Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

Cho đoạn thơ sau:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2015)

1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai?

2. Giải thích nghĩa của các từ mặt trong đoạn thơ trên. Từ mặt nào được dùng theo nghĩa gốc; từ mặt nào được dùng theo nghĩa chuyển?

3. Ở khổ đầu của bài thơ, tác giả cũng nhắc tới các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng. Theo em, các hình ảnh đồng, sông, bể, rừng ở khổ thơ đầu và khổ thơ trên khác nhau như thế nào?

4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp nêu cảm nhận của em về hình tượng trăng trong đoạn thơ trên. Trong đoạn có dùng một lời dẫn trực tiếp và một câu có thành phần khởi ngữ. (Gạch chân và chú thích)

PHẦN II (2.0 điểm)

Dưới đây là phần trích trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân:

“Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.”

(Trích Ngữ văn 9, tập một

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2016-2017 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TÂY HỒ
ĐỀ THI THỬ
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi: 27 tháng 5 năm 2016
Thời gian làm bài: 120 phút
PHẦN I (5.5 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2015)
Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai? 
Giải thích nghĩa của các từ mặt trong đoạn thơ trên. Từ mặt nào được dùng theo nghĩa gốc; từ mặt nào được dùng theo nghĩa chuyển?
Ở khổ đầu của bài thơ, tác giả cũng nhắc tới các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng. Theo em, các hình ảnh đồng, sông, bể, rừng ở khổ thơ đầu và khổ thơ trên khác nhau như thế nào?
Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp nêu cảm nhận của em về hình tượng trăng trong đoạn thơ trên. Trong đoạn có dùng một lời dẫn trực tiếp và một câu có thành phần khởi ngữ. (Gạch chân và chú thích)
PHẦN II (2.0 điểm)
Dưới đây là phần trích trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân:
“Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2015)
Xác định và gọi tên một thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích trên.
Nhân vật ông lão được nói đến trong đoạn trích trên là ai? Điều gì khiến ông lão cảm thấy “náo nức hẳn lên”? Lẽ ra nhớ làng như vậy, nhân vật sẽ rất muốn về làng nhưng vì sao ở phần sau của truyện, nhân vật lại có suy nghĩ: “Về làm gì cái làng ấy nữa.” Từ đó, em hiểu gì về nhân vật này?
PHẦN III (2.5 điểm)
Trong bài thơ “Mây và sóng” (R. Ta-go), khi được những người sống trên mây, những người sống trong nước mời gọi “hãy đến nơi tận cùng trái đất”, “hãy đến rìa biển cả” để vui chơi, em bé đã từ chối họ.
Vì sao em bé từ chối những lời mời gọi đó? Kể tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn THCS cùng viết về đề tài tình mẫu tử. 
Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con được thể hiện cả trong những nỗi lo âu, những lời nhắc nhở hằng ngày. Hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi với chủ đề: Xin mẹ hãy yên tâm.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TÂY HỒ
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2016 – 2017
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ THI THỬ 
Ngày thi 27/5/2016
Phần I (5.5 điểm)
Câu
Yêu cầu
Điểm
Câu 1
(0.5 điểm)
Tác phẩm: Ánh trăng
Tác giả: Nguyễn Duy
0.25
0.25
Câu 2
(1.0 điểm)
Từ “mặt” (1) được sử dụng theo nghĩa gốc: mặt người
Từ “mặt” (2) được sử dụng theo nghĩa chuyển: mặt trăng
0.5
0.5
Câu 3
(1.0 điểm)
Hình ảnh đồng, sông, bể, rừng ở khổ đầu là hình ảnh thiên nhiên trong hiện thực, là những khoảng không gian ghi dấu kỉ niệm ân tình giữa người và trăng
Hình ảnh đồng, sông, bể, rừng ở khổ 5 là hình ảnh hiện về trong tâm tưởng, nhắc nhớ về một thời quá khứ gắn bó, chan hoà với thiên nhiên
0.5
0.5
Câu 4
(3.0 điểm)
HS viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp nêu cảm nhận về hình tượng trăng trong đoạn thơ trên. Trong đoạn có dùng một lời dẫn trực tiếp và một câu có thành phần khởi ngữ. (Gạch chân và chú thích)
Hình thức: đúng hình thức đoạn văn, triển khai theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp, có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn.
Nội dung: biết bám vào đoạn thơ khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có lí lẽ, dẫn chứng, nhận xét để làm rõ hình tượng trăng được thể hiện trong đoạn thơ,
+ Trăng đối diện với nhân vật trữ tình, đánh thức tâm hồn, tình cảm của con người ấy.
+ Trăng đã trở thành biểu tượng cho sự bất biến, vĩnh hằng không thay đổi của thiên nhiên, quá khứ.
+ Thái độ của trăng giống như một con người (nhân hoá): im lặng, nghiêm khắc, không hề trách móc, bao dung, độ lượng.
+ Ánh trăng đã thức tỉnh lương tâm, nhân cách con người.
Tạo nên tính triết lí cho bài thơ.
# Diễn đạt được song ý chưa thật sâu (1.75 điểm)
# Diễn xuôi khổ thơ, còn mắc một vài lỗi diễn đạt (1.25 điểm)
# Ý quá sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt (0.75 điểm)
# Chưa thể hiện được phần lớn số ý hoặc sai lạc về nội dung, diễn đạt kém (0.25 điểm)
Giám khảo căn cứ vào mức điểm trên để cho các điểm còn lại.
Có sử dụng một lời dẫn trực tiếp (gạch dưới, chú thích)
Có sử dụng khởi ngữ (gạch dưới, chú thích)
Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn hoặc nhiều đoạn trừ 0.5 điểm.
0.5
2.0
0.25
0.25
Phần II (2.0 điểm)
Câu 1
(0.5 điểm)
Thành phần biệt lập tình thái: chắc là
0.5
Câu 2
(1.5 điểm)
Nhân vật ông lão: Ông Hai
Ông lão cảm thấy náo nức hẳn lên vì: ông nghĩ về cái làng của ông, nghĩ về tinh thần kháng chiến của anh em, đồng chí ở làng ông
Ở phần sau của truyện, ông Hai không muốn về làng nữa vì: ông nghe tin làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây ; sau khi đấu tranh nội tâm ông đã đi đến quyết định: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”, ông đã đặt tình yêu nước, lòng chung thuỷ với kháng chiến, với cách mạng lên trên tình yêu làng
Từ đó, ta thấy ông Hai là một người nông dân có tình cảm yêu làng, yêu nước tha thiết
0.25
0.25
0.5
0.5
PHẦN III (2.5 điểm)
Câu 1
(0.5 điểm)
Em bé từ chối vì em không thể rời mẹ mà đi được.
HS kể đươc tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THCS cùng viết về đề tài tình mẫu tử như: Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng), Con cò (Chế Lan Viên), 
0.25
0.25
Câu 2
(2.0 điểm)
Nội dung : HS trình bày theo suy nghĩ của bản thân nhưng cần bám sát trọng tâm: tình cảm yêu thương của con dành cho mẹ (hiểu được tình yêu thương vô bờ bến và cả những nỗi lo lắng của mẹ; biết cần phải làm gì, sống và học tập, tu dưỡng như thế nào để mẹ yên tâm)
Hình thức : đúng hình thức đoạn văn, độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi, có kết hợp giữa các phương thức biểu đạt, diễn đạt rõ ý
1.5
0.5
Lưu ý : 
Thí sinh có cách diễn đạt khác mà đảm bảo đủ ý thì vẫn cho điểm.
Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần, lẻ đến 0,25, không làm tròn số.

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2016_2.doc