Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT huyện Gia Lộc (Có đáp án)
Câu 2 (1,5 điểm)
Ở đậu Hà Lan, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), hạt vàng(B), hạt xanh(b), vỏ trơn (D), vỏ nhăn(d). Mỗi gen nằm trên 1 NST và phân li độc lập, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
Cho hai cây đậu Hà Lan dị hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, hạt vàng, vỏ trơn lai với nhau. Hãy xác định :
a. Số loại và tỉ lệ kiểu gen? Số loại và tỉ lệ kiểu hình ở F1?
b. Tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trội và một tính lặnở F1?
Câu 3 (2,0 điểm):
a. Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường .
b. Một loài sinh vật có bộ NST kí hiệu như sau: AaBbDdEeXY.
Loài này khi giảm phân có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử?
Tương tự 1 loài sinh vật khác có bộ NST kí hiệu như sau: AaBbddEeXY. Loài này khi giảm phân có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử?
( Biết rằng giảm phân diễn ra bình thường, không có trao đổi đoạn)
PHÒNG GDVÀ ĐÀO TẠO Trường THCS Nhật Tân Ề CHÍNH THỨC HUYỆN GIA LỘC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN SINH HỌC 9 Thời gian làm bài: 150 phút Đề thi gồm: 01 trang Câu 1 (1,0 điểm) Phát biểu nội dung qui luật phân li và phân ly độc lập? Nêu những điểm khác nhau giữa hai quy luật này? Câu 2 (1,5 điểm) Ở đậu Hà Lan, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), hạt vàng(B), hạt xanh(b), vỏ trơn (D), vỏ nhăn(d). Mỗi gen nằm trên 1 NST và phân li độc lập, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho hai cây đậu Hà Lan dị hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, hạt vàng, vỏ trơn lai với nhau. Hãy xác định : a. Số loại và tỉ lệ kiểu gen? Số loại và tỉ lệ kiểu hình ở F1? b. Tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trội và một tính lặnở F1? Câu 3 (2,0 điểm): a. Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường . b. Một loài sinh vật có bộ NST kí hiệu như sau: AaBbDdEeXY. Loài này khi giảm phân có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử? Tương tự 1 loài sinh vật khác có bộ NST kí hiệu như sau: AaBbddEeXY. Loài này khi giảm phân có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử? ( Biết rằng giảm phân diễn ra bình thường, không có trao đổi đoạn) Câu 4 (1,0 điểm) Nêu nội dung cơ bản phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen ? Câu 5 (1,0 điểm) Có 2 tế bào của một cơ thể ruồi giấm tiến hành nguyên phân liên tiếp 6 lần. 25% số tế bào con tiếp tục giảm phân đã tạo ra được 128 giao tử. Hãy xác định: Số NST mà môi trường cung cấp cho nguyên phân. Số NST mà môi trường cung cấp cho giảm phân. Giới tính của cơ thể. Câu 6 (1,5 điểm): Bộ NST của loài được kí hiệu như sau: A đồng dạng với a, B đồng dạng với b, D đồng dạng với d. Hãy viết bộ NST ở các kì của giảm phân: Kì giữa I, cuối I, giữa II, cuối II? Câu 7 (2,0 điểm): Từ một phép lai giữa 2 cây người ta thu được: - 451 cây thân cao, quả đỏ. - 449 cây thân cao, quả vàng. - 453 cây thân thấp, quả đỏ. - 447 cây thân thấp , quả vàng. Biết mỗi gen qui định 1TT và DTĐL, thân cao quả đỏ trội hoàn toàn so thân thấp quả vàng. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai để tìm KG, KH của P. Họ và tên thí sinh:.........................................................Số báo danh:................. Chữ kí của giám thị 1:........................... Chữ kí của giám thị 2:......................... PHÒNG GD VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LỘC ------------- Trường THCS Nhật Tân HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN SINH HỌC 9 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Câu Đáp án Điểm 1 (1,0 đ) * Nội dung qui luật : - Qui luật phân ly: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về một giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng của P. - Qui luật phân ly độc lập: Các cặp nhân tố di truyền(cặp gen) đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. * Khác nhau: Qui luật phân ly Qui luật phân ly độc lập - Phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng. - F1 dị hợp một cặp gen tạo ra hai loại giao tử. - Phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng. - F1 dị hợp haicặp gen tạo ra bốn loại giao tử. - có 4 tổ hợp, 3 kiểu gen, 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3: 1 - F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp. - F2 có 16 tổ hợp, 9 kiểu gen, 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 9:3: 3: 1 - F2 xuất hiện biến dị tổ hợp. 0,25 0,25 0,25 0,25 2 (1,5 đ) a. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 : - Kiểu gen của P : AaBbDd x AaBbDd (Thân cao, hạt vàng, vỏ trơn) (Thân cao, hạt vàng, vỏ trơn) - Số loại kiểu gen ở F1 = 3n = 33 = 27 loại - Tỉ lệ kiểu gen ở F1 = (1 : 2 : 1)n = (1 : 2 : 1)3 - Số loại kiểu hình ở F1 = 2n = 23 = 8 loại - Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 = (3 : 1)n = (3 : 1)3 b. Tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trội và một tính lặn ở F1? [(3/4)2 . (1/4)]. n = [(3/4)2 . (1/4)] . 3 = 9/16 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 3 (1,5 đ) a. Điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính NST thường NST giới tính - Thường tồn tại nhiều cặp trong TB lưỡng bội. - Luôn tồn tại thành cặp tương đồng. - Chỉ mang gen quy định các tính trạng thường của cơ thể. - Cá thể đực và cái mang các cặp NST tương đồng giống nhau về hình dạng và kích thước. - Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội. - Tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY) hoặc có 1 chiếc (XO) - Chủ yếu mang gen quy định giới tính của cơ thể. - Cá thể đực và cái mang cặp NST giới tính khác nhau về hình dạng và kích thước. b. Số loại giao tử được tạo ra từ cơ thể sinh vật có bộ NST kí hiệu là AaBbDdEeXY = 2n =25 = 32 loại . - Số loại giao tử được tạo ra từ cơ thể sinh vật có bộ NST kí hiệu là AaBbddEeXY = 2n =24 = 16 loại . 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 4 (1,0 đ) Nội dung cơ bản phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen: - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. - Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng. 0,5 0,5 5 (2,0 đ) a. Số NST mà môi trường cung cấp cho nguyên phân: 2 . 8 . ( 26 – 1) = 1008 NST b. – Số tế bào giảm phân: 25% x 2 x 26 = 32 tế bào - Số NST mà môi trường cung cấp cho giảm phân: 32 . 8 = 256 (NST) c. theo câu b số tế bào giảm phân là 32, số giao tử được sinh ra là 128. Có 32 tế bào giảm phân tạo ra 128 giao tử à Giới tính đực. 0,5 0,5 0,5 0,5 6 (1,5 đ) Bộ NST Ở các kì của giảm phân là: - Kì giữa I: Có 4 kiểu sắp xếp trên mặt phẳng xích đạo + Kiểu 1: AABBDD và aabbdd + Kiểu 2: AAbbDD và aa BBdd + Kiểu 3: AABBdd và aabbDD + Kiểu 4: AAbbdd và aaBBDD - Kì cuối I: Có 8 kiểu tế bào mỗi tế bào chứa bộ NST đơn bội ở trạng thái kép là: AABBDD , aabbdd , AAbbDD , aaBBdd, AABBdd , aabbDD AAbbdd , aaBBDD - Kìgiữa II: Bộ NST giống kì cuối I các NST ở trạng thái kép và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng thoi phân bào. Có 8 kiểu sắp xếp trên mặt phẳng xích đạo . AABBDD , aabbdd , AAbbDD , aaBBdd, AABBdd , aabbDD AAbbdd , aaBBDD. - Kì cuối II: Tạo ra 8 loại tế bào mỗi tế bào chứa bộ NST đơn bội ở trạng thái đơn và khác nhau về nguồn gốc NST ( Mỗi loại gồm 2 tế bào còn gọi 2 giao tử) ABD AbD ABd Abd abd aBd abD aBD 0,5 0,25 0,25 0,5 7 (2,0 đ) - Theo đề bài cho biết thân cao, quả đỏ là TT trội => thân thấp, quả vàng là TT lặn Qui ước: A- Thân cao, a - Thân thấp B - Quả đỏ , b - Quả vàng - Xét sự di truyền từng cặp TT: + Cao/thấp = (451 + 449) : (453 + 447) 1 : 1 => Đây là kết quả phép lai phân tích => kiểu gen của P :Aa x aa + Đỏ/vàng = (451 + 453) : (449 + 447) 1 : 1. => Đây là kết quả phép lai phân tích => kiểu gen của P : Bb x bb - Tổ hợp 2 cặp TT ta có kiểu gen và kiểu hình của P xảy ra 2 trường hợp sau: TH 1: P: AaBb (Cao,đỏ) x aabb (Thấp,vàng) GP: AB, Ab, aB, ab ; ab F1: Tỉ lệ KG: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1 aabb Tỉ lệ KH: 1 Cao,đỏ: 1 cao,vàng : 1 thấp, đỏ: 1 thấp, vàng. TH 2: P: Aabb (Cao,vàng) x aaBb (Thấp,đỏ) GP: Ab, ab ; aB,ab F1: Tỉ lệ KG: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1 aabb Tỉ lệ KH: 1 Cao,đỏ: 1 cao,vàng : 1 thấp, đỏ: 1 thấp, vàng. 0,25 0,5 0,5 0,5 0,25
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_20.doc