Đề thi học sinh giỏi huyện năm học: 2008 - 2009 môn: Lịch sử lớp 9

Câu 1( 0,5 đ)

Hãy sắp xếp các triều đại phong kiến Trung Quốc sang cai trị nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc :

Tần; Triệu; Hán; Đường; Ngô; Nam Hán; Lương.

Câu 2 : (0,5 đ)

Hãy nêu ngắn gọn tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh?

Câu 3( 3 đ):

Chứng minh nhận định sau “ Từ 1858 đến 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược”

Câu 4( 1đ):

Đánh giá vai trò của Liên Xô đối với sự nghiệp đấu tranh vì Hoà bình, Độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội?

Câu 5( 1đ):

Nêu những đặc điểm chung của các nước XHCN?

Câu 6 (1đ):

Bằng những kiến thức lịch sử đã học, hãy cho biết: Chủ nghĩa tư bản hiện đại sau CTTG II đến nay mang những đặc điểm cơ bản nào?

Câu 7( 3đ):

Trình bày những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ và phong trào công nhân ở Việt Nam trong những năm 1919- 1925?

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi huyện năm học: 2008 - 2009 môn: Lịch sử lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT
Trường THCS Tiên Động.
Đề Thi Học Sinh Giỏi Huyện năm học: 2008-2009
môn: lịch sử lớp 9
( Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian chép đề)
Câu 1( 0,5 đ) 
Hãy sắp xếp các triều đại phong kiến Trung Quốc sang cai trị nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc :
Tần; Triệu; Hán; Đường; Ngô; Nam Hán; Lương.
Câu 2 : (0,5 đ)
Hãy nêu ngắn gọn tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh? 
Câu 3( 3 đ): 
Chứng minh nhận định sau “ Từ 1858 đến 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược”
Câu 4( 1đ): 
Đánh giá vai trò của Liên Xô đối với sự nghiệp đấu tranh vì Hoà bình, Độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội?
Câu 5( 1đ): 
Nêu những đặc điểm chung của các nước XHCN?
Câu 6 (1đ): 
Bằng những kiến thức lịch sử đã học, hãy cho biết: Chủ nghĩa tư bản hiện đại sau CTTG II đến nay mang những đặc điểm cơ bản nào?
Câu 7( 3đ): 
Trình bày những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ và phong trào công nhân ở Việt Nam trong những năm 1919- 1925? 
Hướng dẫn chấm đề thi học sinh giỏi môn lịch sử
năm học: 2008-2009
Câu 1( 0,5đ) 
Thứ tự trả lời đúng như sau:
Tần- Triệu- Hán- Ngô- Lương- Đường- Nam Hán
Câu 2( 0,5đ)
Năm 1416 Nguyễn Trãi đã rời Đông Quan vào Lam Sơn theo Lê Lợi và dâng Lê Lợi tập Bình Ngô sách, trình bày quan điểm chiến thuật chống giặc Minh và tư tưởng nổi bật là phương châm "Đánh vào lòng người" chứ "không nói đến việc đánh thành". Nó đã trở thành tư tưởng chỉ đạo toàn bộ quá trình tổ chức và tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nghĩa quân Lam Sơn. 
"Lấy chí nhân thay cường bạo
 Đem đại nghĩa thắng hung tàn"
Câu 3( 3đ)
Từ khi thực dân Pháp xâm lược(1858) thì triều đình phong kiến Nguyễn vì quyền lợi của giai cấp mà đã hèn nhát từng bước đầu hàng quân xâm lược, điều đó được thể hiện qua các hiệp ước mà triều Nguyễn đã kí với Thực dân Pháp. (0,25đ)
Ngày 5-6-1862 triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất nhượng cho chúng nhiều quyền lợi , trong đó là việc cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định , Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn thuộc quyền cai quản của Pháp. (0,5đ)
Ngày 15-3-1874 Triều Huế lại kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất, triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam kì hoàn toàn thuộc Pháp. ( 0,5đ)
 Ngày 25-8-1883 Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Quí Mùi (còn gọi là Hiệp ước Hác Măng) (0,25đ) 
Ngày 6-6-1884 kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế. (1đ)
Quá trình triều Nguyễn cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ nước ta chính là quá trình Triều Nguyễn từng bước đầu hàng quân xâm lược. (0,25đ)
 Như vậy, sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập không còn nữa, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến . (0,25đ)
Câu 4( 1đ)
 Trên cơ sở những thành tựu phát triển Kinh tế, Khoa học- Kĩ thuật của mình:
+ Liên Xô luôn quán triệt chính sách đối ngoại hoà bình, giúp đỡ các nước XHCN anh em cả về vật chất và tinh thần. (0,25đ) 
+ Luôn luôn ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội, đặc biệt với các nước á- Phi và Mĩ la- tinh. (0,25đ)
+ Luôn đi đầu và đấu tranh không mệt mỏi cho nền hoà bình và an ninh thế giới, kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến, xâm lược của CNĐQ. (0,25đ)
+ Tóm lại: Từ sau CTTG II, Liên Xô là nước XHCN lớn nhất, hùng mạng nhất. Liên Xô đã là chỗ dựa cho cách mạng thế giới, là thành trì của hoà bình thế giới. (0,25đ)
Câu 5( 1đ)
Đặc điểm chung của các nước XHCN là:
+ Có cùng chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Đều đặt dưới sự lãnh đạo của các Đảng cộng sản.
+ Có cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lê nin.
Câu 6(1đ)
* Có 4 đặc điểm cơ bản sau:
- Có sự chuyển sang chủ nghĩa tư bản lũng đoạn Nhà nước ( Tức là sự dung hợp giữa các tập đoàn tư bản lũng đoạn với Nhà nước thành 1 thế lực thống nhất có quyền lực vô hạn, phục vụ tối đa lợi ích của tập đoàn tư bản lũng đoạn). (0,25đ)
- Có sự liên hợp quốc tế của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn Nhà nước hay còn gọi là “nhất thể hoá quốc tế”. (0,25)
 - Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật ở các nước tư bản phát triển đã dẫn đến những bước nhảy vọt về năng suất lao động và trình độ sản xuất xã hội, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của con người không ngừng được nâng cao. (0,25đ)
- ở các nước tư bản vẫn tiếp tục tồn tại những mâu thuẫn xã hội và tệ nạn xã hội mà chủ nghĩa tư bản không thể nào khắc phục được. (0,25đ)
Câu 7(3đ)
A- Phong trào dân tộc dân chủ công khai ở Việt Nam ( 1919-1925)
1- Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc:
 Vì bị tư bản Pháp chèn ép gay gắt, tư sản VN cũng cố vươn lên đấu tranh chống lại chúng . Họ đã gây được những phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá( 1919), đấu tranh chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam kì của tư bản Pháp (1923). (0,25đ)
Cùng với những hoạt động kinh tế, GCTS cũng dùng báo chí bênh vực quyền lợi của mình. Một số nhà tư sản lớn và địa chủ lớn ở Nam Kì đã tổ chức Đảng Lập Hiến để tập hợp lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng làm áp lực đối với Pháp. Nhưng khi được Pháp nhượng bộ cho một số quyền lợi thì lại thoả hiệp với chúng. (0,25đ)
2- Phong trào đấu tranh của tầng lớp tiểu tư sản:
Phong trào đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản phát triển rất mạnh. Họ đã biết tập hợp nhau lại trong nhiều tổ chức chính trị tiến bộ như: VN nghĩa đoàn, đảng Phục Việt, đảng Hưng Nam và tiêu biểu là tổ chức Thanh niên cao vọng đảng. (0,25đ)
Họ đã lập ra một số nhà xuất bản tiến bộ như: Cường học thư xã, Nam đồng thư xã  xuất bản nhiều một số báo chí có nội dung tiến bộ như: An nam trẻ, Người nhà quê, Chuông rè để tuyên truyền tư tưởng dân tộc dân chủ tiến bộ ở nước ta. (0,25đ)
Họ đã phát động được một số phong trào đấu tranh có quy mô rât lớn như phong trào đòi thả cụ Phan Bội Châu (11/1925) và để tang Phan Châu Trinh ( 3/1926) (0,25đ)
B- Phong trào công nhân Việt Nam ( 1919-1925)
Cùng với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, giai cấp công nhân Việt Nam cũng dần dần được hình thành và ngày càng lớn lên nhanh chóng . ở thời kì đầu, do số lượng còn ít, trình độ giác ngộ còn thấp, những cuộc đấu tranh của họ thường diễn ra lẻ tẻ, rời rạc mang nặng tính chất đấu tranh tự phát. (0,25đ)
Từ 1919 đến 1925 Công nhân VN tiến hành được 25 cuộc bãi công lớn nhỏ. Mở đầu là cuộc đấu tranh của công nhân các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì vào năm 1922. Năm 1924, nhiều cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, nhà máy rượu, nhà máy xay xát gạo đã diễn ra ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương. Tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân nhà máy sửa chữa tàu thuỷ Ba Son ở Sài Gòn (8/1925). (1đ)
Trong đấu tranh, họ đã biết sử dụng một hình thức đấu tranh mang đặc trưng của mình là bãi công. (0,25đ)
 Song GCCN vẫn chưa trở thành người lãnh đạo cách mạng được vì còn thiếu một lý luận cách mạng tiên tiến soi đường. Vì thế, PTCNVN từ 1919-1925 vẫn chưa vượt khỏi được hình thức đấu tranh tự phát. (0,25đ)

File đính kèm:

  • docde HSG.doc