Tài liệu Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn lịch sử cấp trung học cơ sở

MỤC LỤC

Phần I. Định hướng đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra,

đánh giá trong giáo dục Trung học cơ sở

I. Thực trạng dạy học ở trường THCS .

II. Đổi mới các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông .

III. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS .

IV. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh .

Phần II. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

I. Xác định năng lực chung và năng lực chuyên biệt môn Lịch sử THCS .

II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học định hướng phát triển năng

lực học sinh môn Lịch sử .

Phần III. Kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

I. Khái niệm, mục tiêu, phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo

định hướng phát triển năng lực học sinh .

II. Hướng dẫn biên soạn câu hỏi/ bài tập (Vận dụng đánh giá PISA) .

III. Hướng dẫn biên soạn câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá theo định

hướng phát triển năng lực học sinh của các chủ đề .

IV. Xây dựng đề kiểm tra .

Phần IV. Hướng dẫn sử dụng diễn đàn về đổi mới kiểm tra, đánh giá theo

hướng phát triển năng lực học sinh

I. Truy cập, đăng nhập và khai báo thông tin cá nhân .

II. Nộp bộ câu hỏi, xem phản biện và chỉnh sửa lại câu hỏi .

III. Phản biện bộ câu hỏi của người khác .

Phần V. Giới thiệu một số câu hỏi/b ài tập và đề kiểm tra theo hướng phát

triển năng lực học sinh môn Lịch sử THCS

I. Giới thiệu một câu hỏi/bài tập theo hướng phát triển năng lực (vận dụng

câu hỏi đánh giá PISA) .

II. Giới thiệu một số đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực học sinh

môm Lịch sử cấp THCS . .

pdf117 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 2044 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn lịch sử cấp trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, qua đó rút ra điểm mạnh, điểm yếu của
nội dung, chương trình, SGK để có những bổ sung, điều chỉnh kịp thời về cách dạy v à
cách học, giúp bộ môn lịch sử thực hiện tốt vai tr ò giáo dục của mình.
Như vậy, kiểm tra và đánh giá là hai công việc có nội dung khác nhau, nhưng có
mối liên quan mật thiết với nhau, những thông tin thu đ ược đối chiếu với những mục
tiêu đề ra nhằm đề xuất những giải pháp ph ù hợp để điều chỉnh phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất l ượng dạy học. Trong quá tr ình dạy học, kiểm tra
49
được xem là phương tiện và hình thức của đánh giá. Thông qua kiểm tra cung cấp những
dữ liệu, những thông tin cần thiết l àm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng dạy học.
KTĐG hướng tới thực hiện mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo. Cho nên, xét ở một mức
độ nào đó KTĐG có điểm chung: kiểm tra gắn liền với đánh giá, đánh giá được hiểu theo
nghĩa bao gồm cả kiểm tra.
Quá trình kiểm tra thường hướng tới kiểm tra các thành phần:
- Kiến thức.
- Kĩ năng.
- Thái độ.
- Năng lực.
 Đánh giá năng lực: là đánh giá khả năng thực hiện một công việc cụ thể dựa tr ên
sự kết hợp kiến thức, kĩ năng v à thái độ phù hợp với yêu cầu sản phẩm đầu ra của quá
trình giáo dục . Trong dạy học, năng lự cần phải đạt của học sinh phổ thông l à tổ hợp
nhiều khả năng và giá trị cơ bản được cá nhân thể hiện thông qua các hoạt động có kết
quả, đó là sự kết hợp linh hoạt của kiến thức, kĩ năng c ơ bản với thái độ, tình cảm, giá
trị, động cơ cá nhân. Thực chất, đánh giá học sinh theo định hướng năng lực là đánh giá
theo chuẩn về sản phẩm đầu ra, sản phẩm đó không chỉ l à kiến thức, kĩ năng, mà là năng
lực vận dụng kiến thức, kĩ năng v à thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập tới một
chuẩn nào đó, đặc biệt là sự vận dụng các tri thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống.
Điểm khác nhau quan trọng nhất giữa đánh giá năng lực so với đánh giá theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng là chú trọng đánh giá việc vận dụng kiến thức ở mức độ cao,
vận dụng kiến thức và sáng tạo trong thực hành và sử dụng nhiều phương pháp đánh giá
khá nhau. Đánh giá năng lực là quá trình tìm kiếm minh chứng về việc học sinh đã thực
50
hiện các sản phẩm đầu ra tới mức độ nào, thông qua những hành động cụ thể của học
sinh trong một số nhiệm vụ học tập tiêu biểu.
 Dựa vào chuẩn và tiêu chí, đánh giá năng lực cho thấy sự tiến bộ của học sinh dựa
trên việc thực hiện đạt được hay không đạt được các sản phẩm đầu ra trong các giai
đoạn khác nhau.
Một số điểm khác biệt giữa đánh giá theo hướng tiếp cận nội dung
và đánh giá theo hương tiếp cận năng lực
TT Đánh giá tiếp cận nội dung Đánh giá tiếp cận năng lực
1 Các bài thi trên giấy được thực hiện
vào cuối một chủ đề, một chương,
một học kì.
Nhiều bài kiểm tra đa dạng (giấy, thực
hành, sản phẩm dự án, cá nhân nhóm...)
trong suốt quá trình học tập.
2 Nhấn mạnh sự cạnh tranh. Nhấn mạnh sự hợp tác.
3 Quan tâm đến mục tiêu cuối cùng
của việc dạy học.
Quan tâm đến phương pháp học tập, phương
pháp rèn luyện của học sinh.
4 Chú trọng vào điểm số. Chú trọng vào quá trình tạo ra sản phẩm,
chú ý đến ý tưởng sáng tạo, đến các chi tiêt
của sản phẩm để nhận xét.
5 Tập trung vào kiến thức hàn lâm. Tập trung vào năng lực thực tế và sáng tạo
6 Đánh giá do các cấp quản lí và do
giáo viên, còn tự đánh giá của học
sinh không hoặc ít được công nhận.
Giáo viên và học sinh chủ động trong đánh
giá, khuyến khích tự đánh giá và đánh giá
chéo của học sinh.
7 Đánh giá đạo đức học sinh chú
trọng đến việc chấp hành nội quy
nhà trường, tham gia phong trào thi
đua,...
Đánh giá đạo đức học sinh toàn diện, chú
trọng đến năng lực các nhân, khuyến khích
học sinh thể hiện cá tính và năng lực bản
thân.
8 Đánh giá chú trọng đến kiến thức Đánh giá kĩ năng và năng lực.
9 Đánh giá dựa theo chuẩn tuyệt đối,
cứng nhắc.
Đánh giá theo chuẩn tương đối, mền dẻo.
- Trong những năm qua việc kiểm tra đánh giá theo cách tiếp cận nội dung (chủ
yếu kiểm tra kiến thức, kĩ năng) thực chất bước đầu kiểm tra, đánh giá những năng lực
học tập của học sinh bởi vì năng lực là tổng hợp của kiến thức, kĩ năng, thái độ cùng
những phẩm chất, năng lực khác.
- Những lần kiểm tra đánh giá trước đây chưa nhấn mạnh vấn đề năng lực, những
câu hỏi ở mức độ vận dụng còn chiếm tỉ lệ ít trong các câu hỏi khi kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh.
51
 2. Mục tiêu của kiểm tra, đánh giá
a). Đối với học sinh:
* Thứ nhất: Định hướng và thúc đẩy quá trình học tập
- Qua KTĐG thông báo cho từng học sinh biết được trình độ tiếp thu kiến thức và
những kỹ năng môn học của m ình so với yêu cầu của chương trình cũng như sự tiến bộ
của họ trong quá trình học tập, nhằm thúc đẩy tính tích cực, hứng thú học tập.
- KTĐG giúp học sinh phát hiện những nguy ên nhân sai sót cần phải bổ sung,
điều chỉnh trong hoạt động học.
* Thứ hai: KTĐG để phân loại, xếp loại học sinh
- Công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh
và mỗi tập thể lớp, tạo cơ hội để các em phát triển kỹ năng tự đánh giá để nhận ra sự tiến
bộ của mình, khuyến khích, động viên các em học tập, có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời.
Đồng thời, qua đó giáo dục học sinh nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, r èn
luyện tu dưỡng đạo đức, có thêm niềm tin ở sức lực, khả năng của m ình để từ đó có nhu
cầu tự KTĐG thường xuyên.
- Giúp giáo viên có cơ sở nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều
chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy học, không ngừng nâng cao chất l ượng dạy học bộ môn.
Như vậy, KTĐG là nhiệm vụ cần thiết, phức tạp nhất v à tất yếu không thể thiếu
được của quá trình dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói ri êng. Nó chính là động lực
thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động dạy - học. KTĐG không những là một nhân tố dạy học
mà còn là một nhân tố kích thích học sinh học tập v ươn lên, hai nhân tố này có mối liên
hệ biện chứng lẫn nhau. Việc đánh giá c àng chính xác giúp giáo viên hoàn thiện, cải tiến
phương pháp dạy học ngày càng có hiệu quả. Ngược lại, nếu mục đích dạy học của
KTĐG bị xem nhẹ sẽ dẫn tới hậu quả buông lỏng quá tr ình dạy học, không động viên,
khuyến khích, thúc đẩy học sinh tự v ươn lên trong quá trình học tập.
b). Đối với giáo viên:
KTĐG thường xuyên, nghiêm túc, cung cấp cho giáo viên những thông tin tương
đối chính xác và toàn diện về mức độ hiểu và nắm kiến thức của học sinh đạt hay ch ưa
đạt so với mục tiêu môn học đề ra, nắm được mức độ tiến bộ hay sút kém của từng học
sinh để có những biện pháp khuyến khích, động vi ên hay giúp đỡ, bồi dưỡng kịp thời.
Từ những “mối lên hệ ngược” này giáo viên điều chỉnh các hoạt động dạy học, t ìm ra
những biện pháp cải tiến, nâng cao chất l ượng dạy học. Thông qua KTĐG giúp giáo viên
thẩm định trên thực tế hiệu quả những cải tiến, đổi mới nội dung v à phương pháp dạy
học của mình.
c). Đối với cán bộ quản lí giáo dục :
- Giúp nhà quản lý có động thái uốn nắm, điều chỉnh, động viên, khuyến khích
kịp thời giáo viên và học sinh.
52
- Đối với các nhà quản lý: Thông qua đánh giá, các nhà quản lí sẽ đưa ra quyết
định phù hợp để điều chỉnh chương trình và tổ chức giảng dạy, học tập cũng nh ư ra các
quyết định về đánh giá kết quả học tập của học sinh.
3. Các loại hình/ phương pháp đánh giá:
 * Tùy theo cơ sở phân loại, người ta chia ra nhiều h ình thức đánh giá như sau:
Đánh giá quá trình và
Đánh giá tổng kết
Đánh giá trong Đánh giá chủ quan
 và ngoài kh ách quan
Đánh giá theo chuẩn Đánh giá chính thức
 tuyệt đối và tương đối v à không chính thức
 * Trên cơ sở các loại hình đó tương ứng có các phương pháp đánh giá:
a). Các phương pháp đánh giá truyền thống
- Bài kiểm tra tự luận.
- Bài kiểm tra trắc nghiệm.
- Kiểm tra vấn đáp.
- Kiểm tra thực hành.
 Tập trung vào đánh giá nhận thức và kĩ năng cứng của người được đánh giá.
Đối tượng sử dụng các phương pháp đánh giá này thường là giáo viên, học sinh
rất ít cơ hội tham gia vào quá trình đánh giá.
b). Các phương pháp đánh giá hiện đại
 Ngoài những phương pháp trên, quan điểm đánh giá hiện đại còn sử dụng các
phương pháp sau:
- Quan sát.
- Trao đổi.
- Hồ sơ đánh giá.
- Đánh giá sản phẩm dự án.
- Đánh giá qua các tình huống thực tế.
 Tập trung vào đánh giá việc vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ của
người được đánh giá vào những tình huống cụ thể hoặc những t ình huống gắn liền với
thực tiễn.
ĐÁNH GIÁ
53
Đối tượng sử dụng các phương pháp đánh giá này có thể là giáo viên và học sinh,
đồng nghĩa với việc học sinh có thể tham gia vào quá trình đánh giá.
 Có hai quan điểm đánh giá cũ và quan điểm đánh giá mới (xu hướng của nhiều
nước có nền giáo dục phát triển)
Quan điểm cũ về đánh giá Quan điểm mới về đánh giá
Đánh giá tổng kết thường được coi là loại
đánh giá chủ yếu và duy nhất
Đánh giá quá trình và không chính th ức
là một thần quan trọng của đánh giá.
Đánh giá diễn ra vào cuối kì hay cuối năm
học.
Đánh giá diễn ra trong suốt quán tr ình học
sinh.
Đánh giá theo chuẩn tương đối để sử dụng
so sánh kết quả đầu ra của người học về
thứ hạng hoặc vị trí.
Đánh giá theo chuẩn tuyệt đối sử dụng để
so sánh kết quả đầu ra của người học với
mục đích nhằm đưa ra phản hồi và điều
chủng.
Kiến thức và sự tái hạnh kiến thức là nội
dung đánh giá chủ yếu.
Sự cố gắng là một thành phần được ghi
nhận trong quá trình đánh giá.
 4. Định hướng về kiểm tra, đánh giá định hướng năng lực trong môn Lịch sử ở
trường phổ thông:
Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay thì “Đổi
mới kiểm tra, đánh giá được xác định là khâu đột phá trong đổi mới giáo dục”. Thực tế ,
từ trước đến nay trong mục tiêu của mỗi bài học đều bao gồm đầy đủ các yêu cầu về
kiến thức, kĩ năng, thái độ nhưng trong quá trình dạy học giáo viên chỉ chú trọng đến
kiến thức vì thi cử thiên về kiểm tra kiến thức trong sách vở, không chú ý đến kiểm tra
năng lực của học sinh, không chú ý đến kĩ năng ứng dụng những kiến thức vào thực tiễn
cuộc sống nên học sinh không có cơ hội bày tỏ chính kiến của mình. Cách kiểm tra như
vậ

File đính kèm:

  • pdfTAI LIEU DOI MOI KTDG THEO DINH HUONG PHAT TRIEN NANG LUC HS.pdf