Giáo án bồi dưỡng học sin giỏi Văn 8

Bài 1: Trắc nghiệm

Câu 1: Hai bài thơ “Nhớ rừng”, “Ông đồ” được sáng tác vào khoản thời gian nào?

A. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945.

B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

D. Trước năm 1930.

Câu 2: Nhận xét nào nói đúng nhất những cảnh tượng được miêu tả đặc sắc trong bài thơ Nhớ rừng?

A. Cảnh núi rừng kỳ vĩ, khoáng đạt và bí hiểm.

B. Cảnh vườn bách thú tù túng, tầm thường và giả dối.

C. Cảnh đại ngàn bao la, rộng lớn

D. Gồm A và B

 

doc94 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sin giỏi Văn 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể cáo?
A. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh một phong trào.
B. Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một việc lớn để mọi người cùng biết.
C. Dùng để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc.
D. Dùng để tâu lên vua những ý kiến, đề nghị của bề tôi.
Câu 3: Dòng nào dịch sát nghĩa nhất nhan đề Bình Ngô đại cáo?
A. Tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô.
B. Thông báo về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.
C. Công bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.
D. Báo cáo tình hình bình định giặc Ngô.
Câu 4: Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.
	 A. Đúng 	B. Sai
Câu 5: Bình Ngô đại cáo được công bố vào năm nào?
A. 1425	C.1430
B. 1429	D.1428
Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của Bình Ngô đại cáo?
A. Khi nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh.
B. Sau khi quân ta đã đại thắng giặc Minh xâm lược.
C. Trước khi quân ta phản công quân Minh xâm lược.
D. Khi giặc Minh đang đô hộ nước ta.
Câu 7: Mục đích của “ Việc nhân nghĩa” thể hiện trong Bình Ngô đại cáo?
A. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương.
B. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho nhân dân được sống ấm no.
C. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua.
D. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.
Câu 8: ý nào dưới đây thể hiện trình tự mà Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc?
A. Cương vực, lãnh thổ, nền văn hiến, truyền thống lịch sử, chủ quyền, phong tục.
B. Nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục, truyền thống lịch sử, chủ quyền.
C. Truyền thống lịch sử, nền văn hiến, chủ quyền, cương vực lãnh thổ, phong tục.
D. Chủ quyền, truyền thống lịch sử, phong tục, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ.
Câu 9.Tác phẩm nào trước Nguyễn Trãi cũng đã khẳng định chủ quyền của dân tộc ta?
A. Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải
B. Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn 
C. Nam quốc sơn hà ( Sông núi nước Nam) – Lí Thường Kiệt (?)
D. Thuận hoài – Phạm Ngũ Lão
Câu 10. Trong đoạn trích Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Nghị luận 	C. Thuyết minh
B. Tự sự 	D. Miêu tả
 Câu 11. Dòng nào chỉ ra đúng nhất các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn “ Từ Triệu, Đinh Lí, Trần bao đời xây nền độc lập … Song hào kiệt đời nào cũng có”?
A.So Sánh	C. Điệp từ
B. Liệt kê 	D. gồm ý A và B
Đưa ra tư tưởng nhân nghĩa làm cơ sở để khẳng định tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến
Khẳng định tính chất phi nghĩa của quân giặc xâm lược và sự thất bại không thể tránh khỏi của chúng.
Câu 12: Hãy hoàn thành sơ đồ khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta?
 Bài tập 2 Hãy xác định vị trí của đoạn trích và ý nghĩa của đoạn văn này đối với toàn bộ bài cáo.
Bài tập 3: Trong hai câu đầu, tác giả nêu lên tư tưởng gì? Phân tích để nêu bật nội dung của tư tưởng đó.
Bài tập 4: Tính chất của một bản Tuyên ngôn độc lập được thể hiện ở những phương diện nào trong đoạn văn này? Theo em trong đó phương diện nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Bài tập 5: Có bản dịch câu “Từ Triệu, Đinh Lí, Trần bao đời xây nền độc lập – Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương” là “Từ Triệu, Đinh, Lí,Trần bao đời xây nền độc lập – Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương”. Theo em, cách dịch nào hợp lý hơn? vì sao?
Bài tập 6: Hãy chứng minh sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn trong đoạn văn này.
Bài tập7:
So sánh với bài “Sông núi nước Nam” để thấy những nét mới và sâu sắc trong tư tưởng của Nguyễn Trãi thể hiện qua đoạn trích “ Nước Đại Việt ta”
Gợi ý
 Bài 1: C – B – A- A – D- B – B – B –C –A -D
Bài 2. Đoạn văn trên đây thuộc phần đầu của bài cáo. Đây là phần nêu lên luận để chính nghĩa và tư tưởng cốt lõi xuyên suốt toàn bộ bài. Nếu thiếu phần này, kết cấu của bài sẽ bị phá vỡ và các phần sau sẽ trở nên chông chênh, thiếu sức thuyết phục vì bài cáo thiếu một tiền đề tư tưởng vững chắc.
Bài 3. Trong hai câu đầu, tác giả nêu lên tư tưởng nhân nghĩa. Cốt lõi của tư tưởng ấy là Yên dân và trừ bạo. Yên dân là làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Đó chính là mục đích lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và cũng chính là lý tưởng lớn nhất trong cuộc đời Nguyễn Trãi. Muốn yên dân thì phải trừ bạo. Như vậy, nếu yên dân là mục đích thì trừ bạo là phương cách hành động. Đặt trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, ta thấy, trừ bạo là trừ quân Minh xâm lược, yên dân là vì hạnh phúc của người dân Đại Việt đang bị kẻ thù đầy đoạ. đây là nét mới trong tư tưởng Nguyễn Trãi: Trong quan niệm của nho giáo, nhân nghĩa chủ yếu nói đến mối quan hệ giữa người với người. Nguyễn Trãi đã nâng tư tưởng nhân nghĩa lên một tầm cao mới: Mối quan hệ giữa dân tộc này và dân tộc khác, giữa cá nhân và dân tộc.
Bài 4. Các phương diện đã được Nguyễn Trãi nói đến.
- Nền văn hiến lâu đời( Vốn xưng nền văn hiến đã lâu)
- Cương vực, lãnh thổ ( Núi sông bờ cõi đã chia).
- Phong tục tập quán ( Phong tục Bắc Nam cũng khác)
- Lịch sử và truyền thống giữ quyền độc lập ( Từ triệu, Đinh… xưng đế một phương).
Đây là những phương diện cơ bản nhất xác định quyền độc lập, tự chủ của một dân tộc.
Bài 5. Câu hỏi này không bắt buộc vì kiến thức và chữ Hán và văn học vượt quá hiểu biết của HS lớp 8. Tuy nhiên, chúng tôi nêu lên như một tham khảo:
- Đây là hai câu đặt các triều vua nước ta song song, ngang hàng với các triều đại Trung Quốc(riêng Triệu tức Triệu Đà, kẻ cướp nước Âu Lạc nhưng Nguyễn Trãi nhầm, có lẽ vì trước đây trong sử sách có tài liệu coi đó là một triệu đại của nước ta).
- Dịch là “hùng cứ một phương” không có gì sai nhưng chưa khẳng định được lòng tự tôn dân tộc và chưa thấy được tư thế ngang hàng của vua Nam với hoàng đế phương Bắc. Trước đây, vua Trung Quốc tự coi mình là đế, còn vua các nước xung quanh chỉ là vương ( thấp hơn đế). Vậy nên, cách dịch “xưng đế một phương” hợp lí hơn. Hơn nữa, cách dịch này sát với nguyên tác của Nguyễn Trãi.
Bài 6:
A. Mở bài
+ Giới thiệu tác phẩm Bình Ngô đại cáo.
+ Giới thiệu luận đề : Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tế.
B. Thân bài
1. Nêu nội dung chính của đoạn trích: tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền độc lập của dân tộc.
2. Chứng minh: hai chân lí trên đã được khẳng định bằng cách kết hợp giữa lí lẽ và thực tế.
a.Tư tưởng nhân nghĩa được nêu lên bằng một lí lẽ mới mẻ và giàu sức thuyết phục.
b.Chủ quyền độc lập của dân tộc Đại Việt được khẳng định bằng một lí lẽ chặt chẽ, thể hiện một quan niệm sâu sắc và toàn diện về quốc gia dân tộc, tràn đầy niềm tự hào dân tộc.
c. Dùng những dẫn chứng thực tế lịch sử cụ thể và xác đáng để khẳng định sức mạnh của chân lí, của chính nghĩa.
C. Kết bài: đánh giá ý nghĩa của đoạn văn.
Bài 7. Nét mới của Nguyễn Trãi
- Quan niệm về quốc gia, dân tộc hoàn chỉnh hơn. Trong Sông núi nước Nam, tác giả mới nói đến hai yếu tố: Lãnh thổ và chủ quyền : còn trong Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi bổ sung thêm ba yếu tố: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử dân tộc.
- Sự sâu sắc thể hiện ở chỗ Nguyễn Trãi khẳng định văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất khẳng định sự tồn tại bền vững của một quốc gia độc lập.
Tuần 26
Tiết 51,52
- Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
- Luyện đề “ Bài luận về phép học
 Phần I: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
I. Kiến thức cơ bản 
Khi trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận, cần chú ý.
1. Thể hiện rõ ràng, chính xác của luận điểm trong câu chủ đề.
2. Tìm đủ các luận cứ cần thiết. Tổ chức lập luận theo 1 trật tự hợp lý để làm nổi bật luận điểm. Các nhiệm vụ chủ yếu của việc trình bày luận điểm là:
+ Nêu luận điểm ( viết câu chủ đề của đoạn văn)
+ Trình bày luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm.
+ Phối hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ.
+ Chuyển đoạn.
3. Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để làm cho sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục.
II – Luyện tập.
Bài 1: Cho đoạn văn và trả lời các câu hỏi .
Trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, đều có các dân tộc thiểu số anh em tham gia. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước đã đem quân giúp Đinh Công Tráng trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Trong cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh, Tống Duy Tân cũng được Cầm Bá Thước giúp sức. Hoàng Hoa Thám chống Pháp được gần ba mươi năm ở Yên Thế, cũng là do Hoàng đã biết dựa vào đồng bào miền núi. Rồi đến Cách mạng tháng Tám, trước ngày Tổng khởi nghĩa và trong thời kháng chiến chống Pháp, căn cứ địa của cách mạng cũng ở Việt Bắc, ở giữa đồng bào thiểu số.
 1.Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn trên?
A. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước đã đem quân giúp Đình Công Tráng trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình.
B. Trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, đều có các dân tộc thiểu số anh em tham gia.
C. Hoàng Hoa Thám chống Pháp được gần ba mươi năm ở Yên Thế, cũng là do Hoàng đã biết dựa vào đồng bào miền núi.
D. Rồi đến Cách mạng tháng Tám, trước ngày Tổng khởi nghĩa và trong thời kháng chiến chống Pháp, căn cứ địa của cách Mạng cũng ở việt Bắc ở giữa đồng bào thiểu số.
Câu 2. Đoạn văn trên được triển khai theo kiểu gì?
A. Song Hành 
C. Diễn dịch
B. Quy nạp 
D. Tổng – phân – hợp
Câu 3: Đoạn văn trên gồm có mấy luận cứ.
A. Có 3 luận cứ
C. Có 5 luận cứ
B. Có 4 luận cứ
D. Có 6 luận cứ
Câu 4: Các luận cứ trên được sắp xếp theo một trình tự như thế nào?
A. Theo trình tự diễn biến trước sau của sự việc.
B. Theo vai trò chính phụ của sự việc.
C. Theo sự phân bố của các địa điểm diễn ra sự việc.
D. Cả A,B,C đều sai.
Bài 2 . Có một đoạn văn :
Ca dao là tiếng hát ru bé thơ vào giấc ngủ ngọt ngào. Ca dao cho trẻ em những bài đồng dao vui vẻ. Lớn lên thì sử dụng những bài hát câu hò khi lao động, lúc hội hè; yêu nhau thì hát dao duyên, buồn đau thì cất lời than thân, ghét thói hư tật xấu thì đặt bài ca châm biếm. Khi nhắm mắt xuôi tay thì nghe bài ca tang lễ.
a. Vì sao nói đoạn văn trên được trình bày theo phép song hành?
b. Dựa vào đó viết thành đoạn văn có cách trình bày diễn dịch.
Bài 3: Trong Bàn luận về phép học ( La Sơn Phu Tử Nguyên Thiếp), luận điểm chính( Phương pháp học) có hệ thống luận điểm phụ như sa

File đính kèm:

  • docgiao an boi duong HSG Van 8 hay.doc
Giáo án liên quan