Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 49: Kiểm tra truyện trung đại

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Nhận biết được tác giả, tác phẩm, thể loại, cảm hứng chủ đạo

- Lí giải cảm xúc của tác giả, điểm khuyết hoàn thành khái niệm, tìm câu thơ có hình ảnh tương tự, chỉ ra biện pháp nghệ thuật

- Giải nghĩa được hình ảnh thơ, viết đoạn văn cảm nghĩ vẻ đẹp của hai câu thơ

- So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình ảnh thơ

II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

 

doc3 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 49: Kiểm tra truyện trung đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
TIẾT 49	KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
Lớp dạy
Ngày soạn
Ngày dạy
Tiến độ thực hiện
Lý do
Nhanh
Đúng
Chậm
9B
18/10/2014
30/10/2014
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Kiến thức:
- Nhận biết được tác giả, tác phẩm, thể loại, cảm hứng chủ đạo
- Lí giải cảm xúc của tác giả, điểm khuyết hoàn thành khái niệm, tìm câu thơ có hình ảnh tương tự, chỉ ra biện pháp nghệ thuật
- Giải nghĩa được hình ảnh thơ, viết đoạn văn cảm nghĩ vẻ đẹp của hai câu thơ
- So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình ảnh thơ
II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên Chủ đề 
(nội dung,chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Các khả năng cao hơn
Cộng
Truyện trung đại
- Nhận biết tg,tp, - thể loại, - cảm hứng chủ đạo
- Lí giải cảm xúc
- Điền khuyết hoành thành giải nghĩa từ
- Tìm câu thơ có hình ảnh tương tự
- Chỉ ra biện pháp nghệ thuật
- Cảm nghĩ về vẻ đẹp của hai câu thơ 
- Giải nghĩa hình ảnh thơ
- Vận dụng hiểu biết so sánh điểm giống nhau và khác nhau của hình ảnh thơ
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
4
2
20%
4
2
20%
2
4đ
40%
1
2đ
20%
 Số câu:11
Số điểm:10
100%
III. ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: Nối cột A và cột B để hoàn thiện tác giả tương ứng với tác phẩm của mình
A
Nối
B
1. Chuyện người con gái Nam Xương
1.
a. Nguyễn Du
2. Chuyện cũ trong phủ chúa Trình
2.
b. Nguyễn Dữ
3. Hoàng Lê nhất thống chí
3.
c. Phạm Đình Hổ
4. Truyện Kiều
4.
d. Ngô Gia Văn Phái
5. Truyện Lục Vân Tiên
5.
e. Nguyễn Đình Chiểu
g. Chính Hữu
Khoanh trong vào đáp án em cho là đúng
Câu 2: Nhận định nào nói cụ thể nhất về thể chí:
Là một thể loại của văn học Trung Quốc.
Là một thể loại có sự đan xen giữa tự sự, trữ tình
Là một thể văn vừa có tính văn học vừa có tính lịch sử
Là một kiểu bài nghị luận
Câu 3: Trong đoạn văn nói về hoàn cảnh khốn quẫn của vua tôi Lê Chiêu Thống, tác giả vẫn gửi gắm vào đó một chút cảm xúc riêng của người bề tôi cũ của nhà Lê. Theo em đó là cảm xúc gì?
A. Sự căm phẫn	B. Lòng thương cảm
C. Thái độ bênh vực	D. Sự nuối tiếc	
E. Vừa căm phẫn, vừa tiếc nuối
Câu 4: Dòng nào sau đây” không nêu đúng cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều
Ca ngợi nhan sắc của chị em Thúy Kiều
Trân trọng đề cao tài năng của Thúy Kiều
Thương cảm cho số phận bất hạnh của nàng Kiều
Dự cảm về cuộc đời éo le, đau khổ của nàng Kiều
Câu 5: Điền vào chỗ trống để định nghĩa hoàn chỉnh về cụm từ
...............................: gương mặt đầy đặn như trăng tròn
A. Mai cốt cách	B. Khuôn trăng đầy đặn
C. Nét ngài nở nang	D. Làn thu thủy
Câu 6: Cho câu thơ:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cảnh lê trắng điểm một vài bông hoa
a.( 0,5đ) Cho biết hai câu thơ thuộc đoạn trích nào? của ai?
b. (3đ). Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của vẻ đẹp của hai câu thơ trên.
c.( 1đ) Tìm những câu thơ miêu tả về “cỏ” trong đoạn trích mà em đã được học trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
d. (2đ). Cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa hai hình ảnh “cỏ” mà em tìm được ở câu c
Câu 7: Cho câu thơ:
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Chi ra biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ trên?
Giải thích: làn thu thủy, nét xuân sơn.
ĐÁP ÁN
Câu 1: Nối đúng được 1đ
1b	2.c	3.d	4.a	5.e
Câu 2: A	3B	4C	5B
Câu 6:
Đoạn trích Cảnh ngày xuân- Nguyễn Du: 0.5đ
- Viết đoạn văn, khoảng 6-10 câu, diễn đạt không sai chính tả, mạch lạc: 0.5đ
- Nét đẹp của cảnh sắc ngày xuân
- Nét đẹp trong cảm xúc của con người
- Nét đẹp về nghệ thuật 
-> Tổng 2,5đ
c. 
Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
d.Giống nhau: Đều miêu tả cỏ và gợi ra sự liên tưởng về tâm hồn và tâm trạng của con người
- Khác nhau: Cỏ ngày xuân trong tiết thanh minh là cỏ non, bừng sức sống một màu xanh mơn mởn và điểm trên nền cỏ xanh ấy là cảnh lê trắng điểm một vào bông hoa. Đó là màu xanh của sự sống được nhìn qua con mắt của cô gái 16 tuổi hồn nhiên trong trắng, tinh khôi tràn đầy sức sống.
- Cỏ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là cỏ héo úa, tàn lụi, ảm đạm của ánh chiều nhập nhoạng. Nó tạo ra sự tàn lụi héo úa và nó biểu hiện cho tâm trạng chán chường của nàng Kiều
Câu 7
Ẩn dụ và nhân hóa
Làn thu thủy: là làn nước mùa thu
- Nét xuân sơn là nét núi mùa xuân

File đính kèm:

  • dockiem tra tiet 49 ngu van 9.doc