Giáo án Âm nhạc Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2011-2012

Bài 1, tiết 2 Ngày soạn: 25/08/2011

 

- ÔN TẬP BÀI HÁT: MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG

 -TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1

 

A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: HS hát thuộc bài “Mùa thu ngày khai trường” và thể hiện được sắc thái tính cảm của bài hát.

 2. Kĩ năng: Đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 1, kết hợp đánh nhịp 24

Biết hát kết hợp gõ đệm; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca

 3. Thái độ: Yêu thích môn học

B. CHUẨN BỊ :

 1. Giáo viên:

 - Đàn Organ, máy nghe, băng đĩa.

 - Bảng phụ bài TĐN số 1.

 - Đàn, đọc nhạc và hát lời chính xác bài TĐN số 1 “Chiếc đèn ông sao”.

 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 1 . Ôn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Thực hiện trong quá trình ôn tập.

 3. Nội dung bài mới:

 a. Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã được học bài hát Mùa thu ngày khai trường. Để các em hát chinh xác, biết cách thể hiện sắc thái bài hát này hôm nay thầy sẽ ôn cho các em . Đồng thời thầy sẽ hướng dẫn ccs em một bài TĐN được trích trong bài Chiếc đèn ông sao của nhạc sĩ Phạm Tuyên

 b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

HOẠT ĐỘNG 1:

GV: Đàn.

HS: Luyện thanh theo mẫu âm la.

GV: Mở băng mẫu cho Hs nghe bài hát

HS: Lắng nghe, hát nhẩm theo.

GV: Đàn giai điệu.

HS: Cả lớp cùng hát đầy đủ cả bài.

GV: Nghe và phát hiện những chổ còn sai, Gv hát mẫu và sửa lại

GV: Tổ chức HS hát

+ Hát lần 1: Đoạn 1 HS nam và nữ hát đối đáp, đoạn 2 cả lớp hát hoà giọng.

+ Hát lần 2: Đoạn 1 GV cử 1 HS lĩnh xướng, đoạn 2 cả lớp hát hoà giọng.

HS: Thực hiện theo hướng dẫn

GV: Nội dung của bài?

HS: Niềm vui của các em trong ngày khai trường).

GV: Tính giáo dục của bài?

HOẠT ĐỘNG 2:

GV: Treo bảng phụ giới thiệu.

HS: Theo dõi

GV: Bài T ĐN được viết ở nhịp bao nhiêu? Tác giả đã sử dụng những hình nốt nào đễ ghi trường độ? về cao độ có các tên nốt nào?

HS: Trả lời

GV: Trong bài có các kí hiệu âm nhạc nào? nốt nào là nốt cao nhất?

HS: Trả lời

GV: Đàn, hướng dẫn.

HS: Luyện gam Đô trưởng.

GV: Đánh đàn mỗi câu nhạc 3 lần.

HS: Nghe và luyện đọc lại mỗi câu 3 lần. Kết hợp vỗ phách.

GV: Hướng dẫn Hs đọc nối các câu thành bài hoàn chỉnh.

GV: Hướng dẫn: Hs thực hiện nửa lớp TĐN và vỗ tiết tấu, nửa còn lại hát lời và vỗ theo nhịp, sau đó đổi lại.

GV: Đệm đàn và hướng dẫn Hs TĐN sau đó hát lời.

HS: Trình bày.

GV: Nhận xét, sửa sai giúp Hs hoàn chỉnh bài TĐN. NỘI DUNG KIẾN THỨC

I. Ôn tập: Mùa thu ngày khai trường

1. Luyện thanh.

 

2. Nghe bài hát mẫu.

 

 

3. Ôn bài hát.

 

 

 

 

 

 

 

GD:Tình cảm yêu mến tháng năm đi học để những kỉ niệm đẹp về mái trường sẻ khắc sâu trong trí nhớ các em

 

 

II. Tập đọc nhạc: TĐN số 1.

 

+ Bài TĐN viết ở Nhịp 24

+ Trường độ gồm các nốt: Đen, móc đơn, móc đơn chấm dôi, móc kép.

+ Cao độ gồm: C – D – E- G –A.

+ Ký hiệu âm nhạc: Dấu nhắc lại, dấu luyến.

+ Nốt nhạc cao nhất: “Mí”

 

* Luyện gam

 

* Luyện đọc

 

 

 

 

* Tập hát lời ca

 

doc38 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g âm của nó có những nốt gì?
HS: Trả lời
GV: Treo bảng phụ từng bài TĐN. Yêu cầu cả lớp lần lượt đọc từng bài TĐN
HS: Quan sát và đọc TĐN từng bài
GV:
+ Gọi nhóm 4 em HS lên bảng
I. Ôn tập bài hát:
1. Hai bài hát
Bài 1: Mùa thu ngày khai trường
 (Vũ Trọng Trường)
Bài 2: Vui bước trên đường xa
 (Dân ca Nam Bộ)
II. Ôn tập đọc nhạc
. Ôn tâp TĐN số 1,2,3
a. TĐN số 1: Chiếc đèn ông sao
b. TĐN số 2: Trở về su-ri-en-tô
III. Ôn tập nhạc lí
+ Gam thứ
+ Giọng thứ: 
Công thức
Cấu tạo
Giọng thứ
+ Yêu cầu từng nhóm 4 em cùng hát một bài hát: “Tiếng chuôn và ngọn cờ hoặc Vui bước trên đường xa”. 
+ Đọc một bài TĐN “TĐN số 1 hoặc TĐN số 2 hoặc TĐN số 3” 
+ Sau đó lần lượt từng em trong nhóm hát.
HS: Thực hiện theo yêu cầu
GV: Nhận xét và cho điểm từng HS
 IV. Củng cố:
- Cho HS hát lại 2 bài hát trên nền giai điệu của đàn 1 lần.
 V. Dặn dò:
+ Ôn lại các nội dung vừa ôn tập.
+ Phân tích bài: Tuổi hồng..
TIẾT 8 Ngày soạn: // /2011 
KIỂM TRA
A. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca hai bài hát: Mùa thu ngày khai
trường, Lí dĩa bánh bò. Biết cấu tạo của gam thứ, giọng thứ. Ghi nhớ hình tiết tấu có
trong các bài TĐN
 2. Kĩ năng: Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca
 Đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 1,2
 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác, tích cực trong ôn tập và kiểm tra
B. CHUẨN BỊ 
 1. Giáo viên: Đàn Organ.
	 - Đàn và hát thuần thục 2 bài hát “Mùa thu ngày khai trường” và “Lí dĩa bánh bò”.
	 - Đàn, đọc nhạc, hát lời chính xác 2 bài TĐN số 1, 2.
 - Thăm các bài hát và các bài TĐN.
 - Đề thi giấy phần Nhạc lí..
 2. Học sinh: Học thuộc và thể hiện hoàn chỉnh các bài hát và các bài TĐN.
 C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra :
 GV cho HS lần lượt lên bốc thăm bài hát, TĐN để KT,đánh giá và cho điểm.
 Đề tự luận phần nhạc lí:
Viết công thức cấu tạo của Gam thứ?
Thế nào là giọng thứ? Tính chất?
Nêu một số bài viết ở giọng thứ em đã được học?
Bài 3, tiết 9 	 	 Ngày soạn: /2011 
HỌC HÁT: TUỔI HỒNG
 Nhạc &lời : Trương Quang Lục
A. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Biết vài nét về tác giả, nội dung của bài hát và kể tên một vài bài hát của nhạc sĩ Trương Quang Lục
 2. Kĩ năng: Hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách hát liền tiếng và hát nẩy.
 3. Thái độ: Biết giữ gìn sự trong sáng của tuổi hồng, cố gắng hơn trong học tập
B. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
 1. Giáo viên: Đàn Organ, máy nghe, băng đĩa.
	- Đàn và hát chính xác bài “Tuổi hồng”.
	- Trích đoạn bài hát “Màu mực tím” của nhạc sĩ Trương Quang Lục.
 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số
 - Cho lớp hát một bài hát tập thể.
 2. Kiểm tra bài củ
Lồng ghép trong giờ dạy
 3. Triển khai bài
 a) Đặt vấn đề: Học hát bài tuổi hồng
 b) Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1
GV: Đọc thông tin SGK cho biết một đôi nét về tác giả của bài hát Tuổi hồng? 
HS: Trả lời.
GV: Hoàn cảnh ra đời bài hát?
HS: Trả lời
HOẠT ĐỘNG 2
GV: Treo bảng phụ có lời bài hát
HS: Đọc lời bài hát
GV: Hãy cho biết:
+ Bài hát viết ở nhịp mấy?
+ Tên nốt?
+ Hình nốt?
+ KHÂN
+ Câu, đoạn?
HS: Trả lời
GV: Hát mẫu theo nhạc đệm
HS: Lắng nghe và cảm nhận
GV: Đánh đàn luyện thanh
HS: Đưngs lên luyện thanh
GV: Treo bản nhạc đã chép sẵn gọi 1-3 em đọc lời ca.
HS: Đọc lời ca
GV: Bài hát được chia làm mấy đoạn, mấy câu?
HS: Trả lời
GV: Hướng dẫn chia đoạn và chia câu
HS: Theo dõi hướng dẫn của GV
GV: Đàn câu thứ nhất 1 lần và hát mẫu 2 lần cho HS nghe.
HS: Lắng nghe
GV: Bắt điệu cho HS hát 2 lần.
HS: Hát
GV: Đàn câu thứ 2 cho học sinh nghe. Bắt điệu cho cả lớp hát câu 2.
HS: Hát câu 2
GV: Bắt điệu cho lớp hát ghép đoạn 1 với đoạn 2
HS: Hát 2 lần
GV: Tập tương tự cho câu 3,4 và 5,6
HS: Tập hát câu 3,4 và 5,6
GV: Đánh đàn, yêu cầu HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay
HS: Hát ghép cả bài
GV: Yêu cầu dãy bàn, cá nhân hát
HS: Thực hiện
GV: Nhận xét, sửa sai
GV: Luyện tập theo hình thức hát và vỗ tay theo nhịp, tiết tấu của 2 đoạn.
HS: Thực hiện. Từng bàn luyện tập hát và nhún theo nhịp của bài hát.
I. Giới thiệu về tác giả và bài hát
1. Tác giả: Nhạc sĩ Trương Quang Lục sinh ngày 25 /2 /1933. Quê ở Quảng Ngãi. Là thành viên hội nhạc sĩ Việt Nam đồng thời là nhà báo.
- Tác phẩm tiêu biểu: Vàm cỏ đông, Trái đát này của chúng em 
2. Tác phẩm: “Tuổi Hồng” là bài hát ông viết dành cho học sinh lứa tuổi HS THCS.
II. Học hát
1. Hát mẫu
2. Luyện thanh
3. Đọc lời bài hát
Nội dung của bài :
: Niềm vui của các em trên đường đến trường
3. Chia đoạn, chia câu
4. Tập bài hát
5. Hoàn thành bài hát
6. Nội dung, tính giáo dục của bài
HS: Biết trân trọng và gìn giữ những tháng ngày tươi đẹp khi còn cắp sách đến trường
 IV. Củng cố: Cá nhân HS xung phong lên bảng thực hiện.
- Cho từng tổ hát toàn bài trên nền giai điệu của đàn 1 lần (Tổ trưởng cử 1 bạn bắt nhịp)
 V. Dặn dò:
+ Học thuộc lời ca, hát có sắc thái. Xem trước Bài 3 - Tiết 10.
 + Phân tích bài TĐN số 3. Xem lại gam thứ, giọng thứ và gam trưởng, giọng trưởng
Bài 3, tiết 10 	 	 Ngày soạn: /10/2011 
- ÔN TẬP BÀI HÁT: TUỔI HỒNG
- NHẠC LÍ: GIỌNG SONG SONG, GIỌNG LA THỨ HÒA THANH
- TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 3 
A. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: HS ôn tập để trình bày bài hát “Tuổi hồng” thuần thục hơn.
 - HS biết về giọng song song và phân biệt được giọng La thứ tự nhiên với giọng La thứ hoà thanh.
 - Đọc nhạc và hát lời chính xác bài TĐN số 3 “Hãy hót, chú chim nhỏ hay hót”.
 2. Kĩ năng: Tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 3
 3. Thái độ: Biết giữ gìn sự trong sáng của tuổi hồng, cố gắng hơn trong học tập
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
 - Giới thiệu - Luyện tập - Phát vấn - Luyện kỹ năng.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. Giáoviên: Đàn Organ, bảng phụ
 - Đàn và hát chính xác bài “Tuổi hồng”.
 - Đàn, đọc nhạc và hát lời chính xác bài TĐN số 3 Hãy hót, chú chim nhỏ hay hót”.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số: 
II. Kiểm tra bài cũ: Hát bài “Tuổi hồng”
III. Nội dung bài mới:
 1. Đặt vấn đề: Để giúp các em hát tốt bài hát Tuổi hồng hôm nay chung ta tiếp tục ôn bài hát này. Đồng thời thầy sẽ giới thiệu cho các em 2 nội dung mời đó là Giọng song song- giọng la thứ hoà thanh từ đó áp dụng vào bài TĐN số 3.
 2. Triển khai bài dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1
GV: Mở băng mẫu cho Hs nghe bài hát 
HS: Lắng nghe, hát nhẩm theo.
GV: Đàn.
HS: Luyện thanh theo mẫu âm la.
GV: Đàn giai điệu. 
HS: Cả lớp cùng hát đầy đủ cả bài.
GV: Nghe và phát hiện những chổ còn sai, GV: Hát mẫu và sửa lại
GV: Tổ chức HS hát
+ Hát lần 1: Đoạn 1 HS nam và nữ hát đối đáp, đoạn 2 cả lớp hát hoà giọng.
+ Hát lần 2: Đoạn 1 GV cử 1 HS lĩnh xướng, đoạn 2 cả lớp hát hoà giọng.
HS: Thực hiện theo hướng dẫn
GV: Nội dung của bài?
HS: Niềm vui của các em trên đường đến trường
GV: Tính giáo dục của bài? 
HS: Biết trân trọng và gìn giữ những tháng ngày tươi đẹp khi còn cắp sách đến trường
HOẠT ĐỘNG 2
GV: Để xác định giọng điệu của 1 bản nhạc cần phải dựa vào yếu tố nào? 
HS: Hoá biểu và nốt kết thúc của bài
GV: Hoá biểu là gì? 
HS: Là những dấu thăng hoặc dấu giáng nằm ở đầu bản nhạc
GV: Giới thiệu 2 ví dục SGK về giọng song song
HS: Theo dõi và nhận biết
GV: Thế nào là giọng song song? 
HS: Là 1 giọng trưởng và 1giọng thứ cùng chung hoá biểu
GV: Treo bảng phụ ví dụ về giọng La thứ hòa thanh để giới thiệu
HS: Quan sát và nhận xét về giọng La thứ hòa thanh 
HOẠT ĐỘNG 3
GV: Treo bảng phụ. Yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi:
+ Bài TĐN được viết ở nhịp bao nhiêu? 
+ Trường độ gồm những hình nốt nào? 
+ Cao độ có các tên nốt nào?
HS: Quan sát bài hát và trả lời
GV: Đánh đàn
HS: Luyên thanh
GV: Đọc mẫu
HS: Theo dõi và thực hiện theo
GV: Đánh đàn
HS: Đọc nhạc câu 1
GV: Đánh đàn
HS: Đọc nhạc câu 2
GV: Đánh đàn, yêu cầu HS đọc ghép câu 1 và 2
HS: Đọc ghép câu 1,2
GV: Hướng dẫn HS ghép lời ca: 
- Một nửa lớp đọc nhạc, nửa còn lại hát lời ca (ngược lại).
- Đọc nhạc, hát lời kết hợp vỗ tay theo phách.
- Đọc nhạc, hát lời trên nền giai điệu của đàn.
- Cả lớp thực hiện toàn bài 2 - 3 lần
HS: Thực hiện theo hướng dẫn
I. Ôn tập bài hát: Tuổi hồng
1. Hát mẫu
2. Luyện thanh
3. Ôn tập bài hát
II. Nhạc lí
1. Giọng song song
Là 1 giọng trưởng và 1giọng thứ cùng chung hoá biểu
2. Giọng La thứ hoà thanh
Là giọng thứ có âm bậc VII tăng lên ½ cung so với giọng Am tự nhiên
III. Tập đọc nhạc: TĐN số 3
 Hãy hót, chú chim nhỏ hãy hót
1. Luyện thanh
2. Đọc mẫu
3. Tập từng câu
4. Hoàn thành bài TĐN số 3
 IV. Củng cố: Hát lại bài Tuổi hồng kết hợp vỗ tay theo nhịp
- Khái niệm giọng song song và giọng La thứ hoà thanh?
- HS đọc nhạc, ghép lời bài TĐN số 3 
 V. Dặn dò: Học lại các nội dung đã học. Nghiên cứu bài mới
TIẾT 11 Ngày soạn: / /2011 
ÔN TẬP BÀI HÁT: TUỔI HỒNG
ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 3
ÂNTT: NHẠC SĨ PHAN HUỲNH ĐIỂU VÀ BÀI “BÓNG CÂY KƠ NIA”
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: HS thực hiện bài hát, tập hát có sắc thái biểu hiện những t.cảm khác nhau kết hợp vỗ tay theo phách(đoạn cuối)
 - Ôn TĐN số 3, kết hợp ôn lại giọng // và Am hthanh
 - Giới thiệu với HS nhạc sĩ nổi tiếng Phan Huỳnh Điểu và một tác phẩm của ông với bài “Bóng cây Kơ nia”
 2. Kĩ năng: Tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 3
 3. Thái độ: Yêu thích môn học
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Thực hành, phát vấn.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
 1. Giáo viên:
 - Bảng phụ bài TĐN số 3
 - Đàn-đĩa hát bài “Bóng cây Kơ Nia” và 1 số bài khác như “Sợi nhớ sợi thương”, “Cuộc đời vẫn đẹp sao”
 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vỡ ghi.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 I. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số
 - Cho lớp hát một bài hát tập thể.
 II. Kiểm tra bài củ: Đọc và hát lời bài tập đọc n

File đính kèm:

  • docAm nhac 8 ky I 2 cot.doc