Đề thi tuyển sinh Cao đẳng môn Sinh học năm 2008 - Mã đề thi 315

Câu 1: Trong quá trình phát sinh loài người, đặc điểm nào sau đây ở người chứng tỏ tiếng nói đã phát

triển?

A. Xương hàm bé. B. Góc quai hàm nhỏ.

C. Có lồi cằm rõ. D. Răng nanh ít phát triển.

Câu 2: Có thể sử dụng phương pháp nào sau đây để nghiên cứu các quy luật di truyền ở người khi

không thể tiến hành các phép lai theo ý muốn?

A. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.

B. Phương pháp nghiên cứu tế bào.

C. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.

D. Phương pháp nghiên cứu tế bào kết hợp với nghiên cứu trẻ đồng sinh.

Câu 3: Một trong những vai trò của quá trình giao phối ngẫu nhiên đối với tiến hoá là

A. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.

B. tạo alen mới làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.

C. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.

D. phát tán các đột biến trong quần thể.

Câu 4: Loại tác nhân đột biến đã được sử dụng để tạo ra giống dâu tằm đa bội có lá to và dày hơn

dạng lưỡng bội bình thường là

A. EMS (êtyl mêtan sunfonat). B. cônsixin.

C. tia X. D. tia tử ngoại.

Câu 5: Sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử 2n của cùng một loài tạo ra hợp tử 4n. Hợp tử này có

thể phát triển thành thể

A. bốn nhiễm kép. B. bốn nhiễm. C. tam bội. D. tứ bội.

Câu 6: Trong chọn giống vật nuôi, người ta thường không tiến hành

A. tạo các giống thuần chủng. B. gây đột biến nhân tạo.

C. lai khác giống. D. lai kinh tế.

Câu 7: Ở cà chua, gen A quy định tính trạng quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định tính

trạng quả màu vàng. Lai những cây cà chua tứ bội với nhau (F1), thu được thế hệ lai (F2) phân li theo

tỉ lệ 35 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng. Cho biết quá trình giảm phân hình thành giao tử 2n

diễn ra bình thường. Kiểu gen của F1 là

A. AAAa x AAAa. B. Aaaa x Aaaa. C. AAAa x Aaaa. D. AAaa x AAaa

pdf6 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh Cao đẳng môn Sinh học năm 2008 - Mã đề thi 315, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần. 
C. tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp giảm dần. 
D. tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội và tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần. 
Câu 14: Ở một loài động vật, các kiểu gen: AA quy định lông đen; Aa quy định lông đốm; aa quy 
định lông trắng. Xét một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm 500 con, trong đó có 20 
con lông trắng. Tỉ lệ những con lông đốm trong quần thể này là 
A. 16%. B. 64%. C. 4%. D. 32%. 
Câu 15: Ở ruồi giấm, đột biến lặp đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính X có thể làm biến đổi kiểu hình 
từ 
A. mắt đỏ thành mắt trắng. B. mắt lồi thành mắt dẹt. 
C. mắt dẹt thành mắt lồi. D. mắt trắng thành mắt đỏ. 
Câu 16: Những cơ thể sinh vật mà bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn 
bội, lớn hơn 2n (3n hoặc 4n, 5n, ...) thuộc dạng nào trong các dạng đột biến sau đây? 
A. Thể đơn bội. B. Thể lưỡng bội. 
C. Thể đa bội. D. Thể lệch bội (dị bội). 
Câu 17: Nhằm củng cố những tính trạng mong muốn ở cây trồng, người ta thường sử dụng phương 
pháp 
A. tự thụ phấn. B. lai khác thứ. C. lai khác dòng kép. D. lai khác dòng đơn. 
Câu 18: Ở người, gen D qui định tính trạng da bình thường, alen d qui định tính trạng bạch tạng, cặp 
gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen M qui định tính trạng mắt nhìn màu bình thường, alen m 
qui định tính trạng mù màu, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. 
Mẹ bình thường về cả hai tính trạng trên, bố có mắt nhìn màu bình thường và da bạch tạng, con trai 
vừa bạch tạng vừa mù màu. Trong trường hợp không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của mẹ, bố là 
A. ddXMXm x DdXMY. B. DdXMXm x DdXMY. 
C. DdXMXM x DdXMY. D. DdXMXm x ddXMY. 
 Trang 2/6 - Mã đề thi 315 
Câu 19: Lai loài lúa mì có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 (kí hiệu hệ gen là AA) với loài cỏ dại có bộ 
nhiễm sắc thể 2n = 14 (kí hiệu hệ gen là BB) được con lai có bộ nhiễm sắc thể n + n = 14 (kí hiệu hệ 
gen là AB) bị bất thụ. Tiến hành đa bội hoá tạo được loài lúa mì có bộ nhiễm sắc thể 2n + 2n = 28 (kí 
hiệu hệ gen là AABB). Đây là ví dụ về quá trình hình thành loài mới bằng con đường 
A. đa bội hoá. B. sinh thái. 
C. địa lí. D. lai xa và đa bội hoá. 
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật Hacđi – Vanbec? 
A. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số của các alen trội 
có khuynh hướng tăng dần, tần số các alen lặn có khuynh hướng giảm dần qua các thế hệ. 
B. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các 
alen ở mỗi gen có khuynh hướng giảm dần qua các thế hệ. 
C. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các 
alen ở mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
D. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các 
alen ở mỗi gen có khuynh hướng tăng dần từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
Câu 21: Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi thành phần 1 axit amin nhưng không làm 
thay đổi số lượng axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng? 
A. Thêm 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen. 
B. Mất 3 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen. 
C. Thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác xảy ra ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen. 
D. Mất 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen. 
Câu 22: Giả sử trong một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát các cá thể đều có kiểu gen Aa. Tính 
theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen AA trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là 
A. 43,7500%. B. 46,8750%. C. 48,4375%. D. 37,5000%. 
Câu 23: Giả sử một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là 0,21AA : 0,52Aa : 0,27aa, tần số 
của alen A và alen a trong quần thể đó là: 
A. A = 0,27; a = 0,73. B. A = 0,73; a = 0,27. C. A = 0,47; a = 0,53. D. A =0,53; a =0,47. 
Câu 24: Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? 
A. Hội chứng Đao. B. Hội chứng Tơcnơ. 
C. Bệnh ung thư máu. D. Hội chứng Claiphentơ. 
Câu 25: Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một 
cặp A - T bằng một cặp G - X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là: 
A. A = T = 721 ; G = X = 479. B. A = T = 720 ; G = X = 480. 
C. A = T = 419 ; G = X = 721. D. A = T = 719 ; G = X = 481. 
Câu 26: Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh sự sống trên Quả Đất, mầm mống những cơ 
thể sống đầu tiên được hình thành ở 
A. trên mặt đất. B. trong không khí. 
C. trong lòng đất. D. trong nước đại dương. 
Câu 27: Theo Thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hoá nhỏ là quá trình 
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài. 
B. củng cố ngẫu nhiên những alen trung tính trong quần thể. 
C. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới. 
D. duy trì ổn định thành phần kiểu gen của quần thể. 
Câu 28: Thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính của Kimura được đề xuất dựa trên những 
nghiên cứu về sự biến đổi 
A. trong cấu trúc các phân tử prôtêin. B. số lượng nhiễm sắc thể. 
C. kiểu hình của cùng một kiểu gen. D. trong cấu trúc nhiễm sắc thể. 
Câu 29: Trong chọn giống cây trồng, phương pháp gây đột biến tạo thể đa bội lẻ thường không được 
áp dụng đối với các giống cây trồng thu hoạch chủ yếu về 
A. lá. B. rễ củ. C. thân. D. hạt. 
 Trang 3/6 - Mã đề thi 315 
Câu 30: Theo quan niệm hiện đại về sự phát sinh sự sống, chất nào sau đây chưa có hoặc có rất ít 
trong khí quyển nguyên thuỷ của Quả Đất? 
A. Ôxi (O2). B. Mêtan (CH4). C. Xianôgen (C2N2). D. Hơi nước (H2O). 
Câu 31: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Tế bào lá của loài thực vật này thuộc thể ba 
nhiễm sẽ có số nhiễm sắc thể là 
A. 13. B. 15. C. 17. D. 21. 
Câu 32: Thể truyền thường được sử dụng trong kỹ thuật cấy gen là 
A. nấm đơn bào. B. plasmit hoặc thể thực khuẩn. 
C. động vật nguyên sinh. D. vi khuẩn E.Coli. 
Câu 33: Dạng đột biến gen nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hiđrô nhưng không 
làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen? 
A. Mất một cặp nuclêôtit. 
B. Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác. 
C. Đảo vị trí một số cặp nuclêôtit. 
D. Thêm một cặp nuclêôtit. 
Câu 34: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Một hợp tử của loài này sau 3 lần 
nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 104. Hợp tử trên có thể 
phát triển thành 
A. thể ba nhiễm. B. thể khuyết nhiễm. C. thể một nhiễm. D. thể bốn nhiễm. 
Câu 35: Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là : 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. 
Nếu cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở thế hệ sau thành phần kiểu gen của quần thể tính theo lý thuyết là: 
A. 0,125AA : 0,750Aa : 0,125aa. B. 0,375AA : 0,375Aa : 0,250aa. 
C. 0,375AA : 0,250Aa : 0,375aa. D. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. 
Câu 36: Trong môi trường không có thuốc trừ sâu DDT thì dạng ruồi có đột biến kháng DDT sinh 
trưởng chậm hơn dạng ruồi bình thường, khi phun DDT thì thể đột biến kháng DDT lại tỏ ra có ưu 
thế hơn và chiếm tỉ lệ ngày càng cao. Kết luận có thể được rút ra là: 
A. Đột biến gen kháng thuốc DDT là trung tính cho thể đột biến trong điều kiện môi trường 
không có DDT. 
B. Đột biến gen kháng thuốc DDT là không có lợi cho thể đột biến trong điều kiện môi trường có 
DDT. 
C. Đột biến gen kháng thuốc DDT là có lợi cho thể đột biến trong điều kiện môi trường không có 
DDT. 
D. Đột biến gen kháng thuốc DDT là có lợi cho thể đột biến trong điều kiện môi trường có DDT. 
Câu 37: Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây là không 
đúng? 
A. Người có nhiều đặc điểm giống với động vật có xương sống và đặc biệt giống lớp Thú (thể thức 
cấu tạo cơ thể, sự phân hoá của răng, ...). 
B. Người và vượn người ngày nay có nguồn gốc khác nhau nhưng tiến hoá theo cùng một hướng. 
C. Người có nhiều đặc điểm khác với vượn người (cấu tạo cột sống, xương chậu, tư thế đứng, não 
bộ, ...). 
D. Trong lớp Thú thì người có nhiều đặc điểm giống với vượn người (cấu tạo bộ xương, phát triển 
phôi, ... ). 
Câu 38: Theo quan niệm hiện đại, đơn vị tổ chức cơ sở của loài trong tự nhiên là 
A. nòi sinh thái. B. nòi sinh học. C. nòi địa lí. D. quần thể. 
Câu 39: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về plasmit? 
A. Plasmit tồn tại trong nhân tế bào. 
B. Plasmit thường được sử dụng để chuyển gen của tế bào cho vào tế bào nhận trong kỹ thuật cấy 
gen. 
C. Plasmit là một phân tử ARN. 
D. Plasmit không có khả năng tự nhân đôi. 
 Trang 4/6 - Mã đề thi 315 
Câu 40: Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của đột biến? 
A. Sản lượng sữa của một giống bò giữa các kì vắt sữa thay đổi theo chế độ dinh dưỡng. 
B. Một bé trai có ngón tay trỏ dài hơn ngón tay giữa, tai thấp, hàm bé. 
C. Lợn con mới sinh ra có vành tai bị xẻ thuỳ, chân dị dạng. 
D. Một cành hoa giấy màu trắng xuất hiện trên cây hoa giấy màu đỏ. 
Câu 41: Phát biểu nào sau đây không có trong học thuyết tiến hoá của Lamac? 
A. Sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với 
tác dụng của chọn lọc tự nhiên. 
B. Tiến hoá là sự phát triển có kế thừa lịch sử. Nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ giản 
đơn đến phức tạp là dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ. 
C. Mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh 
mới. 
D. Những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động 
vật đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ. 
Câu 42: Một nhiễm sắc thể bị đột biến có kích thước ngắn hơn so với nhiễm sắc thể bình thường. 
Dạng đột biến tạo nên nhiễm sắc thể bất thường này có thể là dạng nào trong số các dạng đột biến 
sau? 
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn nhiễm sắc thể. 
C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. 
Câu 43: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền? 
A. 0,81Aa : 0,18aa : 0,01AA. B. 0,01Aa : 0

File đính kèm:

  • pdfDeSinhBCt_CD_M315.pdf