Đề thi chọn học sinh giỏi vòng huyện năm học 2010 – 2011 môn: Lịch sử lớp 9

Câu 1: Trình bày những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương. Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất? vì sao? (5 điểm).

Câu 2: Phong trào Đông Du (1905-1909), nêu ý nghĩa của phong trào? (3,5 điểm)

Câu 3: Kể và điền vào lược đồ tên các nước Đông Nam Á. (3,5 điểm)

 

doc4 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi vòng huyện năm học 2010 – 2011 môn: Lịch sử lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
 HUYỆN GIỒNG RIỀNG VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2010 – 2011
 = = = 0o0 = = = Môn: Lịch sử - lớp 9 , thời gian: 150 phút
 (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Trình bày những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương. Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất? vì sao? (5 điểm).
Câu 2: Phong trào Đông Du (1905-1909), nêu ý nghĩa của phong trào? (3,5 điểm)
Câu 3: Kể và điền vào lược đồ tên các nước Đông Nam Á. (3,5 điểm)
Câu 4: Nêu hoàn cảnh thành lập, nội dung “Tuyên bố Băng – Cốc” và “Hiệp ước Ba – Li” của tổ chức ASEAN? (3,5 điểm)
Câu 5: Trình bày những nguyên nhân có tính chất quyết định và nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển thần kỳ của Kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỷ 20. Từ đó, em có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. (4,5 điểm).
---HẾT---
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN LỊCH SỬ 9
Câu 1: Trình bày những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương. Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất? vì sao? (5 điểm). 
Trả lời: 
	- Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887).
	+ Địa bàn thuộc ba làng Mậu Thịnh, Thương Thọ, Mĩ Khê (huyện Nga Sơn – Thanh Hóa. Lãnh đạo là Phạm Bành và Đinh Công Tráng. (0,5 đ)
	+ Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt từ tháng 12 năm 1886 đến tháng 1 năm 1887, nghĩa quân đẩu lui nhiều cuộc tấn công của quân Pháp. (0,5 đ)
	+ Cuối cùng nghĩa quân rút lên Mã Cao, tiếp tục chiến đấu thêm 1 thời gian rối tan rã. (0,25 đ)
	- Khởi nghĩa bãi sậy: 1883- 1892
	+ Địa bàn thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu (Hưng Yên) và Kinh Môn (Hải Dương) sau đó phát triển ra các tỉnh xung quanh như Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định,  Lãnh đạo khởi nghĩa là Nguyễn Thiện Thuật. (0,75 đ)
	+ Trong những năm 1885-1889, nhiều trận đánh ác liệt xảy ra giữa nghĩa quân và quân Pháp. (0,25 đ)
	+ Sau trận chống càn, lực lượng nghĩa quân suy giảm và bị bao vây. Đến cuối năm 1889, nghĩa quân dần dần tan rã. (0,5 đ)
	- Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896).
	+ Địa bàn huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tỉnh) sau đó lang rộng ra nhiều tỉnh khác. Lãnh đạo là Phan Đình Phùng và Cao Thắng. (0,5 đ)
	+ Từ 1885-1889, nghĩa quân xây dựng lực lượng, luỵện tập quân đội, rèn đúc vũ khí. (0,5 đ)
	+ Từ năm 1889-1895, khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Sau khi Phan Đình Phùng hy sinh cuộc khởi nghĩa dần dân tan rã. (0,5 đ)
	- Khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất vì: Có quy mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bĩ. (0,75 đ)
Câu 2: Phong trào Đông Du (1905-1909), nêu ý nghĩa của phong trào? (3,5 điểm).
	- Những nét chính về các hoạt động phong trào Đông Du: 
	+ Năm 1904, Duy Tân Hội được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu. Hội chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp, khôi phục độc lập. (0,75 đ)
	+ Năm 1905-1908, Hội phát động phong trào Đông Du, đưa được khoảng 200 học sinh Việt Nam sang Nhật học tập nhằn đào tạo nhân tài để xây dựng lực lượng chống pháp. (0,75 đ)
	+ Tháng 9 năm 1908, thực dân Pháp câu kết với Chính phủ Nhật Bản trục xuất những người Việt Nam ra khổi đất Nhật. (0,75 đ)
	+ Tháng 3 năm 1909 phong trào Đông Du tan rã. Hội Duy Tân ngừng hoạt động. (0,75đ)
	- Ý nghĩa: Cách mạng Việt Nam bắt đầu hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại. (0,5 đ)
Câu 3: Kể và điền vào lược đồ tên các nước Đông Nam Á. (3,5 điểm)
	- Kể tên các nước Đông Nam Á: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaisia, Singapo, Brunay, Indonesia, Đôngtimo và Philippin (1,5đ)
	- Điền đúng tên: (2,0đ).
Câu 4: Nêu hoàn cảnh thành lập, nội dung “Tuyên bố Băng – Cốc” và “Hiệp ước Ba – Li” của tổ chức ASEAN? (3,5 điểm).
	- Hoàn cảnh thành lập: 
	+ Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. (0,75 đ)
	+ Ngày 08/8/1967, hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc Thái Lan gồm 05 nước: Indonesia, Mailasia, Philippin, Thái Lan và Singapo. (1,0đ)
	- Nội dung của “Tuyên bố Băng Cốc”: Xác định mục tiêu của ASEAN là tiến hành sự hợp tác kinh tế và văn hóa giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. (0,75 đ)
	- Nội dung “Hiệp ước Ba-Li”: xác định những nguyên tác cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên: cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoìa bình, hợp tác phát triển có kết quả. (1,0đ).
Câu 5: Trình bày những nguyên nhân có tính chất quyết định và nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển thần kỳ của Kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỷ 20. Từ đó, em có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. (4,5 điểm).
	a. Nguyên nhân: 
	- Điều kiện quốc tế thuận lợi: Sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam. 
(0,5đ)
	- Yếu tố có ý nghĩa quyết định là những điều kiện sẳn có trong nước:
	+ Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên. (0,25đ)
	+ Sự quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, Công ty. (0,25đ)
	+ Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển của Chính phủ Nhật Bản. 
(0,25đ)
	- Truyền thống văn hóa lâu đời của Người Nhật – sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẩn giữ được bản sắc dân tộc. (0,5đ)
	b. Những thành tựu kinh tế tiêu biểu:
	- Từ năm 1951 trở đi, nền kinh tế Nhật tăng trưởng một cách “thần kỳ” vượt các nước Tây Âu, đứng thứ 2 thế giới tư bản. (0,25đ)
	- Tổng sản phẩm quốc dân 1950 đạt 20 tỷ USD đến năm 1968 đạt 183 tỷ USD. Năm 1990 thu nhập bình quân đầu người đạt 23796 USD vượt Mỹ, đứng thứ 2 thế giới sau Thụy Sĩ. (0,5đ)
	- Về Công nghiệp tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm từ 1950-1960 là 15% từ 1961-1970 là 13,5%. (0,5đ)
	- Về Nông nghiệp những năm 1967-1969 đã cung cấp được 80% nhu cầu lương thực trong nước. (0,25đ)
	- Từ những năm 70 của thế kỷ 20 Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới cùng với Mỹ và Tây Âu. (0,5đ)
	- Bài học kinh nghiệm: Rút ra từ những yếu tố trong nước của Nhật. (0,75đ)

File đính kèm:

  • docDe thi hsg su 9.doc