Giáo án Công nghệ 8 tiết 13 đến tiết 30

HĐ2: Tìm hiểu nội dung của bản vẽ nhà (5’)

GV cho hs quan sát hình phối cảnh nhà một tầng, sau đó xem bản vẽ nhà:

 - Mặt đứng có hướng chiếu từ phía nào của ngôi nhà? Mặt đứng diễn tả mặt nào của ngôi nhà?

 - Mặt bằng có mặt phẳng cắt đi ngang qua các bộ phận nào của ngôi nhà? Mặt cắt diễn tả các bộ phận nào của ngôi nhà?

- Mặt cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu nào? Mặt cắt diễn tả các bộ phận nào của ngôi nhà?

- Các kích thước ghi trên bản vẽ có ý nghĩa gì? Kích thước của ngôi nhà, của từn phòng, từng bộ phận ngôi nhà như thế nào?

=> GV chốt lại KT và cho hs ghi bảng.

HĐ3:Tìm hiểu kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà (10’)

* GV treo bảng 15.1 và giải thích từng mục ghi trong bảng, nói rõ từng kí hiệu :

 - Kí hiệu cửa đi một cánh, mô tả cửa ở trên hình biểu diễn nào?

 - Kí hiệu cửa sổ đơn, cữa sổ kép cố định, mô tả cửa sổ ở trên các hình biểu diễn nào?

 - Kí hiệu cầu thang, mô tả cầu thang ở trên hình biểu diễn nào?

=> GV chốt lại và cho hs ghi ý chính.

HĐ 4: Tìm hiểu cách đọc bản vẽ nhà (10’)

GV hướng dẫn HS đọc bản vẽ nhà một tầng ở hình 15.1 SGK theo trình tự như bảng 15.2. Sau mỗi bước cần đối chiếu trên hình phối cảnh.

HĐ5: Tổng kết + HDVN (10’)

* Tổng kết (7’)

- Đọc phần ghi nhớ.

- Cho hs trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK/49

* HDVN (3’)

Xem trước bài 16: BTTH: Đọc bản vẽ nhà đơn giản.(mang dụng cụ thực

 

doc34 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 8 tiết 13 đến tiết 30, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SGK/78) 
GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs và ghi tựa bài
* Nội dung: Thực hành đo kích thước bằng thước lá và thước cặp; vạch dấu trên mắt phẳng.
=> GV cần nhắc nhở các em về tác phong làm việc và cần đề cao tính kỉ luật. Sau đó tiến hành phân nhóm để làm việc.
HĐ3:Tổ chức thực hành (25’)
Cho hs tiến hành thực hành dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. Tiến hành tuần tự theo các bước như trong SGK/78, 79.
* Thực hành đo kích thước bằng thước lá: 
- Chú ý GHĐ và ĐCNN của thước lá, cách đọc trị số đo cho đúng và ghi kết quả vào bảng báo cáo.
* Thực hành đo kích thước bằng thước cặp: 
- Kiểm tra vị trí “0” của thước cặp, GHĐ và ĐCNN của thước và đặc biệt là độ chính xác ghi trên thước.
- Thao tác đo như trong SGK/78, 79.
- Đọc chỉ số thước cặp, cần giữ thước thẳng trước mặt và nhìn vuông góc khi đọc.
- Lấy trị số đo đúng với phương pháp tính sai số (Xem ví dụ SGK/79).
* Thực hành vạch dấu trên mặt phẳng:
- Cho HS đọc phần lý thuyết trong SGK/79,80. Chú ý quy trình lấy dấu.
- Tiến hành lấy dấu theo các bước trong SGK/80, 81. GV cho HS quan sát hình 23.5 SGK/81 để hướng dẫn các em một cách cụ thể.
(Chú ý GV thường xuyên theo sát, giúp đỡ các nhóm một cách kịp thời)
HĐ4: Tổng kết và đánh giá bài TH (10’)
GV hướng dẫn hs tự đánh giá bài thực hành theo mục tiêu của bài.
Yêu cầu HS thu gọn dụng cụ...
Nhận xét tiết học: Chuẩn bị dụng cụ, thái độ làm việc
*HDVN (2’)
Xem trước bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép
1 hs trả bài cũ (đứng tại chỗ)
- đọc bài + ghi tựa bài+ lấy dụng cụ ra cho GV kiểm tra
-lắng nghe
-làm theo HD của GV.
- Thực hành theo các bước như SGK theo nhóm dưới sự điều khiển của GV và nhóm trưởng.
- tự đánh giá
- thu gọn dụng cụ
-lắng nghe
Bài 23: 
 TH: Đo và vạch dấu
I. Chuẩn bị
( Dụng cụ như SGK/78)
II. Nội dung và trình tự thực hành
(Xem SGK/78, 79, 80 và 81)
III. Nhận xét và đánh giá
( HS tự nhận xét đánh giá bài làm của mình)
Rút kinh nghiệm:	
Tuần: 11	Ngày soạn:..	
Tiết 22 – Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép
Mục Tiêu:
* Kiến thức:	
Hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy.
Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy, công dụng của từng kiểu lắp ghép.
* Kĩ năng:
Biết được các thao tác cơ bản về dũa và khoan kim loại.
* Thái độ:
Ý thức học tập, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Chuẩn Bị:
Bộ tranh giáo khoa các hình trong SGK/82, 83 và 84 (nếu có).
Một số mẫu vật: bulông, đai ốc, vòng đệm, bánh răng, lò xo, 1 bộ ròng rọc, 1 mãnh vỡ cụm trục trước xe đạp.
Hoạt Động Lên Lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Đặt vấn đề (3’)
GV cho HS đọc phần mở bài của chương IV SGK/82.
 => GV đi vào bài mới.
HĐ2: Tìm hiểu chi tiết máy (15’)
* GV nêu những ví dụ thực tế về các máy đơn giản và cho HS quan sát hình 24.1 SGK:
- Cụm trục trước của trục xe đạp được cấu tạo từ những phần tử nào? Công dụng? Các phần tử có đặc điểm gì chung? (GV gợi ý cho HS)
=> Đưa ra K/n chi tiết máy như SGK/83.
* Cho HS quan sát hình 24.2 SGK/83 và mẫu vật:
- Các phần tử sau đây, phần tử nào không phải là chi tiết máy? Tại sao? 
* GV thông báo dấu hiệu nhận biết chi tiết máy như SGK/83.
* GV đưa ra một số chi tiết như bulông, đai ốc, vít, lò xo...và hỏi:
- Các chi tiết đó được sử dụng như thế nào?
=> GV phân loại nó như mục 2 SGK/83.
=> GV chốt lại KT và ghi bảng.
HĐ3:Tìm hiểu cách lắp ghép các chi tiết máy (20’)
* GV cho HS quan sát tranh vẽ hình 24.3 SGK/84 và hỏi:
- Chiếc ròng rọc được cấu tạo từ máy chi tiết? Nhiệm vụ của từng chi tiết.
- Giá đỡ và móc treo được ghép với nhau như thế nào? Bánh ròng rọc được ghép với trục như thế nào?
=> GV thông báo các chi tiết được ghép với nhau bằng đinh tán và bằng trục quay.
- Các mối ghép trên có điểm gì giống và khác nhau?
=> GV phân loại các kiểu lắp ghép: Mối ghép tháo được; mối ghép không tháo được.
=> GV chốt lại và ghi bảng.
HĐ4: Tổng kết + HDVN (7’)
* Tổng kết (5’)
Cho HS trả lời các câu hỏi SGK/85.
Đọc phần ghi nhớ.
* HDVN (2’)
Đọc mục có thể em chưa biết SGK/85.
Xem trước bài 25: Mối ghép cố định – Mối ghép không tháo được
-lắng nghe
-ghi tựa bài 
-lắng nghe và quan sát
-trả lời
-thu thập thông tin
-quan sát
- trả lời
-thu thập thông tin
-quan sát
-trả lời
-thu thập thông tin
-ghi vở
-quan sát
-trả lời
-trả lời 
-thu thập thông tin
-trả lời
-thu thập thông tin
-ghi vở
- trả lời
-đọc ghi nhớ
-lắng nghe
Chương IV: Chi tiết máy và lắp ghép
Bài 24:
Khái niệm chi tiết máy và lắp ghép
I. Khái niệm chi tiết máy
1) Chi tiết máy là gì?
- Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
- Dấu hiệu nhận biết: là phần tử hoàn chỉnh, không thể tháo rời được nữa.
2) Phân loại chi tiết máy
- Chi tiết máy gồm hai nhóm: chi tiết có công dụng chung và chi tiết có công dụng riêng.
II. Chi tiết máy được lắp ghép như thế nào?
Các chi tiết thường được ghép với nhau theo hai kiểu: 
- Ghép cố định: Các chi tiết không thể chuyển động tương đối với nhau (vít, ren, hàn, đinh tán...).
- Ghép động: Các chi tiết có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau (mối ghép bản lề, ổ trục, trục vít...).
Rút kinh nghiệm:	
Tuần: 12	Ngày soạn:..	
Tiết 23 – Bài 25: Mối ghép cố định – Mối ghép không tháo được
Mục Tiêu:
* Kiến thức:	
Hiểu được khái niệm, phân loại mối ghép cố định.
Biết cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được thường gặp.
* Kĩ năng:
Phát triển khả năng quan sát, phân tích và suy luận.
* Thái độ:
Có ý thức học tập bộ môn, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Chuẩn Bị:
Bộ tranh giáo khoa các hình trong SGK/86, 87 và 88 (nếu có).
Vật mẫu: Sưu tầm mỗi loại mối ghép một mẫu vật.
Hoạt Động Lên Lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Bài cũ -Đặt vấn đề (7’)
* Bài cũ: (5’)
- Chi tiết máy là gì? Gồm những loại nào?
- Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Nêu đặc điểm của từng loại mối ghép.
* Đặt vấn đề: (2’)
Ở bài học trước chúng ta đã được giới thiệu mối ghép cố định gồm mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về mối ghép không tháo được.
 => GV đi vào bài mới.
HĐ2: Tìm hiểu mối ghép cố định (10’)
* GV cho HS quan sát tranh vẽ mối ghép bằng hàn, mối ghép ren, quan sát mẫu vật và trả lời câu hỏi:
- Hai mối ghép trên có điểm gì giống nhau?
- Muốn tháo rời các chi tiết trên ta làm như thế nào?
( GV gợi ý HS phân biệt sự giống nhau và khác nhau của hai mối ghép và đưa ra cách phân loại như trong SGK)
=> GV chốt lại KT và ghi bảng.
HĐ3:Tìm hiểu mối ghép không tháo được (20’)
+ Mối ghép bằng đinh tán:
* GV cho HS quan sát hình hình 25.2 SGK/87 và hỏi:
- Mối ghép đinh tán là loại mối ghép gì?
- Mối ghép đinh tán gồm máy chi tiết?
* GV nêu đặc điểm của mối ghép đinh tán: Ghép các chi tiết có dạng tấm mỏng.
* Cho HS quan sát mẫu vật là chi tiết ghép có khoan lỗ, tán đinh một đầu và đặt câu hỏi:
 - Nêu cấu tạo của đinh tán? Vật liệu chế tạo?
 - Nêu trình tự quá trình tán đinh.
* GV cho HS quan sát mối ghép đinh tán hoàn chỉnh, gợi ý HS nêu đặc điểm và phạm vi ứng dụng của mối ghép và đặt câu hỏi:
- Mối ghép đinh tán thường được ứng dụng trong trường hợp nào?
+ Mối ghép bằng hàn:
* Yêu cầu HS quan sát hình 25.3 SGK/88 :
- Hãy cho biết cách làm nóng chảy vật hàn.
* GV thông báo về khái niệm hàn và phân loại các phương pháp hàn như SGK/88.
- Hãy so sánh mối ghép hàn với mối ghép bằng đinh tán từ đó nêu đặc điểm và phạm vi ứng dụng của các phương pháp hàn.
=> GV chốt lại và ghi bảng.
HĐ4: Tổng kết + HDVN (8’)
* Tổng kết (6’)
Cho HS trả lời các câu hỏi SGK/89.
Đọc phần ghi nhớ.
* HDVN (2’)
Xem trước bài 26: Mối ghép tháo được
- HS trả bài cũ
-lắng nghe
-ghi tựa bài 
-thu thập thông tin
-trả lời
- trả lời
-ghi vở
-quan sát 
-trả lời
-trả lời
-thu thập thông tin
-quan sát 
-trả lời
-trả lời
-quan sát + nêu đặc điểm
-trả lời
-quan sát
-trả lời
-thu thập thông tin
-so sánh + nêu đặc điểm, ứng dụng
-ghi vở
- trả lời
-đọc ghi nhớ
Bài 25:
Mối ghép cố định
Mối ghép không tháo được
I. Mối ghép cố định
- Mối ghép cố định là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau. Chúng bao gồm mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.
II. Mối ghép không tháo được
1) Mối ghép bằng đinh tán
- Cấu tạo mối ghép (Xem SGK/87)
- Mối ghép bằng đinh tán được ứng dụng trong kết cấu cầu, giàn cần trục, các dụng cụ sinh hoạt gia đình...
2) Mối ghép bằng hàn
- Có các kiểu hàn khác nhau như: Hàn nóng chảy, hàn áp lực, hàn thiếc...
- Mối ghép bằng hàn hoàn thành mau, tiết kiệm vật liệu và giá thành rẻ. Ghép mối hàn dùng để tạo ra các loại khung giàn, thùng chưa, khung xe đạp, xe máy và ứng dụng trong công nghiệp điện tử...
Rút kinh nghiệm:	
Tuần: 12	Ngày soạn:..	
Tiết 24 – Bài 26: Mối ghép tháo được
Mục Tiêu:
* Kiến thức:	
Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép tháo được thường gặp.
* Kĩ năng:
Phát triển khả năng quan sát, phân tích và suy luận.
* Thái độ:
Có ý thức học tập bộ môn, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Chuẩn Bị:
Bộ tranh giáo khoa các hình trong SGK/ 89 và 90 (nếu có).
Vật mẫu: vật có ren ghép với nhau, chốt (mối ghép giữa dùi và trục xe đạp).
Hoạt Động Lên Lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Bài cũ -Đặt vấn đề (8’)
* Bài cũ: (6’)
- Thế nào là mối ghép cố định? Chúng gồm máy loại? Nêu sự khác biệt giữa chúng.
- Mối ghép bằng đinh tán và hàn được hình thành như thế nào? Nêu ứng dụng của nó.
* Đặt vấn đề: (2’)
Ở bài học trước chúng ta đã được giới thiệu mối ghép cố định gồm mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về mối ghép tháo được.
 => GV đi vào bài mới.
HĐ2: Tìm hiểu mối ghép bằng ren (15’)
* GV cho HS quan sát hình 26.1 SGK và vật thật và yêu cầu HS nêu cấu tạo của từng mối ghép, điền vào chỗ trống và trả lời câu hỏi:
- Ba mối ghép ren trên có điểm gì giống và khác nhau?
(GV cần gợi ý để HS trả lời được những ý chính trong SGK/90 là được)
* GV giải thích thêm về khái niệm lực tự siết giữa m

File đính kèm:

  • docCONG NGHE 8.doc