Qua cảnh Thúy Kiều đưa tiễn Thúc Sinh

Thi pháp nhân vật

Thi pháp không gian nghệ thuật

Thi pháp thời gian nghệ thuật

Thi pháp chi tiết nghệ thuật

Thi pháp cốt truyện

Thi pháp kết cấu

Thi pháp lời văn nghệ thuật

Thi pháp hình tượng tác giả

Ước lệ được xem là một đặc điểm thi pháp của văn học trung đại. Trong "Truyện Kiều", Nguyễn Du sử dụng khá nhiều bút pháp ước lệ. Có điều nhà thơ sử dụng một cách hết sức linh hoạt, sáng tạo nên tránh được sáo mòn, nhàm chán. Không những thế bút pháp ước lệ của Nguyễn Du còn góp phần diễn tả một cách tinh tế, sâu sắc tâm trạng nhân vật.

Điều đó được thể hiện rất rõ qua cảnh Thuý Kiều đưa tiễn Thúc Sinh về tự thú với Hoạn Thư.

Thường thường khi chia tay, người ta hay nắm lấy áo nhau tỏ tình quyến luyến, bịn rịn. Níu áo dần trở thành một cách nói quen thuộc: "Chàng ơi buông áo em ra/ Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa" (Ca dao). Trong buổi tiễn đưa, Kiều cũng níu áo chàng Thúc. Cho đến lúc chàng lên ngựa, nàng mới chịu "chia bào" (buông áo). Theo logic bình thường, người này có buông áo, người kia mới được lên ngược. Ở đây, Nguyễn Du cố ý sắp xếp ngược lại: "Người lên ngựa, kẻ chia bào". Theo tôi, đây là một chi tiết cần được quan tâm. Bởi vì qua cái chi tiết ngỡ như phi logic này, Nguyễn Du không chỉ thể hiện nỗi vấn vương, lưu luyến mà còn thể hiện tâm trạng đầy lo lắng của Kiều. Nàng cố níu giữ Thúc Sinh cho đến giây phút cuối cùng. Kiều khuyên Thúc Sinh về tự thú với Hoạn Thư là mong muốn cuộc sống yên ổn lâu dài. Nhưng trong nửa năm chung sống, qua chàng Thúc, nàng đã biết ít nhiều về Hoạn Thư. Riêng cái uy con gái Thượng thư Bộ lại của Hoạn Thư cũng đã đủ cho Thuý Kiều e ngại. Nàng lo sợ mất chàng, mất cái chỗ dựa duy nhất giữa chốn "nước non quê người", nàng lại sẽ rơi vào cảnh bơ vơ chân trời góc bể. Vì vậy, nàng cố níu giữ chàng ngay cả khi chàng đã lên ngựa. Bằng một chi tiết có tính ước lệ, Nguyễn Du đã phần nào diễn tả được cái tâm trạng ngổn ngang trăm mối của nàng Kiều.

 

doc10 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Qua cảnh Thúy Kiều đưa tiễn Thúc Sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óng đôi cú pháp… cũng góp phần làm nên thành công của đoạn trích. Thông qua những biện pháp tu từ này, tác giả không những tái hiện được bức tranh phong cảnh lúc chia ly với những chất chứa khôn tả của người đi kẻ ở mà nhà thơ còn có thể diễn tả được thời gian đằng đẵng lẻ loi cô độc của người thiếu phụ trong một không gian thu buồn bã quá trống trải. Đoạn trích dường như đã mang lại cho người đọc cảm giác bâng khuâng đậm một nỗi buồn trước cuộc chia ly định mệnh.
VÀI NÉT VỀ THI PHÁP TRUYỆN KIỀU
VÀI NÉT VỀ THI PHÁP TRUYỆN KIỀU
Sau 20 năm nghiên cứu (1981-2001), GS.TS Trần Đình Sử đã ra mắt bạn đọc cuốn “Thi pháp Truyện Kiều”, dày 399 trang. Đây là công trình đầu tiên ở Việt Namnghiên cứu Truyện Kiều về thi pháp. Công trình mở ra một chân trời mới mẻ cho giới nghiên cúu, học thuật và bạn đọc yêu thích tác phẩm cổ điển của nền văn học trung đại nước nhà. Chúng tôi, xin giới thiệu sơ lược vài nét về thi pháp Truyện Kiều trong Chuyên luận của Giáo sư.
            1. Tư tưởng, nhân vật và cách kể chuyện của Nguyễn Du
a. Tư tưởng
            Truyện Kiều mở đầu bằng thuyết tài-mệnh: “Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” và kết thúc bằng sự trăn trở về tài-tâm: “Thiện căn ở tại lòng ta/ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Do đó, Truyện Kiều không chỉ là câu chuyện về “tài mệnh tương đố” mà còn là câu chuyện về chữ tâm, về mối quan hệ giữa tài và tâm.
Trong Truyện Kiều có rất nhiều người tài. Thuý Kiều là người “tài sắc”; Đạm Tiên: “nổi danh tài sắc một thì”; Kim Trọng: “bậc tài danh”, “thiên tài”; Từ Hải: “đấng anh hùng”, “anh hào”; đến cả khách du xuân cũng toàn người tài: “dập dìu tài tử giai nhân”… 11 người từ thầy tướng, Kim Trọng, Thúc Sinh đến viên quan xử kiện, Hoạn Thư đều thừa nhận tài của Kiều. Tất cả những người tài trong tác phẩm đều khổ đâu, bất hạnh.
Mặt khác, con người trong Truyện Kiều không chỉ đề cao tài mà còn đề cao chữ tâm, tấm lòng. Tấm lòng là nguyên tắc cao nhất mà mọi người phải nể nang, tôn trọng. Thuý Kiều và Kim Trọng nêu cao tấm lòng. Họ tự xưng và xưng nhau là lòng:
-  Nể lòng có lẽ cầm lòng cho đang
-  Trách lòng hờ hững với lòng
-  Lấy lòng gọi chút sang đây tạ lòng
-  Để lòng thì phụ tấm lòng với ai
-  Thiệt lòng khi ở, đau lòng khi đi
-  Nghĩ lòng lại xót xa lòng đòi phen
Kiều với Đạm Tiên cũng thế:
Đã lòng hiển hiện cho xem
                     Tạ lòng nàng lại nối thêm vài lời.
Kiều tự tử ở sông Tiền Đường là để tạ lòng với Từ Hải: “Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông”.
Ngay cả những kẻ không có lòng hoặc lòng hờ hững hay lòng độc ác cũng nêu cao chữ lòng. Chúng mượn chiêu bài này để trà trộn vào thế giới đề cao tấm lòng. Chẳng hạn, Tú Bà: “Phải điều lòng lại dối lòng mà chơi”; Sở Khanh: “Lòng này ai tỏ cho ai hỡi lòng”; Hoạn Thư: “ Đêm ngày lòng những giận lòng”,“Nỗi lòng ai ở trong lòng mà ra”.
b. Nhân vật
- Nguyễn Du vay mượn hệ thống nhân vật và sự kiện trong tác phẩm Kim Vân Kiều truyện vì vậy không tránh khỏi việc tiếp thu các thi pháp nhân vật vốn có của truyện Trung Quốc nhưng ông không chạy theo và phát huy các thi pháp ấy mà sáng tạo lại. Nguyễn Du không đặt trọng tâm ở việc mà ở “khúc đoạn trường”. Ông lược bỏ bớt chi tiết và làm cho tấm lòng nhân vật nổi lên. Từ trên cái nền ấy, Nguyễn Du thể hiện cái nhìn và quan niệm nghệ thuật của mình. Chẳng hạn, việc vu oan, Nguyễn Du chỉ nói có hai câu: “Hỏi ra sau mới biết rằng/ Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ”. Việc dự kiến đút lót, hối lộ cũng chỉ nói có hai câu: “Tính bài lót đó luồn đây/ Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”.
-  Nguyễn Du đã biến nhân vật chính từ con người đạo lý trong tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện thành con người tâm lý. Tuy nhiên, do sự ràng buộc của ý thức hệ phong kiến còn nặng nề nên ý thức cá nhân trong Truyện Kiều mới chỉ được biểu hiện ở khía cạnh “xót thân, đau lòng”. Yếu tố đạo lý vẫn còn nhưng trọng tâm đã chuyển sang mặt tâm lý.
c. Nghệ thuật kể chuyện
- Nguyễn Du đã thay đổi điểm nhìn trần thuật: không phải kể chuyện từ bên ngoài mà kể theo cái nhìn của nhân vật, từ tâm trạng của nhân vật. Từ điểm nhìn này nhà thơ tạo điều kiện cho nhân vật được bộc lộ tâm trạng.
- Nếu Kim Vân Kiều truyện thiên về kể việc thì Truyện Kiều thiên về tả tình. Chẳng hạn, đoạn Kiều gặp Kim Trọng, Nguyễn Du chỉ tập trung tả cảnh gặp mặt và cảnh chia tay mà lược bỏ các chi tiết Kim Trọng liếc hai Kiều, hai nàng về nhà gán ghép Kim Trọng cho nhau. Mặt khác, Nguyễn Du chuyển điểm nhìn trần thuật về cho Kiều, không tả Kim Trọng ngắm nhìn chân dung hai Kiều mà lại tả chân dung Kim Trọng dưới con mắt của hai Kiều. Đồng thời Nguyễn Du khai thác triệt để các tình tiết, biến cố để bộc lộ tình cảm nhân vật. Chẳng hạn, đoạn Kim Trọng chia tay Kiều về hộ tang chú,Kim Vân Kiều truyện chỉ nói: Kim Trọng than thở, Kiều an ủi, sau đó Kim Trọng gạt lệ ra đi, Kiều lấp lại lỗ hổng nơi bức tường, không hề lột tả được tình cảm thực của hai người khi tình yêu vừa bén. Trái lại, Nguyễn Du đã dùng tới 38 câu thơ lột tả cảnh chia tay với tất cả tình cảm đau đớn, rụng rời, lo âu, trống trải và cả dự cảm về tương lai ảm đạm (“Mảng tin xiết nỗi kinh hoàng/ Băng mình đến trước đài trang tự tình/ …/ Trong chừng khói ngất song thưa/ Hoa trôi giạt thắm, liễu xơ xác vàng”).
- Người kể chuyện Truyện Kiều vừa giới thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân vật, phong cảnh vừa bình luận, phân tích. Đây là người kể theo ngôi thứ 3 và thuộc loại “biết hết”. Con người này bộc lộ trực tiếp tình cảm, thái độ trong lời kể: có khi là sự mỉa mai: “Lạ gì bỉ sắc tư phong/ Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”; có khi dí dỏm: “Cho hay là giống hữu tình/ Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong”; nhưng có khi rất thống thiết: “Chém cha cái số ba đào/ Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi”.
              2.  Quan niệm nghệ thuật về con người 
- Con người trong Truyện Kiều được xây dựng theo mô hình “con người vũ trụ”. Nhà thơ thường dùng những hình ảnh của thiên nhiên, trời đất làm chuẩn. Nói đẹp thì “hoa cười, ngọc thốt”, “hoa ghen, liễu hờn”; nói chí thì “đội trời đạp đất”; nói tình thì “non nước, mây mưa”, khi làm một bài thơ cũng “tay tiên gió táp mưa sa”, khi khóc lóc cũng “vật mình vẫy gió tuôn mưa”… Con người được hình dung trong một quy mô vũ trụ, đứng giữa đất trời. Theo quan niệm này, tính chỉnh thể của con người không thể hiểu một cách bề ngoài, trực quan. Chẳng hạn, chân dung Từ Hải với đặc điểm của ba giống vật: “Râu hùm, hàm én, mày ngài” nhưng không phải để châm biếm mà nhằm hé lộ một sức mạnh tiềm ẩn của người anh hùng xưa.
- Thái độ tôn xưng đối với loại người tài hoa. Đó là quan niệm con người “đấng bậc” chi phối sự cảm nhận và miêu tả: “đấng tài hoa”, “bậc tài danh”, “đấng anh hùng”, “bậc bố kinh”… (Đạm Tiên là “đấng tài hoa”, Kim Trọng là “bậc tài danh”, Từ Hải là “đấng anh hùng”, Thuý Kiều là “bậc bố kinh”). Những người này thường được khắc hoạ với những đường nét bề ngoài đầy ước lệ, khuôn sáo.
Ngược lại, những người bình thường hoặc quân vô loài thì được miêu tả theo đặc tính thực tế của chúng về nghề nghiệp, cá tính. Chẳng hạn, Mã Giám Sinh: “Quá niên trạc ngoại tứ tuần/ Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”. Còn Tú bà: “Thoắt trông nhờn nhợt màu da/ Ăn chi cao lớn đẩy đà làm sao” rất trần trụi, hiện thực.
- Mặt khác, Truyện Kiều đã tiếp thu quan niệm “con người tỏ lòng” trong nghệ thuật truyền thống một cách sáng tạo. Quan niệm đó xem con người là sự thể hiện cho các giá trị tinh thần như chí, tình, đạo, nghĩa. Con người không chỉ luôn “ngôn chí”, “thuật hoài”, “hữu cảm” mà còn có những hành động, việc làm khác thường. Chẳng hạn như Kiều khóc mồ vô chủ, thuyết lý đức hạnh, thề nguyền chung thuỷ, bán mình chuộc cha, cậy em thay lời… ; Kim Trọng ốm tương tư, khóc lóc vật vã; Vương Ông đập đầu vào tường; Từ Hải chết đứng. Nguyên tắc tỏ lòng thường thể hiện ở biện pháp ngoại hiện. Tâm trạng nhân vật đều được thể hiện ra bên ngoài, ai nhìn cũng thấy: khóc thì “dầm dề giọt ngọc”, “vẫy gió tuôn mưa”; giận thì “nổi trận lôi đình”; buồn thì bạc tóc, hao gầy…
- Con người trong Truyện Kiều thường xuất hiện trong một phức hợp tâm lý (đồng hiện). Khi Kiều ngồi một mình “lặng ngắm bóng nga” cùng một lúc nàng đối diện với Đạm Tiên và Kim Trọng. Khi Mã Giám sinh bên nàng Kiều thanh tân, xinh đẹp cũng là lúc y phải đối diện với Tú Bà, khách làng chơi. Vì thế, tình cảm đối nghịch, lưỡng tính là nét tiêu biểu của nhiều nhân vật trong Truyện Kiều. Kiều vừa tranh thủ hạnh phúc vừa phấp phỏng lo sợ “Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh”; vừa nghi ngờ Sở Khanh vừa phải liều theo y chạy trốn…
3. Không gian nghệ thuật trong Truyện Kiều
- Truyện Kiều là một tiểu thuyết lưu lạc, kể về cuộc đời ba chìm bảy nổi của Thuý Kiều. Do đó, trong tác phẩm xuất hiện không gian xa lạ. Sau mỗi biến cố, nhân vật lại bị đẩy vào một không gian mới đầy xa lạ, nhiều hiểm hoạ. Trong 15 năm, Kiều đã lưu lạc từ Bắc Kinh đến Lâm Truy (Sơn Đông), Vô Tích (Giang Tô), Châu Thai (Triết Giang) và Nam Bình (Phúc Kiến).
- Không gian lưu lạc của Kiều bắt đầu từ sau giấc mơ gặp Đạm Tiên: “Một mình lưỡng lự canh chầy/ Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh/ Hoa trôi bèo dạt đã đành/ Biết duyên mình, biết phận mình, thế thôi!”.
- Không gian lưu lạc là không gian mà mọi mối liên hệ không còn. Con người không còn nơi bấu víu, trở nên lênh đênh, bơ vơ, vô định. Do đó, những hình ảnh “mặt nước cánh bèo”, “nước trôi hoa rụng”, “chiếc bách sóng đào”… được láy đi láy lại trong tác phẩm để chỉ thân phận lênh đênh vô định của Thuý Kiều.
4. Thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều
- Thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều là thời gian định mệnh. Cuộc đời bạc mệnh của Thuý Kiều đã được người tướng số đoán từ lúc nàng còn nhỏ (Nhớ từ năm hãy thơ ngây/ Có người tướng sĩ đoán ngay một lời/ Anh hoa phát tiết ra ngoài/ Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa) và cái kết cục ở sông Tiền Đường của nàng đã được Đạm Tiên, Tam Hợp, Giác Duyên biết từ hơn mười năm trước (Hãy xin hết kiếp liễu bồ/ Sông Tiền Đường, sẽ hẹn hò về sau). Đặc điểm của thời gian định mệnh là tất cả mọi sự kiện, chuyển biến, kết cục của đời người đều đã được định sẵn từ trước như một tất yếu khắc nghiệt.
- Thời gian trong T

File đính kèm:

  • docKieu tien Thuc Sinh.doc