Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ Văn - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Bình Giang

Câu 1 (2,0 điểm)

.Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi.

 (Theo Ngữ Văn 9, tập I - Nxb Giáo dục Việt Nam)

a, Đoạn văn kể về ai? Trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả? Ngôi kể của tác phẩm có đoạn văn trên?

b, Thành công của tác giả trong việc khắc họa nhân vật được kể trong đoạn văn trên?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thúy Anh | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ Văn - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Bình Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi gồm 3 câu, 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
...Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi...
 (Theo Ngữ Văn 9, tập I - Nxb Giáo dục Việt Nam)
a, Đoạn văn kể về ai? Trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả? Ngôi kể của tác phẩm có đoạn văn trên?
b, Thành công của tác giả trong việc khắc họa nhân vật được kể trong đoạn văn trên?
Câu 2 (3,0 điểm) 
	Em hãy viết bài văn nghị luận về đức tính tự tin của con người để thấy được tầm quan trọng của nó trong cuộc sống hiện nay.
Câu 3 (5,0 điểm) 
	Bằng những cảm nhận về Bếp lửa của Bằng Việt, em hãy viết về tình bà cháu trong bài thơ.
__________ Hết __________
Họ và tên thí sinh: .................................................................... Số báo danh: ....................
Chữ kí giám thị 1:.......................................... Chữ kí giám thị 2:..........................................
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HDC ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm: 03 trang)
YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo;
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
	Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 và không làm tròn số.
YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (2,0 điểm)
a.
+ Đoạn văn trên kể về nhân vật ông Hai. (0,25 điểm)
+ Trong tác phẩm "Làng". (0,25 điểm)
+ Tác giả: Kim Lân. (0,25 điểm)
+ Ngôi kể: thứ ba. (0,25 điểm)
b. 
- Yêu cầu về hình thức: Viết thành đoạn văn.
- Yêu cầu về nội dung:
+ Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống gay cấn: cái tin làng ông theo giặc, lập tề mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc, tinh tế. (0,5 điểm)
+ Nghe tin đột ngột, ông Hai sững sờ, đau đớn: Cổ họng nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi... qua đó tác giả bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai. (0,5 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm) 
* Về kĩ năng
- Học sinh làm đúng kiểu bài nghị luận xã hội, dạng bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí; lập luận chặt chẽ, rõ ràng, thuyết phục.
- Bài viết đủ bố cục ba phần; lập luận chặt chẽ; lời văn trong sáng gợi cảm, thuyết phục, không mắc lỗi dùng từ, chính tả.
* Về kiến thức
- Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ những nội dung sau:
a. Mở bài: (0,25 điểm)
- Dẫn dắt, giới thiệu đức tính tự tin của con người để thấy được tầm quan trọng của nó trong cuộc sống hiện nay.
b. Thân bài:
* Giải thích: (0,25 điểm)
- Tự tin là con người tin vào khả năng của mình, tin vào những kiến thức và kinh nghiệm mà mình đã có. 
* Khẳng định vấn đề, giải thích, chứng minh: 
- Khẳng định: (0,25 điểm) Tự tin là một đức tính tốt đẹp của con người, thiếu tự tin con người sẽ không thể thành công. 
- Tại sao cần có lòng tự tin? (0,25 điểm)
+ Do cuộc sống còn nhiều khó khăn thử thách. 
+ Nếu ta không tự tin thì ta sẽ lùi bước trước khó khăn, không bao giờ ta gặt hái thành công
- Biểu hiện: (0,5 điểm)
+ Tự tin được thể hiện trong học tập: bình tĩnh, tìm cách giải theo những gì mình đã được học hoặc mạnh dạn trả lời câu hỏi...
+ Tự tin trong công việc thường ngày: khi giao tiếp, tự tin giúp ta giao tiếp lịch sự, trang nhã, tự tin thể hiện phần việc làm của mình. Công việc thương mại cần nhiều sự tự tin để quảng cáo cho sản phẩm của mình...
- Vai trò: (0,5 điểm)
+ Niềm tin vào bản thân là nguồn sức mạnh tinh thần giúp con người vững vàng, lạc quan trong cuộc sống. 
+ Niềm tin vào cuộc sống, con người và những điều tốt đẹp sẽ cho con người niềm vui sống, niềm hi vọng và chỗ dựa tinh thần để vượt qua khó khăn, thử thách.
* Bàn luận, mở rộng: (0,75 điểm)
- Phê phán những người tự ti về bản thân, nhút nhát không dám hàng động, bó tay, đầu hàng số phận khi gặp khó khăn.
- Tự tin nhưng vẫn phải biết mình, nếu không sẽ trở thành tự phụ.
- Tự tin phải xuất phát từ những hiểu biết về mặt mạnh của bản thân, hiểu biết về thực tế đời sống để xây dựng cho mình những giải pháp khả quan để chiến thắng, nhất là trong thời kì hội nhập hiện nay nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức.
c. Kết bài: (0,25 điểm)
- Khái quát vấn đề nghị luận.
- Liên hệ bản thân.	
Câu 3 (5,0 điểm) 
3.1. Kĩ năng: 
+ Trình bày thành một bài văn (nghị luận văn học), đủ bố cục ba phần, có hệ thống luận điểm, luận cứ rành mạch, liên kết chặt chẽ.
+ Văn viết giàu cảm xúc, ngôn từ trong sáng, diễn đạt mạch lạc.
3.2. Kiến thức: đảm bảo các ý sau:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề nghị luận.
 (Khuyến khích cách mở bài gián tiếp) 
b. Thân bài:
* Khái quát chung: 
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Đặc điểm phong cách thơ Bằng Việt: giàu tình cảm, nhẹ nhàng, thường hướng về kỉ niệm. 
* Phân tích, chứng minh:
- Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
+ Sự hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm / Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.
+ Hình ảnh bếp lửa, rất tự nhiên đánh thức dòng cảm xúc hồi tưởng của cháu về bà, người nhóm lửa, người nhóm bếp mỗi sớm mai; đó còn là hoài niệm tuổi thơ.
- Hình ảnh người bà và những kỉ niệm tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả
+ Kỉ niệm hiện về từ thời ấu thơ (năm mới lên bốn tuổi): nạn đói năm 1945 trở thành ấn tượng ám ảnh suốt đời: 
./ Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói ... Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy.
./ Đối với tác giả, ấn tượng nhất là mùi khói bếp: Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu -Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.
+ Từ mùi khói bếp, nhân vật trữ tình lại nhớ về những năm mẹ cùng cha công tác bận không về- kháng chiến chống Pháp:
./ Tiếng chim tu hú trong suốt tám năm ròng của tuổi thơ: Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa ... Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
./ Bà thay con chăm cháu ...
+ Kỉ niệm giặc càn tàn phá xóm làng- bà giàu đức hi sinh,...
- Từ bếp lửa, người cháu suy ngẫm về bếp lửa, về bà. 
./ Ngọn lửa - một hình ảnh ẩn dụ rất tráng lệ: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen ...Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. Bà không chỉ là người giữ bếp, giữ lửa mà còn là người nhóm bếp, nhóm lửa.
./ Cuộc đời của bà nhiều lận đận, trải qua nhiều nắng mưa vất vả: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa ... Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc sự kì diệu, thiêng liêng: Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
- Hình ảnh ngọn lửa và tình cảm thấm thía của tác giả đối với người bà: Trở về hiện tại, nhà thơ lại muốn nhắc bà và cũng là nhắc mình việc nhóm bếp để nói lên ý không bao giờ quên quá khứ, không bao giờ quên hình ảnh bà với bếp lửa của thời ấu thơ nghèo khó, gian nan mà ấm áp tình người: Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu ... - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
* Đánh giá:
- Thành công về nghệ thuật: thể thơ 8 chữ, có dòng thơ kéo dài đến 10 chữ như cảm xúc dâng trào, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự, miêu tả và nghị luận,...nhiều phép tu từ được vận dụng hiệu quả như điệp ngữ, ẩn dụ..., đặc biệt là giọng thơ giàu cảm xúc, hình ảnh thơ đẹp, giàu ý nghĩa biểu tượng- bếp lửa...
- Bài thơ gửi gắm những bài học nhân sinh, những quan điểm về con người và cuộc sống sâu sắc, hướng ta đến đạo lí "Uống nước nhớ nguồn".
- Bằng Việt đã góp vào đề tài tình cảm bà cháu rộng ra là tình cảm gia đình một áng thơ hay.
c. Kết bài:
- Khái quát vấn đề nghị luận.
- Liên hệ bản thân.
* Biểu điểm:
- Điểm 5: Bài viết đủ ý, giàu cảm xúc, nổi bật vấn đề nghị luận; có sự sáng tạo trong khi viết, sử dụng đan xen các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm phù hợp ...
- Điểm 3 4: Đảm bảo 2/3 số ý yêu cầu, văn viết trôi chảy, có cảm xúc; còn mắc một vài lỗi diễn đạt, chính tả,...
- Điểm 12:đạt 1/2 số ý yêu cầu, văn viết có chỗ còn lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt...
- Điểm 0: lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_20.doc