Giáo án Âm nhạc 7

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh biết tác giả của bài MáiTrường Mến Yêu là nhạc sĩ Lê Quốc Thắng.Biết nội dung bài hát ca ngợi mái trường và các thầy cô yêu quý.

2. Kỹ năng:

 - HS hát đúng giai điệu lời ca của bài hát

3. Thái độ:

 - Qua bài hát, giáo dục HS thêm yêu mến mái trường, ở đó có các thầy cô giáo luôn chăm sóc- vun trồng những mầm xanh đất nước.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

 - Đàn và hát đúng giai điệu lời ca kết hợp gõ phách chính xác bài hát: Mái trường mến yêu.

 - Hát cho h/s nghe bài hát “ Vui đến trường” của Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng và một số bài hát về đề tài thầy cô giáo- mái trường.

2. Học sinh:

 - SGK, vở ghi, chuẩn bị bài mới.

 

doc140 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3114 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Âm nhạc 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiến Thức …………………………………………........................................................
===============================
Ngày soạn:14/12/ 2013 Ngày giảng: 16/12/2013 Dạy lớp 7A
	 23/12/2013 Dạy lớp 7B
 	Tiết 17 + 18
KIỂM TRA HỌC KÌ I
1. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA .
1.Kiến thức
 - Kiểm tra 4 bài hát và bài TĐN số1, TĐN số 2, TĐN số 3.TĐN số 4.
 2.Kỹ năng 
- HS hát thuộc lời- to- rõ ràng- đúng giai điệu, biết thể hiện sắc thái tình cảm từng bài hát kết hợp gõ phách chính xác. HS đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời- gõ phách chính xác 4 bài TĐN.
3.Thái độ
- GD HS có ý thức chuẩn bị bài và nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II. NỘI DUNG BÀI KIỂM TRA 
1.Xây dựng Ma trận
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
Kiểm tra thực hành: Bốc thăm: Hát và TĐN.
Nhạc lí .
Số câu, số điểm
Tỉ lệ %
Hát, 
số điểm
TĐN
số điểm
.
Cảm nhận về nội dung bài hát
1
 5
1
 4
Số câu 
số điểm
tỉ lệ %
1
 1
2
 9 Điểm
3câu
 9 điểm
Tổng
1 
 1điểm
 10 %
2 
 9 điểm
 90%
3 câu
 10 điểm
 100 %
2 Bài mới 
A. Kiểm tra học hát.
Câu hỏi : HS tiến hành bóc thăm 1 trong 4 bài hát và thể hiện bài hát?
Các bài hát:
+ Chúng em cần hòa bình
+ Khúc hát chim sơn ca
+ Mái trường mến yêu
+ Lí cây đa
* Phần đáp án.
+ Điểm 9 - 10: Thể hiện đúng cao độ, trường độ và hát có sắc thái tình cảm của bài.
+ Điểm 7 - 8: Thể hiện có sai nhưng không đáng kể.
+ Điểm 5 - 6: Hát không thể hiện được sắc thái tình cảm của bài.
+ Điểm 3 - 4 :Những trường hợp sai quá nhiều.
+ Điểm 1 - 2: Những trường hợp còn lại.
B. Kiểm tra Tập đọc nhạc.
Câu hỏi : HS tiến hành bóc thăm 1 trong 4 bài TĐN đọc nốt nhạc và ghép lời ca ?
+ Bài TĐN số 1 ,Bài TĐN số 2 , Bài TĐN số 3 ,Bài TĐN số 4, Bài TĐN số 5.
* Phần đáp án.
+ Điểm 9 - 10: Thể hiện đúng cao độ, trường độ, kết hợp gõ nhịp và ghép lời tốt.
+ Điểm 7 - 8:Thể hiện có sai nhưng không đáng kể.
+ Điểm 5 - 6: Trường hợp có sai trong phần phối hợp gõ nhịp và ghép lời bài hát.
+ Điểm 3 - 4: Trường hợp sai quá nhiều.
+ Điểm 1 - 2: Những trường hợp còn lại.
3. Củng cố:
 - Nhận xét quá trình kiểm tra, qua từng nội dung kiểm tra.
 - Đánh gia thái độ học tập của từng HS. Công bố điểm thi của HS.
4. Dặn dò.
-Nghiên cứu trước bài hát Đi cắt lúa và phần Nhạc lí; sơ lược về quảng.
=================================
Ngày soạn: 17/8/2013 Ngày dạy:19/8/2013 Dạy lớp : 8B 
 Ngày dạy: 20/8/2013 Dạy lớp : 8A
TIẾT 18: KIỂM TRA HỌC KỲ I 
1. Mục tiêu bài kiểm tra:
 - Kiểm tra bài TĐN số1, TĐN số 2, TĐN số 3, TĐN số 4, TĐN số 5. 
 - HS đọc đúng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời- gõ phách chính xác 5 bài 
 tập đọc nhạc.
 - GD HS có ý thức chuẩn bị bài và nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
2. Nội dung đề:
 Hãy đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách chính xác một bài Tập đọc nhạc đã học trong học 
 kỳ I của chương trình âm nhạc lớp 7?
a. Bốc thăm- thảo luận (5’)
 GV cho HS kiểm tra theo nhóm 2 HS (Mỗi nhóm cử 1 HS lên bốc thăm bài Tập đọc nhạc 
 báo cáo kết quả bốc thăm được bài Tập đọc nhạc, thảo luận- chuẩn bị kiểm tra).
b. Kiểm tra (40’)
 HS: Đại diện từng nhóm báo cáo thực hiện bài kiểm tra,1 HS bắt nhịp cho nhóm đọc 
 nhạc- hát lời kết hợp gõ phách bài Tập đọc nhạc.
 GV đàn: Từng nhóm HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách.
(GVnx- cho điểm từng HS).
3. Biểu điểm:
 - Đọc đúng cao độ 4đ.
 - Đọc đúng trường độ 3đ.
 - Ghép lời chính xác 1đ.
 - Gõ phách chính xác 2đ.
 * GVnx về ý thức- sự chuẩn bị của HS và đánh giá kết quả giờ kiểm tra, thông qua điểm 
 kiểm tra cho HS nghe.
 * GV nhắc HS chuẩn bị bài mới (Mỗi nhóm sưu tầm 2 bài Dân ca).
====================================
Ngày soạn:03/01/ 2012 Ngày giảng: 05/01/2012 Dạy lớp 7B
	 06/01/2012 Dạy lớp 7A
BÀI 5 - TIẾT 19
HỌC HÁT BÀI: ĐI CẮT LÚA.
 Dân ca Hrê (Tây Nguyên)
 Đặt lời mới: Lê Minh Châu
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS biết bài “Đi cắt lúa” là dân ca Tây Nguyên. Biết nội dung bài hát nói về niêm vui của dân bản khi đón lúa về.
- HS biết định nghĩa về quãng, quãng giai điệu, quãng hòa âm . Gọi được tên một số quãng.
2. Kỹ năng: 
 - HS hát đúng giai điệu lời ca của bài hát “Đi cắt lúa”. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm; tập hát theo hình thức đơn ca, sonh ca, tốp ca….
3. Thái độ:
- Qua bài hát, GD HS tình cảm yêu mến người lao động- yêu quê hương đất 
nước, có ý thức trân trọng- giữ gìn các làn điệu dân ca của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Thích tìm hiểu các quãng trong các bài hát hoặc bài TĐN.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Giáo viên: 
 - Hát đúng giai điệu lời ca một số làn điệu dân ca Tây Nguyên.
 - Đàn và hát đúng giai điệu lời ca với tình cảm vui khỏe kết hợp gõ phách chính xác 
 bài hát “Đi cắt lúa”.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Kiểm tra bài cũ ( Không).
 * Đặt vấn đề ( 2’) ? Kể tên các dân tộc ở Tây Nguyên mà em biết ? HS:TL.
 GV: Vùng Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Ba- na, Xơ- đăng, Ê- 
 đê Cơ- ho, Gia- rai, Hrê,....mỗi dân tộc có những làn điệu dân ca mang bản sắc 
 riêng. Giờ học hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một làn điệu dân ca của 
 dân tộc Hrê- đó là bài hát “Đi cắt lúa” do nhạc sĩ Lê Minh Châu đặt lời mới 
 dựa trên sưu tầm của Lê Toàn Hùng. Tiếp đó sẽ tìm hiểu về quãng hòa âm- 
 quãng giai điệu, các quãng 1- 2- 3- 4- 5- 6- 7- 8- 9- 10 qua phần nhạc lí.
2. Dạy nội dung bài mới.
q
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
GV
 ?
HS
GV
GV
GV
Miền đất cao nguyên màu mỡ ở Tây Nam Trung Bộ nước ta gồm có các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng được gọi chung là Tây Nguyên. Rừng núi Tây Nguyên bao la là nơi sinh sống của các dân tộc ít người như: Ba- na, Xơ- đăng, Ê- đê, Cơ- ho, Gia- rai, Hrê và nhiều tộc người bản địa khác. Người dân Tây Nguyên yêu quê hương đất nước- yêu tự do chính nghĩa, họ đã vật lộn với thiên nhiên- thú dữ để bảo vệ nương ngô rẫy lúa, chiến thắng giặc ngoại xâm, giữ cho buôn làng được yên vui. Người Tây Nguyên yêu thích ca hát- nhảy múa. Mỗi dân tộc ở đây đều có nền ca nhạc phong phú với những âm điệu và tiết tấu độc đáo- đậm đà bản sắc của dân tộc mình.
Kể tên một số bài hát của các dân tộc ở vùng Tây Nguyên mà em biết ?
TL.
 Ru em (Dân ca Xơ- đăng); Bạn ơi lắng nghe (Dân ca Ba- na); Hát mừng (Dân ca Hrê); Cùng múa vui (Dân ca Ê- đê).
Hát hoặc gọi HS hát một số bài hát trên cho HS nghe.
Bài hát “Đi cắt lúa” là một trong những bài dân ca của dân tộc Hrê với câu hát ngắn gọn- mạch lạc có tính chất hồn nhiên- trong sáng.
Cho HS quan sát bài hát “Đi cắt lúa”.
1. Học hát.
a.Giới thiệu bài hát 
( 7’)
 ?
HS
GV
 ?
HSGV
 ?
HS
GV
GV
GV
 ?
HS 
GV
GV
GV
Bài hát viết ở nhịp gì ? Ý nghĩa nhịp đó ?
TL.
Nhịp 2/4 có 2 phách trong một nhịp, mỗi phách bằng một nốt đen, phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ. 
Bài hát chia làm mấy câu ? 
TL.
Bài hát có 4 câu ngắn.
Câu 1:Đàn em vui hát ca hòa với tiếng chiêng vang lừng
Câu 2: Đón lúa mới về ấm no khắp dân bản làng (ê).
Câu 3:Từng đàn em vui hát ca mừng lúa ngát hương ê ê
Câu 4: Đón lúa mới về sướng vui khắp dân bản làng (ê).
Nốt mở đầu- kết thúc và hóa biểu của bài hát ? 
TL.
Nốt Đô, HB không có dấu #- b, bài hát viết ở giọng Đô T.
Đàn: HS luyện thanh.
&==r====s====t====u====v====u====t====s===r=.
Cho HS nghe giai điệu bài hát và dạy HS hát theo lối móc xích đến hết bài. Tiếng (ê) là tiếng đệm thường gặp trong dân ca Tây Nguyên. GV đàn từng câu hát- mỗi câu vài lần
Lần 1: HS nghe.
Lần 2: HS hát nhẩm theo đàn.
Lần 3: GV bắt nhịp cho HS hát cùng đàn.
HS hát theo đàn- GV sửa sai cho HS trong khi hát. Hát nối từng câu và hát nối cả bài hát.
Chú ý: Lấy hơi khỏe hát cả câu, hát rõ lời, hát đủ nốt luyến ở từ (mới). ngân đủ 1 phách với từ sử dụng dấu nối (hát, lừng, ấm, ê, sướng); các từ sử dụng dấu chấm dôi phải hát giật và ngân ¾ phách. Dấu lặng đen nghỉ 1 phách, dấu lặng đơn nghỉ nửa phách.
Khi HS hát tốt- GV hướng dẫn HS vừa hát vừa gõ phách.
Nhịp đầu đủ phách không ? Là nhịp gì ? Phách mạnh đầu tiên là từ nào?
TL.
Nhịp đầu thiếu phách (nhịp lấy đà) nên phách mạnh đầu tiên là từ “vui” ở nhịp thứ 2.
(GV hát kết hợp gõ phách cho HS quan sát).
Đàn: HS hát với tình cảm vui khỏe kết hợp gõ phách.
(GV nx- sửa sai cho HS)
Đàn: Từng dãy HS hát kết hợp gõ phách. 
(GV nx- sửa sai cho 2 dãy).
b. Học hát: Đi cắt lúa
( 15’)
GV
GV
GV
 ?
HS
 ?
HS
GV
 ?
HS
GV
 ?
Đàn: HS hát đối đáp kết hợp gõ phách.
Nam hát câu 1: Đàn em vui hát ca…vang lừng.
Cả lớp hát câu 2: Đón lúa mới về ấm no khắp dân 
 bản làng (ê).
Nữ hát câu 3: Từng đàn em vui …...hương ê ê.
Cả lớp hát câu 4: Đón lúa mới về sướng vui khắp 
 dân bản làng (ê).
( 2 nhóm hát đổi lại- GV nx chung).
Goị 1 số nhóm HS hát kết hợp gõ phách.
( GV nx- sửa sai cho các nhóm).
Đàn 2 nốt nhạc khác nhau cho HS nghe.
&===r========y==='====r====!
Cao độ của các nốt nhạc như thế nào? Vang lên như thế nào? 
TL- GV nx.
Quãng là gì?
TL- GV kết luận….
Đàn cho HS nghe.
&=t======v========u======w========v======x!
Các âm vang lên như thế nào ? Quãng có 2 âm vang lên lần lượt gọi là quãng gì ?
TL- GV kết luận….
Đàn cho HS nghe.
Nghe 2 âm vang lên lần lượt hay cùng một lúc? Quãng có 2 âm vang cùng một lúc gọi là quãng gì ?
2. Nhạc lí: Sơ lược về quãng
a. Định nghĩa ( 8’)
Quãng là khoảng cách về độ cao giữa 2 âm vang lên lần lượt hoặc vang cùng một lúc.
- Quãng có 2 âm vang lên lần lượt gọi là quãng giai điệu.
VD: &=t=====v=======u=====w!
HS
 ?
HS
GV
GV
 ?
HS
GV
 ?
HS
GV
 ?
HS
GV
TL- GV kết luận….
Trong bài hát hoặc bài TĐN thường sử dụng quãng quãng giai điệu hay quãng hòa âm?
TL.
Sử dụng quãng giai điệu. Còn quãng hòa âm thường sử dụng để hát bè (từ 2 bè trở lên).
Ta dùng tên 7 nốt nhạc cơ bản: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si. Tính khoảng cách giữa 2 nốt nhạc xem cách nhau mấy bậc thì đó chính là tên quãng đó.
Em hãy cho biết quãng đồ- đồ; đồ- rê; mi- son; đồ-son; mi- đố; son-si; rê- si...có mấy âm 
TL.
Quãng đồ- đồ có 1 âm ( là quãng 1); đồ- rê có 2 âm (là quãng 2); mi- son có 3 âm là quãng 3); đồ- son có 5 âm (là quãng 5); mi - đố có 6 âm (là quãng 6)

File đính kèm:

  • docGiao An 7 2015.doc