Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Tiên Tiến (Có đáp án)

Câu 2 : (6 điểm)

Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Đồng chí ”của Chính Hữu là một bức tranh tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Em hiểu điều đó như thế nào? Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Tiên Tiến (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THANH HÀ
TRƯỜNG THCS TIỀN TIẾN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể giao đề)
Đề thi gồm 2câu, 01 trang
Số phách
(Do Trưởng phòng
GD&ĐT ghi)
Người ra đề
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xác nhận của Ban giám hiệu
(Ký tên, đóng dấu)
 Phần phách.
Số phách
(Do Trưởng phòng
GD&ĐT ghi)
Đề bài:
Câu 1: (4,0 điểm) 
 Trình bày suy nghĩ của em về câu danh ngôn: 
	“Hãy hướng về phía mặt trời bóng tối sẽ khuất sau lưng bạn”.
Câu 2 : (6 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Đồng chí ”của Chính Hữu là một bức tranh tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Em hiểu điều đó như thế nào? Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ.
--------------Hết------------
UBND HUYỆN THANH HÀ
TRƯỜNG THCS TIỀN TIẾN
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG HUYỆN LỚP 9
Môn: Ngữ Văn
Hướng dẫn chấm gồm 5 trang
Số phách
(Do Trưởng phòng
GD&ĐT ghi)
Người ra đề
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xác nhận của Ban giám hiệu
(Ký tên, đóng dấu)
 Phần phách.
Số phách
(Do Trưởng phòng
GD&ĐT ghi)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu1 
( 4 điểm) 
Trình bày suy nghĩ của em về câu danh ngôn: 
	“Hãy hướng về phía mặt trời bóng tối sẽ khuất sau lưng bạn”.
Yêu cầu về kĩ năng
- Học sinh biết làm một bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí, có bố cục mạch lạc, lo-gic, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận
- Diễn đạt trôi chảy, sáng rõ, linh hoạt, không mắc các lỗi về câu, dùng từ, chính tả.
Yêu cầu về kiến thức: 
Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận – trích dẫn câu danh ngôn.
0,25 điểm
* Thân bài:
1. Giải thích: 
- Mặt trời: tượng trưng cho sự sống, ánh sáng mang một vẻ đẹp rực rỡ, ấm áp, hạnh phúc. Hướng về phía mặt trời: hướng về sự sống tràn ngập niềm vui, ánh sáng, nơi tồn tại những điều tốt đẹp.
- Bóng tối sẽ ngả về sau lưng bạn: miêu tả một sự thật hiển nhiên rằng khi bạn hướng mình về phía ánh mặt trời thì bóng của bạn sẽ ngả về sau. Điều đó ngụ ý rằng, khi bạn suy nghĩ và hướng mính tới những điều tốt đẹp, thì những u ám, xấu xa, khó khăn hay thời kì tăm tối kia sẽ bị đẩy lùi, quên lãng và chìm vào quá khứ.
- Đây là lời khuyên mọi người nên có một thái độ sống tích cực, một cái nhìn lạc quan, niềm tin vào tương lai, biết hy vọng và tạo cho mình hy vọng.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
2. Luận bàn về câu nói:
Quan niệm trên hoàn toàn đúng đắn.
- Mỗi chúng ta luôn mong muốn cuộc sống tốt đẹp, trọn vẹn. Chúng ta có lý tưởng, có ước mơ, hoài bão... Thế nhưng cuộc sống không là một đường thẳng tắp. Trong cuộc đời mỗi người hẳn phải đi qua những khúc quẹo, những thăng trầm, khó khăn. 
- Tuy nhiên, nếu bạn đủ mạnh mẽ và dũng khí để "đi xuyên qua nó", bạn sẽ thấy cuộc sống luôn là một bữa tiệc dành riêng cho những người mạnh mẽ. Bạn đủ dũng khí để đối diện, đủ mạnh để đương đầu. Khi bạn suy nghĩ lạc quan hơn, tích cực hơn, bạn hướng mình về những điều tốt đẹp, bạn sẽ có được thành công trong cuộc sống.( Dẫn chứng minh họa)
- Khi hướng về những điều tốt đẹp, mỗi người có thêm động lực, niềm vui, niềm tin, sức mạnh để hoàn thành công việc. Những suy nghĩ ảm đạm, tiêu cực sẽ bị đẩy lùi ( Dẫn chứng minh họa)
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
3. Mở rộng, nâng cao vấn đề:
- Hướng về điều tốt đẹp không đồng nghĩa với việc nhìn vấn đề một cách hời hợt, dễ dãi, chỉ thấy thuận lợi mà không thấy hết những khó khăn. Nếu ta nhìn vấn đề một cách hời hợt, dễ dãi thì sẽ không đạt được kết quả mong muốn, cũng có thể dẫn đến thất bại.
- Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người ta dễ bị cuốn vào guồng quay vội vã, tất bật và việc bị áp lực đè nặng là không thể tránh khỏi. Vậy nên, thay vì lạc quan và tìm cách vượt qua, một số người vẫn chưa đủ sức để kiểm soát cảm xúc của chính mình. Họ sống những ngày dài trong trạng thái tiêu cực, luôn tự trách hay lo lắng hằng đêm, khiến cho cuộc sống chìm trong bầu không khí căng thẳng, u ám và tối tăm. Họ quên rằng khi "hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau". Vì thế, họ đánh mất đi những ngày hạnh phúc và cơ hội để vượt lên một tầm cao mới.
0,25 điểm
0, 5 điểm
4. Bài học nhận thức và hành động: 
- Nhận thức:
Câu danh ngôn là một hành trang cần thiết cho mỗi chúng ta, là một lời khuyên đúng đắn: phải luôn lạc quan và tin tưởng.
- Hành động:
Chúng ta cần suy nghĩ lạc quan hơn, sống tích cực và trân trọng từng giây phút được sống, nhất là tuổi trẻ. Mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình một "tinh thần thép", cố gắng vượt qua những giới hạn. Mỗi người đều cần có ước mơ, hoài bão, lý tưởng sống đúng đắn và kiên định theo đuổi, làm động lực để vượt qua gian nan, thử thách.
0,25 điểm
0, 5 điểm
KB:
 - khảng định lại vấn đề.
Liện hệ bản thân
0.25 điểm
 Câu 2: 6 điểm
1. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng:
 Học sinh có thể giải thích xong nhận định, sau đó phân tích bài thơ, so sánh đối chiếu,... để làm rõ: Bài thơ “Đồng chí ”của Chính Hữu là một bức tranh tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp . Kết cấu chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng mạch lạc; văn viết lưu loát, có hình ảnh và cảm xúc; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2 . Yêu cầu về nội dung:
 Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về lí luận văn học và những kiến thức thuộc phạm vi đề bài, học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ được các ý chính sau:
I-Mở bài:
 - Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”.
- Trích dẫn nhận định.
0.5 điểm
II. Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa lời nhận định:
- Lời nhận định trên đã đánh giá chính xác sự thành công của bài thơ “Đồng chí ”.
+ Bởi lẽ, nói tới bức tượng đài tráng lệ là nói tới hình ảnh của một người nào đó được khắc hoạ để bền vững với núi sông, trường tồn với thời gian. Còn nói tới sự tráng lệ là nói tới vẻ đẹp rực rỡ, lộng lẫy. 
- Như vậy, lời nhận định trên đã khẳng định rằng, nhà thơ chính Hữu đã xây dựng được hình ảnh người chiến sĩ hiện lên trong bài thơ với vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng. Hình tượng nghệ thuật ấy được xây dựng bằng ngôn từ sống mãi với thời gian, sống mãi trong tâm trí bạn đọc.
0, 5 điểm
(0,25 đ 
0,25 đ)
2. Chứng minh:
a. Trước hết người đọc cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng của người chiến sĩ là tình đồng chí xuất phát từ cở của sự hình thành tình đồng chí.
 	- Xuất thân nghèo khổ, đều là nông dân mặc áo lính: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá
 	- Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu
 	- Chia sẻ mọi khó khăn, gian lao cũng như buồn vui của cuộc đời người lính: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
 	- Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí (một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc).
1.25 điểm
(0, 5 đ 
0,25đ) (0,25 đ 
0,25 đ)
b. Vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng của người chiến sĩ còn được thể hiện ở tình đồng chí gắn bó với nhau trong cuộc sống gian lao:
 	- Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương gửi bạn, gian nhà không  lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.
 	- Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ, mà thơ hay (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay.
 	 - Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (tình đồng chí truyền hơi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao, bệnh tật).
1.5 điểm
(0, 5 đ 
0, 5 đ
0.5 đ)
 	c. Đặc biệt vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng của tình đồng chí còn được thể hiện thật lãng mạn, thơ mộng khi họ sát cánh bên nhau trong chiến hào chờ giặc
 	- Hiện thực khắc nghiệt, cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối.
 	- Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu, chủ động trong tư thế: chờ giặc.
 	- Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp: Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ, gợi ra ý nghĩa cao đẹp của cuộc chiến đấu,)
1.5 điểm
(0, 5 đ 
0, 5 đ
0.5 đ)
C- Kết bài :
 	- Khẳng định ý nghĩa lời nhận định....
- Đề tài dễ khô khan nhưng được Chính Hữu biểu hiện một cách cảm động, sâu lắng nhờ biết khai thác chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ thời kì kháng chiến cống Pháp viết về người lính.
 	- Viết về bộ đội mà không tiếng súng nhưng tình cảm của người lính, sự hi sinh của người lính vẫn cao cả, hào hùng...
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
----

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_ngu_van_lop_9_truong_thc.doc