = x -1 có góc tạo bởi đường thẳng đồ thị với trục hoành là góc tù hay nhọn?
3) Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (10p)Lí thuyết
Giáo viên nhắc lại kiến thức
Hoạt động 2: (25p)Bài tập
Gv: cho học sinh đọc đầu bài.
yêu cầu HS nêu cách giải.
 HS: lên bảng trình bày lời giải
Gv: nhận xét, chỉnh sửa, cho điểm.
HS: đọc đầu bài , tự giải bài 28a giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng trình bày lời giải.
Gv: chỉnh sửa, cho điểm.
Lí thuyết
Bài tập
Bài tập số 27 SGK Tr.58:
Cho hàm số y = ax + 3
a) Xác định hệ số a biết rằng đồ thị của hàm số đi qua điểm A (2;6).
b) Vẽ đồ thị của hàm số?
Giải:
a) Do đồ thị của hàm số đi qua điểm A(2;6) 
nên toạ độ điểm A thoả mãn phương trình đường thẳng : y = ax + 3
Do đó ta có: 6 = a.2 + 3 a = 1,5
Vậy hàm số có dạng: y = 1,5 x + 3
b) Vẽ đồ thị của hàm số:
+ Khi x = 0 y = 3 xác định điểm M ( 0; 3)
+ Khi y = 0 x = -2 xác định điểm N (-2;0)
Kẻ đường thẳng MN ta được đồ thị của hàm số 
y = 1,5x + 3:
-2
3
0
Bài 28: Vẽ đồ thị của hàm số y = -2x + 3
+ Khi x = 0 y = 3 xác định điểm A(0;3)
+ Khi y = 0 x = 1,5 xác định điểm B(1,5; 0)
Vẽ đường thẳng AB ta được đồ thị của hàm số 
y = -2x + 3 y
 3
 O 1,5 x
4. Củng cố: (2p)cho học sinh nhắc lại về hệ số góc, phương pháp vẽ đồ thị....
5. Hướng dẫn dặn dò: (1p)Chuẩn bị học bài để ôn tập chương...

File đính kèm:

  • docDAI SO TUAN 14 GIAM TAI.doc