Đề cương ôn thi học kỳ II – Môn Sinh học – Khối lớp 9

1.Môi trường là gì ? Có những loại môi trường nào?

 * Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật.

 * Có 4 loại môi trường chính là: Môi trường nước ; môi trường trong đất; môi trường trên mặt đất- không khí ( MT trên cạn ).

 

2.Nhân tố sinh thái là gì? Có những nhóm nhân tố sinh thái nào?

 * Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.

 * Có 2 nhóm nhân tố sinh thái là: nhân tố vô sinh ( đất, nước, gió, ánh sáng ) và nhân tố sinh thái hữu sinh ( thực vật, động vật, con người, vi sinh vật )

 

3.Giới hạn sinh thái là gì ?

 * Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định, nằm ngoài giới hạn này sinh vật sẽ yếu dần rồi chết.

 

4.Anh sáng có ảnh hưởng thế nào lên thực vật và động vật?

 *Anh sáng có ảnh hưởng đến hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật. Có 2 nhóm là cây ưa sáng ( phi lao, thông, bạch đàn, lúa, ngô ) và cây ưa bóng ( phong lan, trầu bà, lá lốt, vạn niên thanh)

 * Anh sáng giúp động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển, ngoài ra còn ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh sản và hoạt động của chúng. Có 2 nhóm là động vật ưa sáng ( hoạt động vào ban ngày ) và động vật ưa tối ( hoạt động trong đêm hoặc sống trong hang , trong đất, dưới đáy biển ).

 

5.Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ lên thực vật và động vật.

 * Đa số sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ O0C – 500C .

 * Nhiệt độ có ảnh hưởng đến hình thái và sinh lí của thực vật.

 - VD: + ở vùng nhiệt đới: bề mặt lá có tầng cutin dày.

 + ở vùng ôn đới : chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ có lớp bần dày.

 * Nhiệt độ ảnh hưởng lên hình thái, sinh lí và tập tính sống của động vật.

 - VD: + Lông thú miền lạnh dài và dày hơn thú miền nhiệt đới.

 + Cá chép chỉ đẻ khi nhiệt độ nước trên 150C

 + Gấu ngủ đông, ốc sên ngủ hè.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kỳ II – Môn Sinh học – Khối lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
utin dày.
	 + ở vùng ôn đới : chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ có lớp bần dày.
	* Nhiệt độ ảnh hưởng lên hình thái, sinh lí và tập tính sống của động vật.
	- VD: + Lông thú miền lạnh dài và dày hơn thú miền nhiệt đới.
	 + Cá chép chỉ đẻ khi nhiệt độ nước trên 150C 
	 + Gấu ngủ đông, ốc sên ngủ hè.
6.Thế nào là sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt?
	* Sinh vật hằng nhiệt: có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
	( VD: chim , thú, người )
	* Sinh vật biến nhiệt : có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
	( VD: vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát)
7.Quần thể sinh vật là gì ? Hãy kể tên các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.
	* Quần thể sinh vật là một tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định , có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
	* Các đặc trưng của một quần thể là: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ cá thể
8.Quần xã sinh vật là gì ? Các dấu hiệu điển hình của một quần xã là gì?
	* Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định có quan hệ gắn bó với nhau.
	* Quần xã có các đặc điểm về số lượng loài ( độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp ) và thành phần loài ( loài ưu thế, loài đặc trưng ).
9.Thế nào là cân bằng sinh học?
	* Cân bằng sinh học là hiện tượng số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
10.Thế nào là một hệ sinh thái? Kể tên 3 hệ sinh thái mà em biết?
	* Hệ sinh thái bào gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã ( sinh cảnh)
	* Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm có:
	+ Thành phần vô sinh : đất , đá, thảm mục
	+ Thành phần hữu sinh : sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
	* VD: hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái hoang mạc.
11. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là gì? Điều đó gây ra những hậu quả xấu nào ?
* Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật, gây ra các hậu quả xấu như : làm mất nhiều loài sinh vật, mất nơi ở của sinh vật, xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lụt lội,lũ quét
12. Ô nhiễm môi trường là gì?
	* Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn và bị thay đổi các tính chất vật lý, hóa học, sinh học, dẫn tới việc gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.
	* Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người, ngoài ra do một số hoạt động tự nhiên ( núi lửa phun , lũ lụt ) 
13.Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã. Nêu các biện pháp để bảo vệ thiên nhiên ?
	* Ý NGHĨA : Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.Đó là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm môi trường.
	* BIỆN PHÁP:
	+ Bảo vệ tài nguyên sinh vật: bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc các vườn quốc gia, trồng cây gây rừng, không săn bắn bừa bãi, ứng dụng cong nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm
	+ Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa: phủ xanh đồi trọc đất trống , tăng cường làm thủy lợi, bón phân hợp lí và vệ sinh cho cây trồng, luân canh và xen canh, chọn giống vật nuôi cây trồng thích hợp có năng suất cao
14. Vì sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng ? Nêu các biện pháp bảo vệ?
	* Phải bảo vệ hệ sinh thái rừng là vì rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật, rừng còn có vai trò điều hòa khí hậu, giữ nước, hạn chế lũ lụt, hạn hán và xói mòn
	* Biện pháp: khai thác rừng hợp lí, trồng rừng, xây dựng vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên , phòng chống cháy rừng, vận động đồng bào dân tộc định canh định cư, hạn chế gia tăng dân số, tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục bảo vệ rừng.
15. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm - Hậu quả và các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?
TÁC NHÂN
HẬU QUẢ
BIỆN PHÁP
1) Do khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt 
( như CO, CO2 , SO2 , NO2 ) và bụi bặm từ việc đốt cháy gỗ, than đá, dầu mỏ, khí đốt.
* Gây bệnh đường hô hấp.
* thủng tầng ôzon
* gây hiệu ứng nhà kính
+ Trồng và bảo vệ rừng
+ Kế hoạch hóa dân số.
+ Hạn chế sử dụng các nguyên liệu gây ô nhiễm , tăng cường sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
+ Cải tiến công nghệ sản xuất ít gây ô nhiễm.
2) Do hóa chất bảo vệ thực vật ( thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ ) và chất độc hóa học
 ( chất độc màu da cam )
* Gây ô nhiễm đất, ảnh hưởng toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
+ Hạn chế sử dụng phân hóa học , thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
+ Tăng cường sử dụng các biện pháp sinh học ( bón phân hữu cơ, dùng sinh vật có lợi tiêu diệt sinh vật cóhại )
3) Do các chất phóng xạ
* Gây đột biến ở người và sinh vật ( gây ung thư và 1 số bệnh di truyền ) 
+ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh.
+ Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống.
4) Do chất thải rắn ( cao su , nhựa, thủy tinh, túi nilon ) 
* Gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước.
+ Xây dựng nhà máy xử lí rác.
+ Giáo dục mọi người ý thức về ô nhiễm và cách phòng chống.
5) Do sinh vật gây bệnh.
* Gây bệnh cho người và các sinh vật khác.
+ Thu gom và xử lí đúng cách các chất thải sinh hoạt và rác từ bệnh viện.
16.Hãy nêu một số quy định cụ thể của Luật Bảo vệ môi trường.
Nội dung
Luật Bảo vệ môi trường quy định
Khai thác rừng
Cấm khai thác rừng bừa bãi, không được khai thác rừng đầu nguồn
Săn bắt động vật hoang dã
Nghiêm cấm
Đổ chất thải công nghiệp, rác sinh hoạt
+Phải quy hoạch bãi rác thải.
+Nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường.
+Cấm nhập khẩu chất thải vào Việt Nam
Sử dụng đất
Có quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch cải tạo đất.
Sử dụng các chất độc hại ( chất phóng xạ), chất hóa học.
+ Có biện pháp sử dụng an toàn theo quy định.
+ Xử lý chất thải bằng công nghệ thích ứng.
Khi vi phạm các điều cấm của LBVMT, gây sự cố môi trường.
+ Bị xử phạt ( phạt tiền, phạt tù )
+ Phải chi phí đền bù cho việc gây ra sự cố môi trường.
------------ hết ----------------
BÀI TẬP VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ NHÂN TỐ SINH THÁI
1/ Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, không khí, nhiệt độ, ánh sáng, rắn hổ mang, độ ẩm không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, áp suất không khí , cây cỏ , thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.
2/ Lạc đà sống ở hoang mạc, chịu tác động của các nhân tố sau: nhiệt độ, cây thấp, cây bụi, nhiệt độ, lượng mưa , xương rồng, chim chạy, linh dương, sư tử, lượng gió, gặm nhấm, gió thổi. Hãy xếp các nhân tố này vào nhóm nhân tố sinh thái tương ứng .
 BÀI LÀM :
BÀI
NHÂN TỐ SINH THÁI VÔ SINH
NHÂN TỐ SINH THÁI HỮU SINH
BÀI 1
BÀI 2
3/ Hãy xếp các cặp ý tương ứng về môi trường sống của sinh vật :
Sinh vật
Môi trường sống
chim bồ câu
thỏ
sâu 
sán lãi
a) lá và thân cây
b) không khí
c) sinh vật
d) đất
	TL : 1 .. 2.. 34
BÀI TẬP VỀ GIỚI HẠN SINH THÁI
1) Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ O0C đến 90 0C , có nghĩa là:
	a) giới hạn dưới là 900C , giới hạn trên là 00C .
	b) giới hạn dưới là 00C , giới hạn trên là 90 0C .
	c) ở nhiệt độ – 50C và 950C vi khuẩn sẽ yếu dần và chết.
	d) cả 2 câu b và c đều đúng.
2 ) Hãy vẽ đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sinh vật.
 a) Ở loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 00C à 560C , phát triển tốt nhất ở 320C.
 b) Giới hạn nhiệt độ của loài chuột Cát đài nguyên từ – 500C đến 300C , điểm cực thuận là 100C.
 c) Loài gà gô trắng chỉ phát triển trong giới hạn từ – 400C đến 600C, điểm cực thuận là200C 
 d) Loài cá chép ở VN có giới hạn về nhiệt độ là từ 20C à 440C, điểm cực thuận là 280C
	 BÀI LÀM :
3/ Đánh dấu X vào ô Đ nếu cho là đúng , vào ô S nếu cho là sai .
Stt
Các tập hợp sau đây là quần thể sinh vật
Đ
S
1
Tập hợp các cá thể nai, sóc, thỏ sống trong rừng mưa nhiệt đới
2
Tập hợp các cá thể cá lóc, cá bống, cá bảy màu cùng sống trong ao
3
Rừng cây thông ở Đà Lạt
4
Các cá thể ngựa vằn được nuôi trong sở thú
5
Tập hợp các cá thể voi sống trong rừng rậm châu Phi
6
Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo, lợn rừng sống trong rừng
7
Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.
BÀI TẬP VỀ CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC ĂN
BÀI 1 : cho 1 lứơi thức ăn sau đây :
viết các chuỗi thức ăn hơ

File đính kèm:

  • docONTHI HKII.doc